Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trước khi thảo luận tại tổ nội dung này.
Theo báo cáo tóm tắt tờ trình của Chính phủ, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được trình ra Quốc hội lần này dự kiến bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố.
Dự án có chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mmvới tốc độ thiết kế 350 km/h. Đường sắt tốc độ cao, theo phương án Chính phủ trình sẽ vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Về công nghệ, đường sắt chạy trên ray, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán cho tàu khách, động lực tập trung cho tàu hàng; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia phát triển đang khai thác đường sắt tốc độ cao.
Theo phương án thiết kế sơ bộ, hướng tuyến của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu và lựa chọn ngắn nhất có thể, bảo đảm phù hợp với quy hoạch quốc gia.
"Dự án hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, đất quốc phòng; giảm khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh các khu vực đông dân cư", theo tờ trình của Chính phủ.
Về vị trí quy mô nhà ga, trên dọc tuyến cao tốc, dự kiến bố trí 23 ga hành khách, mỗi vị trí ga quy hoạch không gian phát triển từ 200 đến 500 ha. 5 ga hàng hóa có quy mô mỗi ga khoảng 24,5 ha.
Về phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, Chính phủ cho biết sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha; số dân tái định cư khoảng 120.836 người.
Dự án này sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).
Dự kiến nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm (từ năm 2025 đến năm 2037), bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD - tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023 và khoảng 1% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.
Về tiến độ thực hiện dự án, Chính phủ tính toán hoàn thành công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế vào năm 2025- 2026; khởi công dự án năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2035.
Đánh giá về hiệu quả, theo báo cáo của Chính phủ, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ góp phần tăng cường kết nối các cực tăng trưởng, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo tiền đề, động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...
Về giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT cho biết tư vấn xác định trên hai nguyên tắc là người dân có thể chi trả để tiếp cận dịch vụ đi lại bằng đường sắt cao tốc; đảm bảo tính hấp dẫn và cơ cấu thị phần vận tải.
Vé đường sắt cao tốc chia làm ba mức giá vé. Dự kiến với chặng Hà Nội - TP HCM vé hạng nhất 7,34 triệu đồng; vé hạng hai là 3,05 triệu đồng; vé hạng ba là 1,83 triệu đồng.
Về hiệu quả tài chính, tính toán sơ bộ cho thấy trong 4 năm đầu khai thác, Nhà nước cần hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, tương tự như hệ thống đường sắt quốc gia hiện nay. Số năm hoàn vốn khoảng 34 năm.
Trong báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về phạm vi, quy mô đầu tư và hướng tuyến.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ phương án kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông khác; kết nối liên thông với mạng lưới đường sắt trong khu vực và quốc tế, đồng thời làm rõ hướng tuyến theo nguyên tắc "thẳng nhất có thể", nhất là đoạn đi qua tỉnh Nam Định để bảo đảm hiệu quả dự án.
Cơ quan thẩm tra cho hay, tờ trình của Chính phủ không nêu rõ dự kiến mức vốn trong từng giai đoạn nhưng phụ lục kèm theo cho thấy tổng chi phí các năm 2026-2030 khoảng 733.000 tỷ đồng, bằng 25,5% tổng vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 và 49% tổng vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025. Như vậy, là không bảo đảm quy định của Luật Đầu tư công.
Ủy ban Kinh tế cho rằng cần báo cáo Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng về việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác với Luật Đầu tư công để bảo đảm căn cứ pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.
Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu kèm theo chưa thể hiện rõ về phân kỳ đầu tư, dự kiến số vốn cụ thể trong các giai đoạn. Đây là nội dung quan trọng cần có sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan liên quan để xây dựng phương án bố trí vốn bảo đảm tính khả thi.
Chính phủ tính toán sau năm 2035, khi dự án hoàn thành, chi phí vận hành và bảo trì hàng năm từ 2036 đến 2066 đều ở mức trên 25.000 tỷ đồng và chưa rõ phương án chi trả. Để có cơ sở Quốc hội xem xét quyết định, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Nhà nước sử dụng cho dự án.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị rà soát danh mục, số vốn cho các dự án ưu tiên đầu tư trong các giai đoạn tới và phương án ưu tiên bố trí vốn đối với các dự án, báo cáo Quốc hội quyết định đối với từng giai đoạn cho phù hợp.
Về an toàn nợ công, Chính phủ khẳng định cả 3 tiêu chí về mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép, nhưng Ủy ban Kinh tế chỉ ra 2 tiêu chí quan trọng là bội chi ngân sách Nhà nước bình quân và chi trả nợ trực tiếp dự kiến tăng ở mức khá cao.
Ủy ban Kinh tế ước tính bội chi ngân sách Nhà nước bình quân là 4,1% GDP, tăng trên 30% so với mức mục tiêu là 3%; chi trả nợ trực tiếp khoảng 33-34%, vượt mức giới hạn 25% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Vì vậy, cơ quan đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể về tác động của việc đầu tư dự án đến bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước trong trung hạn và dài hạn... để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, không gây áp lực trả nợ lên các giai đoạn sau.
Quốc hội sẽ thảo luận hội trường nội dung này vào ngày 20/11 và biểu quyết thông qua vào 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp 8.
Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam theo kịch bản đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu, tốc độ thiết kế 350km/h.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng từ ngày 6 - 7/12, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh mạnh tăng cường gây mưa cho một số tỉnh miền Bắc, trời chuyển rét.
Công an TP Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ ngày 25/01 - 02/02/2025 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
6/11 nhóm hàng có CPI tăng so với tháng trước. Đó là, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 1,12%, tác động làm CPI tăng 0,23%. Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,33%, tác động làm CPI tăng 0,02%.
Ngày 2/12 Audi Việt Nam cho biết, chương trình theo dõi chất lượng sản phẩm tại Audi toàn cầu đã phát hiện ra một số nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến nhiều mẫu xe ở thị trường trong nước.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, nghi gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người tại Vũng Tàu, bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Từ 1/1/2025, thành phố Huế với diện tích gần 5.000 km2 và dân số hơn 1,2 triệu người chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, Việt Nam sẽ có 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; Quy định mới về chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu; sửa đổi 4 Thông tư về phòng cháy, chữa cháy; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024
Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025.
Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8 chiều 30/11, Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Chính phủ được giao khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Người tham gia BHYT có thể đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT cấp ban đầu, cấp cơ bản trong toàn quốc. Trong một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... người bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein.
Dự thảo luật điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15. Tại Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập tới việc đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?