Giá cà phê ngày 8/3

Giá cà phê hôm nay, tăng nhẹ tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện giá cà phê đang dao động trong khoảng 39.200 - 39.800 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.800 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.700 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.600 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 8/3: Mặt hàng cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu đi ngang

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 1 và tăng 32,6% so với tháng 2/2021.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.299 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở thị trường nội địa, tháng 2/2022, giá cà phê robusta nguyên liệu giữ ở mức cao. So với cuối tháng 1/2022, giá cà phê trong nước vẫn tăng mạnh.

Ngày 28/2, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng 1.200 đồng/kg so với ngày 28/1, lên mức cao nhất 41.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất 40.400 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng; tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông ở mức 40.900 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cà phê robusta của Việt Nam được xuất khẩu tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang các thị trường thành viên EU (Đức, Bỉ, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan), Anh, Nga, Mỹ, Philippines.

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Đức, Bỉ và Anh tăng trưởng ở mức cao.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt. Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 3 USD/tấn ở mức 2.035 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 1 USD/tấn ở mức 2.014 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giữ ở mức 224,25 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 0,1 cent/lb, ở mức 223,1 cent/lb. 2 sàn giao dịch dao động khá mạnh trong phiên, nhưng kết thúc vẫn ở mức giá không thay đổi nhiều so với khi mở cửa.

Giá hồ tiêu ngày 8/3

Hiện giá hồ tiêu đang dao động trong khoảng 78.500 - 81.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức mức 78.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 78.500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 81.000 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 8/3: Mặt hàng cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu đi ngang

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 02/2022 đạt 11 nghìn tấn, trị giá 51 triệu USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 31% về trị giá so với tháng 01/2022; So với tháng 02/2021 giảm 17,6% về lượng nhưng tăng 32,3% về trị giá.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của nước ta ước đạt 27 nghìn tấn, trị giá 125 triệu USD, giảm 11,2% về lượng, nhưng tăng 43,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 02/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.654 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 01/2022, nhưng tăng 60,6% so với tháng 02/2021.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.681 USD/ tấn, tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu, hiện nay, châu Âu là thị trường xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu của Brazil, nhưng một trong những vấn đề hạn chế xuất khẩu của nước này sang châu Âu là sự hiện diện của vi khuẩn salmonella trên hạt tiêu.

Do đó, trong năm 2022, các lô hàng tiêu đen từ Brazil xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận và kết quả phân tích chứng minh không có vi khuẩn salmonella.

Cuối tháng 2/2022, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng ở hầu hết các nước sản xuất lớn, ngoại trừ Việt Nam. Đối với hạt tiêu trắng, giá xuất khẩu ổn định ở Malaysia, nhưng giảm ở Indonesia và Việt Nam.

Cục Xuất Nhập khẩu dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng do sản lượng giảm và chi phí vận chuyển tăng cao, cho dù Việt Nam bước vào vụ thu hoạch rộ, giúp nguồn cung dồi dào

Hiện Việt Nam đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch chính hạt tiêu. Tại một số nơi ở tỉnh Đắk Nông đã cơ bản thu hoạch gần xong nên nguồn cung khá dồi dào. Tuy nhiên, giá bán tăng khá mạnh so với cuối tháng 01/2022, bất chấp việc các đại lý hạn chế mua vào.

Cuối tháng 2/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng mạnh. Ngày 28/2/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 500 – 1.500 đồng/kg so với ngày 28/01/2022. Trong đó, mức tăng cao nhất 1.500 đồng/kg ghi nhận ở tỉnh Đồng Nai, lên 82.000 đồng/kg; tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước tăng 1.000 đồng/ kg, lên mức 83.500 – 84.500 đồng/kg; tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tăng 500 đồng/kg, lên mức 82.500 đồng/kg; tại tỉnh Gia Lai, giá ổn định ở mức 81.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu trắng ở mức 121.000 đồng/kg, thấp hơn 1.000 đồng/kg so với đầu tháng 02/2022, nhưng tăng mạnh so với mức giá 72.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.