Giá cà phê ngày 22/12

Tại các vùng trồng trọng điểm giá cà phê ngày 22/12, có xu hướng tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Hiện giá cà phê đang dao động trong khoảng 40.500 - 41.300 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.200 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.200 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.100 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê nhích tăng
Giá cà phê nhích tăng

Việt Nam chưa thể đưa cà phê vụ mới sớm ra thị trường như đã dự kiến do thiếu hụt nhân công thu hái. Cơn bão số 9 vừa kết thúc, cơ quan khí tượng đã dự báo, trong 11 ngày cuối tháng 12/2021 dải thấp xích đạo có xu hướng hoạt động mạnh, có khả năng hình những nhiễu động trên khu vực phía nam Biển Đông và có thể ảnh hưởng tới thời tiết các tỉnh Nam Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Dự báo sẽ gây mưa trên diện rộng vào cuối tuần này khiến thu hoạch cà phê bị đình trệ.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đang gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu cà phê, bởi thị trường chính cho xuất khẩu cà phê Việt Nam là châu Âu (EU) hiện tại đang phải đương đầu với làn sóng dịch bệnh khiến sức mua giảm.

Theo các chuyên gia, sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam có những điểm yếu: Thiếu bền vững, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý; khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường tiêu thụ; người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt đối với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình…

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, tuy nhiên giá trị xuất khẩu cà phê chưa tương xứng với tiềm năng. Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, chúng ta cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, hướng tới xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 1 USD/tấn ở mức 2.423 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.3017 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 4,15 cent/lb, ở mức 228,25 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 4,1 cent/lb, ở mức 228,2 cent/lb.

Ngay trong đầu tuần, giá cà phê thế giới tiếp tục chịu áp lực từ sự hoành hành của biến chủng mới Omicron. Nhiều quốc gia đã có lệnh đóng cửa, hạn chế du lịch, hạn chế tụ họp, không cho hàng ăn - khu vui chơi mua sắm hoạt động... Ngoài ra, đợt thanh lý trên cả 2 sàn do khối lượng dư mua từ tuần trước đã tạm thời ổn định trở lại.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tiếp tục nâng ước tính về tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 lên 167,7 triệu bao, tăng so với mức 164,5 triệu bao của niên vụ 2019-2020. Chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong niên vụ 2020-2021 rút xuống còn gần 2 triệu bao.

Tuy nhiên, sự lạc quan về triển vọng tiêu thụ với việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 đang bị thay thế bởi lo ngại về sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, đặc biệt là ở châu Âu. Áo và Slovakia gần đây đã thông báo tái áp dụng biện pháp phong tỏa ít nhất là đến giữa tháng 12, mặc dù các hạn chế đang tiếp tục được nới lỏng ở một số nơi như New Zealand.

Trong báo cáo mới nhất về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống còn 5,9% so với mức 6% đưa ra hồi tháng 7 và giữ nguyên dự báo cho năm 2022 là 4,9%.

Giá hồ tiêu ngày 22/12

Trong phiên giao dịch sáng 22/12, giá hồ tiêu giảm 500 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên, giảm 1.000 đồng/kg tại Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện giá hồ tiêu đang dao động trong khoảng 77.500 - 80.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức mức 78.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 79.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 81.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 79.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu hôm nay giảm nhẹ. Ảnh minh họa
Giá hồ tiêu hôm nay giảm nhẹ. Ảnh minh họa

Theo Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 12/2021 Việt Nam xuất khẩu được 6.990 tấn, kim ngạch đạt 32,9 triệu USD. Lũy tiến từ đầu năm đến 15/12/2021, Việt Nam xuất khẩu được 252.881 tấn, kim ngạch đạt 899,7 triệu USD. Như vậy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam không tăng mạnh như nhiều dự báo, thậm chí còn thấp hơn tháng 11/2021. Xuất khẩu tiêu trong nửa đầu tháng 11/2021 đạt 8.248 tấn các loại.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (13/12 - 17/12) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm do sự suy yếu của đồng Rupee so với USD/tấn (17,13 INR/USD/tấn), giảm 1%. Như vậy hồ tiêu Ấn Độ có tuần giảm thứ 2 sau 3 tuần tăng liên tiếp trước đó. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 3%, xuống 6.696 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi cũng giảm tương ứng 3% xuống 6.959 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 9 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 4%, từ 5.336 USD/tấn lên 5.569 USD/tấn. Giá tiêu tại Sri Lanka đã tăng tới 32% trong hơn 2 tháng qua.

Tuần trước tại Việt Nam, tiêu trắng nội địa tăng nhẹ. Trong khi các loại khác ghi nhận

sự sụt giảm khi thị trường dường như không hoạt động. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 1%, từ 3.548 USD/tấn xuống 3.521 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 5.231 lên 5.292 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 2%, từ 4.270 xuống 4.190 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 6.480 xuống 6.400 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen Indonesia tiếp tục giảm trong tuần trước. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 3.754 USD/tấn xuống 3.730 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 6.430 xuống 6.379 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giảm 1%, từ 4.449 USD/tấn xuống 4.422 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 1%, từ 7.401 xuống 7.344 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu trắng của Malaysia ổn định trong tuần. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giữ ổn định 3.559 - 3.562 USD/tấn; tiêu trắng nội địa trong khoảng 6.120 - 6.125 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching tăng từ 7.440 lên 7.600 USD/tấn.