Dự báo giá xăng ngày mai (16/1) có thể tăng 200 - 500 đồng/lít
Thị trườngTheo dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (16/1), giá xăng có thể tăng 200 - 500 đồng/lít, giá dầu tăng cao nhất có thể lên đến 600 đồng/lít,kg.
Nhiều loại trà, thuốc giảm cân trên thị trường đã bị các cơ quan chức năng thu hồi do không đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng cần nắm rõ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Giảm cân, làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của chị em phụ nữ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, thay vì tìm đến các biện pháp như ăn kiêng, tập thể dục, nhiều người đã tìm đến các loại trà, thuốc giảm cân với mong muốn có công dụng nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu này, thị trường thực phẩm giảm cân ngày càng sôi động hơn bao giờ hết, chính điều này cũng làm tiềm ẩn nhiều nỗi lo mất an toàn khi hàng loạt thực phẩm giảm cân chứa chất cấm bị thu hồi trong thời gian gần đây.
Trà giảm cân Vy&Tea có chứa chất cấm: Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ngày 1/3/2019 cho hay đã nhận được thông tin từ Đại sứ quán Hàn Quốc thông báo việc lô hàng thực phẩm trà thảo mộc nhãn hiệu Vy & Tea của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ thương mại Hà Vy xuất khẩu vào Hàn Quốc bị phát hiện chứa chất Sibutramine và Phenolphthaleine, vốn bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Sau khi nhận được thông tin cảnh báo trên, Cục An toàn thực phẩm đã thành lập Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 92/QĐ-ATTP ngày 25/02/2019 tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Thương mại Hà Vy và căn cứ Biên bản kiểm tra số 02/BB-KT ngày 28/02/2019 của Đoàn kiểm tra, ngày 01/3/2019 Cục An toàn thực phẩm đã có Thông báo số 571/TB-ATTP và Quyết định số 102/QĐ-ATTP về tạm dừng lưu thông và thu hồi đối với lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà thảo mộc Vy & Tea (NSX 20/12/2018, HSD 20/12/2019) của tổ chức công bố, sản xuất sản phẩm là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Thương mại Hà Vy.
Trà giảm cân Vy&Tea có chứa chất cấm |
Đồng thời, Cục ATTP đã giao Ban quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh và các Chi cục ATVSTP các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để giám sát về việc dừng lưu thông sản phẩm nêu trên trên địa bàn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe GoLean Detox của Công ty TNHH Mat Xi S.G bị thu hồi vì hàng loạt sai phạm: Liên quan đến việc thu hồi sản phẩm được quảng cáo có công dụng giảm cân, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Mat Xi S.G khi bị xử phạt số tiền 160.392.090 đồng với 5 hành vi lớn liên quan đến sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GoLean Detox.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe GoLean Detox của Công ty TNHH Mat Xi S.G bị thu hồi vì hàng loạt sai phạm |
Chúng được quảng cáo có công dụng giảm từ 1-4 kg sau liệu trình 14 ngày, hoặc 4-10 kg sau 28 ngày, 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, có thể dùng cho phụ nữ sau sinh và trẻ em trên 12 tuổi. Thậm chí, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra thông báo khuyên người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm trà thảo mộc giảm cân Golean Detox do chứa hai chất cấm nguy hiểm là Sibutramine và Phenolphthalein.
Trà giảm cân Hoa Sâm Đất: Tháng 8/2018, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thu hồi sản phẩm giảm cân. Trà thảo mộc Hoa Sâm Đất của công ty Hoàng ZN vì có chứa chất cấm Sibutramine. Sản phẩm được quảng cáo có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giảm béo từ bên trong, thải độc gan, đẹp da, phòng chống đột quỵ và ung thư,…
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thu hồi sản phẩm giảm cân, trà thảo mộc Hoa Sâm Đất của công ty Hoàng ZN vì có chứa chất cấm Sibutramine |
Thuốc giảm cân Đông Y gia truyền họ Nguyễn: Tháng 6/2018 , Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi toàn bộ thuốc giảm cân an toàn Đông y họ Nguyễn do chưa được cấp phép đầy đủ điều kiện lưu hành, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Thành phần trên bao bì mập mờ, không rõ ràng định lượng.
