Giá cà phê hôm nay 06/12

Giá cà phê hôm nay 06/12 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên được thu mua với giá 40.500 – 41.100 đồng/kg, đi ngang với hôm qua 05/12.

Trong đó, cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 40.400 – 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại các huyện của tỉnh Gia Lai như Chư Sê, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông dao động từ 40.900 – 40.900 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê là 41.000 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao nhất 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu hôm nay 6/12: Giá cà phê được thu mua với giá 40.500 - 41.100 đồng/kg, giá hồ tiêu ổn định
Giá cà phê ngày 6/12 trong nước ổn định, được thu mua với giá 40.500 - 41.100 đồng/kg

Về giá cà phê thế giới, giá cà phê trên 2 sàn giảm nhẹ. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao tháng 01/2023 có phiên giao dịch cuối tuần đảo chiều giảm nhẹ, giảm 4 USD (-0.21%), giá đóng cửa ở mức 1,888 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn tháng 03/2023 tiếp tục duy trì sắc đỏ, giảm 3.15 cents (-1.90%), giá đóng cửa phiên cũ ở mức 162.60 cents/lbs.

Theo chuyên gia, tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn ICE London cũng ghi nhận mức thấp nhất từ 4 năm nay (tính tới hết ngày 30/11), đạt 85.260 tấn. Yếu tố này đã hỗ trợ kiềm hãm đà giảm của giá cà phê Robusta. Dự kiến trong ngắn hạn, giá Robusta có thể kiểm định lại vùng 1925-1935 trước khi tiến tới vùng giá cao hơn là 1950-1970. Ở chiều ngược lại, 1840 – 1850 đang là vùng hỗ trợ gần của giá Robusta.

Theo dự báo mới nhất của Viện Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Inmet), xu hướng mưa sẽ tiếp tục ở phần lớn vườn cà phê tại Brazil trong những ngày tới. Điều này khiến thị trường trở nên tích cực hơn với triển vọng nguồn cung trong niên vụ tới, bất chấp việc mưa đá lại xuất hiện tại Minas Gerais vào cuối tuần trước. Bên cạnh đó, đồng Real suy yếu, thúc đẩy lực bán từ phía nông dân Brazil, từ đó gây áp lực lên giá và góp phần vào lực giảm của giá Arabica.

Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 11, nước ta đã xuất khẩu 55,4 nghìn tấn cà phê tương đương với kim ngạch 134,4 triệu USD. Luỹ kế từ đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 1,48 triệu tấn cà phê trị giá 3,42 tỷ USD. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/11 năm nay đã tăng 12% về lượng và tăng tới 34% về giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/12

Giá tiêu hôm nay 6/12 tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện giá tiêu trong nước dao động quanh mốc 60.000 – 63.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 6/12 tại Gia Lai đang được các thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg. Tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 63.000 đồng/kg. Với mức giá này, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục duy trì mức cao nhất cả nước. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 61.000 đồng/kg. Tương tự, tại Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu ở mức 62.000 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu hôm nay 6/12: Giá cà phê được thu mua với giá 40.500 - 41.100 đồng/kg, giá hồ tiêu ổn định
Giá hồ tiêu ngày 6/12 tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang.

Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) duy trì ở mức 3.806 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này cũng đứng ở mức 5.995 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn; hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này đang ở mức 7.300 USD/tấn.

Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 duy trì ổn định ở mức 2.625 USD/tấn.

Còn tại thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giá tiêu đen loại 500g/l và 550g/l duy trì ở mức 3.150 và 3.250 USD/tấn. Còn giá tiêu trắng nước ta vẫn neo ở mức 4.600 USD/tấn.

Theo các doanh nghiệp, thách thức những tháng cuối năm 2022 với hồ tiêu còn rất nhiều. Trong đó phải nhắc đến việc tình hình dịch COVID-19 tại Trung Quốc còn phức tạp, khó đoán khiến xuất khẩu tiêu sang nước này có thể khó khăn hơn.

Còn ở trong nước, vốn vay khó khăn khiến giới đầu cơ thoát hàng, dòng vốn đổ về cà phê. Một lượng lớn vốn vẫn bị kẹt vào bất động sản, khi thời gian trước có thời điểm đầu cơ đua nhau bán hồ tiêu để ôm đất.

Một số chủ vựa thu mua lớn tại vùng sản xuất trọng điểm cho biết năm 2022 không phải là năm tốt cho người trữ hồ tiêu. Tín dụng bị thắt chặt, lãi suất ngân hàng tăng, ai ai cũng thiếu vốn nên chẳng thể kiên trì giữ hàng mua trữ. Nhiều chủ vựa phải bán lỗ hàng tồn kho để kinh doanh thứ khác và hệ quả cung trên thị trường càng nhiều. Về bên người mua và nhà nhập khẩu, tình hình cũng khó khăn không kém. Tại các nước tiêu thụ hồ tiêu lớn như Mỹ và châu Âu, người ta đang lo vốn thu mua bị hạn chế đáng kể.

Các chuyên gia dự báo, những người có tiền mặt sẽ làm chủ thị trường hồ tiêu mùa tới. Khi thị trường hồ tiêu không ai có thể cầm trịch thì chính nhà vườn sẽ nắm quyền quyết định. Quyền trong tay người bán đang có cơ hội về với nông dân hồ tiêu trong năm 2023 nhưng chỉ lo tâm lý kinh doanh bầy đàn, theo đám đông, khi bán thì bán xối xả, khi giữ thì giữ rịt hàng không chịu buông bớt… và đó cũng chính là lúc để các thành phần khác trên thị trường có điều kiện tìm cách giành lại quyền quan trọng ấy.

Ngoài ra nỗi lo xung quanh tình hình lạm phát cùng viễn cảnh kinh tế 2023 không mấy tươi sáng khiến ngành hàng hồ tiêu không có nhiều hy vọng khởi sắc tích cực.