ABBank bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
Doanh nghiệpSau hơn 1 năm làm Quyền Tổng Giám đốc, ông Phạm Duy Hiếu chính thức được bổ nhiệm vào "ghế nóng" từ ngày 1/1/2025.
Trong 6 tháng đầu năm, Vinamilk – doanh nghiệp chiếm trên 60% thị phần sữa trong nước, báo cáo mức doanh thu Quý II/2021 đạt kỷ lục, mức 15.716 tỷ đồng. Dù vậy, biên lãi gộp lại ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm và gỉảm so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy dù ngành sữa thuộc ngành hàng thiết yếu nhưng vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch.
Lợi nhuận ròng của Vinamilk (Đơn vị: tỷ đồng) |
Theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất Quý II của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, tính riêng Quý II doanh thu thuần đạt 15.716 tỷ đồng, tăng 19,2% so với Q1/2021 và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất công ty đạt được theo quý.
Tuy nhiên, sau khi trừ chi phí vốn, lợi nhuận gộp quý 2 đạt 6.854 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước đó. Kết quả, trong Quý II, Vinamilk lãi trước thuế 3.494 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 7,2% xuống còn 2.862 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc chủ sở hữu của công ty đạt 2.835 tỷ đồng, giảm 7,7% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần Vinamilk đạt 28.906 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 5.411 tỷ đồng; lần lượt giảm 2,5% và 7,3% so với cùng kỳ năm trước. BCTC cho biết mức lãi trước thuế 6.648 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.459 tỷ đồng, giảm 6,9% so với nửa đầu năm 2020.
Trong đó, doanh thu bán hàng trong nước đạt 24.430 tỷ đồng, giảm 4%. Sự sụt giảm về lợi nhuận trong nước được giải thích là do mức tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào. Đơn cử, trong tháng 6, giá đường khoảng từ 16.000-17.400 đồng/kg tùy loại, tăng từ 23-28% so với cuối năm 2020.
Một giải thích khác là trong khi chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo giảm mạnh nhờ giảm được khoản chi phí khuyến mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng,… thì chi phí vận chuyển và lượng hàng tồn kho lại tăng lên. Mức chi phí tăng vọt trong bối cảnh dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sữa Việt nói chung và Vinamilk nói riêng.
Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Vinamilk. |
Mặc dù, thị trường nội địa đang “chững lại” nhưng thị phần xuất khẩu của Vinamilk lại cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu bán hàng ở các nước khác đạt 4.476 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận gộp từ mảng bán hàng nước ngoài đạt hơn 2.008 tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng lợi nhuận gộp trong kỳ. Thị trường Trung Đông tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, bên cạnh các thị trường đang dần phục hồi về nhu cầu tiêu dùng như Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc.
Theo đó, Vinamilk cho biết, với các sản phẩm như sữa đặc, sữa chua ăn, sữa đậu nành… nhận được số lượng đơn đặt hàng lớn từ các thị trường lớn ở nước ngoài. Đối với các chi nhánh nước ngoài, Vinamilk ghi nhận doanh thu thuần đạt 859 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vinamilk là thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều nhất. |
Tóm lại, mặc dù doanh thu của Vinamilk đạt mức cao kỷ lục trong Quý II/2021 nhưng mức lợi nhuận lại có dấu hiệu suy giảm, ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Điều đó cho thấy, dịch bệnh tiếp tục kéo dài trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng hơn đến chuỗi cung ứng của thị trường sữa.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, doanh thu nội địa của Vinamilk có thể phục hồi từ cuối Quý III khi chiến dịch tiêm vắc-xin toàn dân đang được triển khai rộng rãi và nhanh chóng. Ở thị phần xuất khẩu, ngoài thị trường hiện có, Vinamilk cũng tăng cường mở rộng khi thành lập liên doanh tại Philippines và xuất khẩu sữa hạt vào Trung Quốc. Trong tương lai khi thị trường sữa chững lại, doanh nghiệp sữa này có thể phát triển mảng kinh doanh bò thịt thông qua khoản đầu tư vào công ty con Vilico.