Thuốc tăng, giảm cân Đông y Tiến Hạnh: Tháng 6/2018 Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đặng Việt Đông và Nguyễn Thị Bình về tội “vi phạm quy định về sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm”. Hai đối tượng này đã sản xuất hàng nghìn gói thuốc giảm cân Đông y Tiến Hạnh bằng bột ngô, gạo nếp và chất cấm Sibutramine. Phát hiện chất cấm trong sản xuất tăng cân là Cinnarizine gây đau vùng thượng vị, uống sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày và có thể gây ngủ gà, ngủ gật. Dùng dài ngày cho người cao tuổi có thể xuất hiện triệu chứng loạn áp, trầm cảm.
Một số sản phẩm thuốc tăng giảm cân do cơ sở của Đặng Việt Đông làm giả. (Ảnh: ANTĐ) |
Trà giảm cân mang nhãn hiệu Cường Anh: Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, các sản phẩm viên uống tăng, giảm cân Cường Anh có chứa chất cấm Sibutramine và Dexamethasone.
Ngoài ra, trong hơn 70 loại thuốc giảm cân đã bị FDA cấm thì lên đến trên 15 loại thuốc đã được nhập khẩu về Việt Nam và phân phối rộng rãi. Danh sách thuốc giảm cân độc hại bị cấm có trên Thị trường Việt Nam gồm: Zhen de Shou, Xsvelten, Meili, Miaozi Slim Capsules, Phyto Shape, Slim Waistline, Triple Slim, Cosmo Slim, Fasting Diet, Body Shaping, Lida DaiDaihua, Meizitang, Sana Plus, 5x Imelda Perfect Slimming, Imelda Perfect Slim
Trong các sản phẩm này điểm chung là chứa chất cấm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng cụ thể là hoạt chất Sibutramine được tìm thấy. Hoạt chất này được cho là loại tân dược, có khả năng giúp giảm cân nhưng dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch và gan; làm gia tăng nguy cơ tai biến, đột quỹ và xung huyết.
Trà giảm cân mang nhãn hiệu Cường Anh: Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, các sản phẩm viên uống tăng, giảm cân Cường Anh có chứa chất cấm Sibutramine và Dexamethasone. |
Theo thông tin từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Sibutramine là một hợp chất được sử dụng để giảm sự thèm ăn, thường được dùng trong điều trị bệnh béo phì. Hợp chất này được quản lý chặt chẽ và bị đưa ra khỏi thị trường vào tháng 10/2010 vì lý do an toàn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), chia sẻ Sibutramine từng được sử dụng là chất giảm béo với cơ chế đơn giản. Hợp chất này khi vào cơ thể sẽ gây ức chế trung tâm thần kinh để mất cảm giác đói, vì thế người sử dụng không muốn ăn, dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng nên gầy đi. Sibutramine tham gia quá trình chuyển hóa chất béo để chuyển hóa năng lượng.
Sibutramine có tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng |
Tuy nhiên, chất này tác động vào hệ thần kinh trung ương nên cũng có tác động ngược lại, làm tê liệt hệ thống thần kinh trung ương ở khu vực dẫn tới phản tác dụng. Điều đó có thể khiến người sử dụng bị hoang tưởng, bị bệnh tâm thần, tim mạch, cao huyết áp…
Về Phenolphthalein, chuyên gia này cho hay, bản thân là hóa chất chỉ thị màu, định phân axit, kiềm. Nhưng trong ngành dược Phenolphthalein được dùng bổ sung vào sản phẩm cũng có tác dụng giảm béo, phân giải chất béo. Tuy vậy, các nghiên cứu đều cho thấy sự độc hại của Phenolphthalein, nên cơ quan chức năng đã sớm có lệnh cấm sử dụng.
