HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã chứng khoán KBC) vừa thông qua nghị quyết phát hành 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ. Cụ thể, Kinh Bắc sẽ phát hành cổ phiếu từ quý I đến quý III/2025, với số lượng dự kiến là 250 triệu cổ phiếu, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đó, KBC dự kiến chào bán với giá 80% giá đóng cửa bình quân của 30 phiên giao dịch liền trước ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) có công văn chấp thuận. Giá chào bán không được thấp hơn 16.200 đồng/cổ phiếu và sẽ được làm tròn tăng theo công thức đã được phê duyệt.
Kinh Bắc cho biết, số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được sử dụng vào hai mục tiêu chính: Trả nợ và giảm gánh nặng lãi vay: Một phần nguồn vốn sẽ được dùng để cải thiện tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Phần còn lại sẽ được đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai dự án mới và khai thác các cơ hội kinh doanh tiềm năng.
Với ước tính thu về 6.250 tỷ đồng, Đô thị Kinh Bắc dự kiến dùng 6.090 tỷ đồng để tái cơ cấu các khoản nợ. Trong đó, phần lớn dùng để trả nợ gốc và lãi vay cho 2 công ty con là Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang (4.428 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng (1.462 tỷ đồng).
Về hoạt động kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, Đô thị Kinh Bắc ghi nhận hơn 1.994 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 352 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng giảm 58% và 82% so với nửa đầu năm 2023.
Trong đó, doanh thu cho thuê đất và cơ sở hạ tầng giảm mạnh từ hơn 4.567 tỷ về hơn 1.116 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng mạnh từ hơn 79 tỷ lên gần 422 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng tài sản của Đô thị Kinh Bắc tăng hơn 27% so với hồi đầu năm, đạt hơn 42.345 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD). Trong đó, tiền gửi tại ngân hàng có kỳ hạn tăng đột biến từ hơn 526 tỷ lên hơn 6.296 tỷ đồng. Ngoài ra, một khoản tiền gửi ngân hàng khác cũng tăng mạnh từ hơn 302 tỷ lên hơn 1.343 tỷ đồng.
Hàng tồn kho chiếm tới 13.236 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm nay. Hàng tồn kho của Đô thị Kinh Bắc tập trung chủ yếu tại dự án Khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát (gần 8.381 tỷ đồng), Khu đô thị Phúc Ninh (1.117 tỷ đồng), Khu công nghiệp và dân cư Tân Phú Trung (gần 987 tỷ đồng), Nhà ở xã hội thị trấn Nếnh (gần 860 tỷ đồng), Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (575 tỷ đồng)...
Đáng chú ý, chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận tăng 62% lên hơn 692 tỷ đồng, chủ yếu tăng mạnh ở Khu ngoại giao đoàn Hà Nội (hơn 239 tỷ đồng.
Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần (mã KBC) thông báo Nghị quyết HĐQT thông qua việc mua lại trước hạn trái phiếu KBCH2123002. Dự kiến thời gian mua lại trái phiếu là ngày 5/4 tới đây, trước 2 tháng so với ngày đáo hạn.
Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung Nam Group lỗ gần 2.9 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên 2,68 lần, tương ứng với khoản nợ khoảng 65.097 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm khoảng 18.218 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải Phòng thành lập tháng 3/1994. Đến 2002, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Theo thông tin từ TCBS, ứng cử viên thành viên HĐQT độc lập là bà Nguyễn Thị Dịu (SN 1973). Trước đây, bà từng có thời gian nhiều năm đảm nhiệm Phó Tổng Giám đốc tại Vingroup hay Thành viên Hội đồng quản trị Vincom Retail.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank; HoSE: mã chứng khoán HDB) sẽ phát hành 582,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2024.
Ngày 2/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) tổng cộng gần 400 triệu đồng với hàng loạt sai phạm,vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC - UPCoM: mã chứng khoán ABI) vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền và ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BAF) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự. Ông Nguyễn Văn Minh và ông Ngô Cao Cường vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BAF.
ABBank đã tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn toàn bộ mã ABBL2325005 trị giá 1.300 tỷ đồng vào ngày 27/11. Lô trái phiếu này phát hành ngày 27/11/2023, kỳ hạn 2 năm, đáo hạn ngày 27/11/2025.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (HoSE: mã chứng khoán LTG) vừa thông báo bổ nhiệm 2 phó tổng giám đốc mới. Đáng chú ý, cả 2 tân Phó tổng giám đốc nêu trên đều là những lãnh đạo chủ chốt tại các công ty thành viên của Lộc Trời.
Ông Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: mã chứng khoán TDH) mới đây đã gửi đơn xin từ nhiệm đến HĐQT công ty. Hiện tại, người kế nhiệm ông Long chưa được doanh nghiệp công bố. Tuy nhiên, ngoài vị trí Tổng Giám đốc thì Ban điều hành công ty này không còn ai.
CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố văn bản lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản dự kiến là 6/12/2024.
FLC GAB bị xử phạt hành chính do không công bố báo cáo tài chính trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, HNX và trang thông tin điện tử của công ty.
Tổng doanh thu của VinFast đạt 12.326 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 42,2% so với quý II/2024 và 49,3% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty ghi nhận lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong quý III/2024, giảm 45,6% so với quý liền kề trước đó.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?