Như vậy, Vinamilk không chỉ duy trì được mức tăng trưởng dương cho đến cuối năm 2021, mà còn có thể giữ vững được vị thế dẫn đầu thị trường nội địa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế.
Kết quả từ Báo cáo “Dấu chân thương hiệu” năm 2021 (Brand Footprint) được công bố bởi Kantar WorldPanel, cho thấy Vinamilk hiện vẫn đang là thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất trong năm 2020, và cũng là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG năm thứ 4 liên tiếp. |
Sau hơn 1 năm làm Quyền Tổng Giám đốc, ông Phạm Duy Hiếu chính thức được bổ nhiệm vào "ghế nóng" từ ngày 1/1/2025.
Công ty Đầu tư và Thương mại TNG đã có hành vi bổ nhiệm Tổng giám đốc Nguyễn Đức Mạnh có quan hệ gia đình với người quản lý doanh nghiệp là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời, chưa đảm bảo điều kiện theo quy định.
Trong thông báo mới nhất, CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (mã: PXI) đã công bố quyết định của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã chứng khoán VNM) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc ngừng liên doanh tại Philippines theo giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 3/2/2021.
CTCP Tập đoàn Golden Gate (GoldenGate) đã điều chỉnh lại kế hoạch chi trả cổ tức 2023 cho cổ đông, từ mức 53% về 0%.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ tịch HĐQT vừa có báo cáo về tình hình thanh toán gốc lãi lô trái phiếu do BIDV là trái chủ.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố nghị quyết HĐQT số 28/2024/NQ-HĐQT-VINGROUP phê duyệt việc sử dụng tài sản của tập đoàn để bảo lãnh các nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp của Công ty CP Vinhomes (HoSE: VHM).
HĐQT Nam Long quyết định không tạm ứng cổ tức năm 2024 vào tháng 12 theo dự kiến. Bên cạnh đó, Đầu tư Nam Long đã hoàn tất mua lại trước hạn hai lô trái phiếu NLGH2229001 và NLGH2229002, với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: mã chứng khoán STK) vừa ra thông báo về kế hoạch phát hành cổ phiếu nhằm trả cổ tức. STK sẽ phát hành gần 14,5 triệu cổ phiếu mới, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, đem lại tổng giá trị phát hành 144,9 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo về kết quả chào mua công khai cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco, Mã chứng khoán SBB, sàn UPCoM).
Vietnam Airlines ước đạt doanh thu hợp nhất 114.741 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 23% so với năm trước. Đặc biệt, hãng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử và đánh dấu sự chấm dứt của 4 năm thua lỗ liên tiếp.
Nghị định số 167/2024/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về: Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước.
Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa phê duyệt phương án mua lại trái phiếu trước hạn với giá trị tối đa tính theo mệnh giá là 7.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) vừa thông báo 8/1/2024 tới là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 15%.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán VIB) vừa thông báo về việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính. Ông Long dự kiến mua thêm 12 triệu cổ phiếu VIB nhằm mục đích đầu tư tài sản giá trị.
Công ty cổ phần (CTCP) Quốc tế Holding bị xử phạt hành chính gần 378 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận, thực hiện nhiều giao dịch “chui”.
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) báo cáo đã thanh toán 200 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu của mã HAGLBOND16.26 vào ngày 26/12.
Hội đồng quản trị LPBS đã tiến hành họp và nhất trí miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Đức Quân Tùng và bổ nhiệm bà Vũ Ngọc Anh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Theo Nghị quyết ngày 25/12 của HĐQT, Tập đoàn Bamboo Capital dự kiến mua lại toàn bộ trái phiếu BCG122006 phát hành ngày 20/1/2022 có tổng giá trị 500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, tức đáo hạn vào 20/1/2027.
Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: mã chứng khoán VJC) công bố kế hoạch chào bán 20.000 trái phiếu 3 không gồm: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, tổng giá trị 2.000 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?