So với việc ăn kiêng, tập gym thì thuốc giảm cân đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn cũng như cho kết quả chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, để giảm cân cấp tốc nhiều chị em phụ nữ không may mua nhầm phải các loại thuốc, trà giảm cân bị cấm lưu hành mà không biết.
FDA cũng khẳng định đây chưa phải là con số cuối cùng và trên thị trường còn rất nhiều loại thuốc gây hại cho cơ thể mà họ chưa thể kiểm tra hết. Đáng chú ý là rất nhiều loại trong số này đang được rao bán ở Việt Nam như 1 sản phẩm “cao cấp” với giá khá đắt. Dưới đây là các lý do mà sản phẩm được liệt vào danh sách trà và thuốc giảm cân độc hại bị cấm.
Sibutramine: Đây là một loại hợp chất sử dụng để giảm sự thèm ăn, nguy cơ tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tương tác với các loại thuốc khác mà người dùng đang sử dụng, có thể dẫn đến nguy hiểm chết người. Phenolphthalein: Có khả năng là chất gây ung thư, FDA cấm lưu hành các loại thuốc điều trị táo bón có chứa chất này từ năm 1999. Dexamethasone: Thực chất là một loại corticoid, nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể như giữ nước, giữ muối làm cho cơ thể mập ra, bụng to, chân teo lại, da mỏng dễ bầm máu… Dược chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm chức năng. |
Theo dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (16/1), giá xăng có thể tăng 200 - 500 đồng/lít, giá dầu tăng cao nhất có thể lên đến 600 đồng/lít,kg.
Giá dầu thô WTI giảm 1,67% xuống 77,5 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 1,35% về dưới mức 80 USD/thùng.
Giá cà phê Robusta giảm 0,8% về 4.863 USD/tấn, xuống mức thấp nhất kể từ tuần đầu tháng 12/2024. Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục chịu áp lực khi thị trường phản ứng với các tin tức tích cực về nguồn cung.
Giá đậu tương tăng 2,71% lên 386,9 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong hơn ba tháng.
Giá dầu thô WTI tăng gần 3% và tiến sát mốc 80 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 1,57% lên 81 USD/thùng.
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
Giá dầu thô WTI tăng mạnh 3,53% lên mức 76,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent cũng tăng 4,25% và tiến sát mốc 80 USD/thùng.
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h ngày 9/1. Giá Xăng RON95-III: không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc đỏ bao phủ bảng giá nhóm nông sản. Đáng chú ý, giá lúa mì Chicago dẫn dắt đà giảm cả nhóm sau khi đánh mất 1,15% trong phiên hôm qua, đưa giá giao dịch về 197 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây sức ép lên giá trong phiên hôm qua là sự mạnh lên của đồng USD.
Giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (9/1) ghi nhận ở mức 120.000 - 121.000 đồng/kg, giá giảm 600 - 1000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê đã tăng gần gấp đôi.
Nhận định về giá xăng trong nước trong kỳ điều chỉnh định kỳ ngày mai (9/1), đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo sẽ tăng lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá các loại xăng có thể tăng 250 - 410 đồng/lít, tùy loại.
Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ đô la Mỹ. Đây là năm đầu tiên ngành rau quả vượt qua ngưỡng 7 tỷ đô la Mỹ. Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.
Giá đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ, hồi phục trở lại sau cú lao dốc vào cuối tuần trước.
Nhóm kim loại quý đón nhận lực mua tích cực sau khi đồng USD suy yếu mạnh trong phiên chiều. Chỉ số Dollar Index đã quay đầu giảm giảm 0,64% xuống 108,26 điểm.
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
Lũy kế, cả năm trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%.
Giá cà phê ngày 6/1/2025 ghi nhận giá thấp nhất với 119.800 đồng/kg, trong khi Đắk Nông dẫn đầu với 120.500 đồng/kg.
Giá dầu thô Brent tăng 3,7% lên mức 76,5 USD/thùng, ghi nhận mức cao nhất kể từ giữa tháng 10. Trong khi đó, giá dầu thô WTI cũng tăng 4,8% lên gần 74 USD/thùng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2024 tăng 2,71% so với năm ngoái.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?