Theo đó, Hà Nội sẽ có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu và 455 chợ truyền thống đặt tại các quận huyện của thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô trong thời gian Thành phố áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17
Duy trì cung ứng hàng hóa trong các tình huống
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, gần đây nhất là việc Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga, đơn vị cung cấp nguồn hàng cho hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ và một số chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố Hà Nội có các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh tại một số cơ sở kinh doanh hàng hóa thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Cung ứng hàng hóa vẫn đảm bảo cho người dân Thủ đô.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh với việc xuất hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng, tại một số siêu thị, chợ, Sở Công Thương đã có chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối và có các phương án bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa trong các tình huống. Hiện các nhà phân phối trên địa bàn đã chủ động tìm nguồn hàng, nhà cung ứng thực phẩm thay thế, do đó nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn được bảo đảm.
- Tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp phân phối (ngoài một số điểm bán hàng của Vincomerce gồm 08 siêu thị Vinmart và 15 cửa hàng Vinmart+ đang tạm dừng hoạt động để xử lý các biện pháp phòng chống dịch đã được Công ty Vincomerce công bố cụ thể), hoạt động kinh doanh của các đơn vị khác vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa vẫn được cung ứng an toàn và luôn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân với giá bán ổn định.
- Tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố, nguồn cung hàng hóa thực phẩm vẫn ổn định, giá hàng hóa không có biến động bất thường (một số loại thực phẩm tươi sống giá có tăng nhẹ trong vài ngày vừa qua do chi phí vận chuyển tăng, nhu cầu tăng do người dân chỉ được đi chợ 2-3 lần/tuần theo phiếu đi chợ đã được phát nên mỗi người thường mua số lượng thức ăn nhiều cho vài ngày). Nhìn chung, năng lực cung ứng hàng hóa tại các chợ vẫn được duy trì tốt, người dân vẫn dễ dàng tiếp cận với nguồn hàng.
Đẩy mạnh bán hàng online
Theo từ Sở Công Thương Hà Nội, thời gian vừa qua, các siêu thị cũng đẩy mạnh bán hàng online. Trong tuần đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội, các siêu thị đã cung ứng cho các đơn mua hàng online của người dân tăng gấp từ 2-5 lần so với những ngày trước đó.
Bộ cũng đã trao đổi và yêu cầu các doanh nghiệp phân phối (như BRG, Aeon, BigC, MM Megamarket…), các chợ cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các doanh nghiệp có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.
Đề nghị chỉ đạo ngành y tế của địa phương ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu theo danh sách cụ thể Bộ Công Thương cung cấp.
Xem xét bổ sung thêm các điểm bán hàng lưu động
Bộ Công Thương cũng đã có công văn về việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho Thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội. Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội:
1. Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh hàng hóa, thực phẩm thiết yếu tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Công Thương; triển khai các biện pháp phun khử khuẩn, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ đã bị đóng cửa do có ca nhiễm bệnh.
2. Có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.
3. Rà soát kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu để điều chỉnh, bổ sung phương án (nếu cần thiết) nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Giá lợn hơi cả nước ngày 9/5, bất ngờ tăng vọt tại hầu hết các địa phương. Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành.
Ngày 8/5, Liên Bộ quyết định giảm 380 đồng/lít với xăng E5 RON 92 và giảm 410 đồng/lít với xăng RON 95. Sau điều chỉnh, giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 18.770 đồng/lít và xăng RON 95 là 19.170 đồng/lít.
Brazil chính thức dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam, các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai bên để Brazil cho phép nhập khẩu tất cả các loại sản phẩm philê cá tra Việt Nam.
Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước.
Giá dầu biến động trái chiều khi OPEC+ quyết định tăng tốc độ tăng sản lượng, gây ra lo ngại về nguồn cung lớn hơn đổ vào một thị trường đang bị bao phủ bởi triển vọng nhu cầu không chắc chắn.
Hiện tại giá dừa xiêm xanh bán tại vườn dao động từ 170.000 đến 180.000 đồng mỗi chục (12 trái), tăng hơn 50.000 đồng/chục so với tháng trước và gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Từ ngày 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' IndexTM (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 4 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, sau khi đã chỉ báo tăng trưởng lần đầu trong bốn tháng trong tháng 3.
Giá cà phê hôm nay (5/5) trong khoảng 129.000 - 130.000 đồng/kg, giữ ổn định so với sáng hôm qua. Giá hồ tiêu trong nước tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 155.000 - 158.000 đồng/kg.
Do thứ Năm tuần trước rơi đúng vào ngày nghỉ lễ 1/5 nên kỳ điều hành giá được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, ngày 5/5. Theo một số dự báo, giá xăng trong nước có thể giảm khoảng 130 - 480 đồng/lít.
Trong buổi báo cáo tài chính ngày 1/5, CEO Tim Cook cho biết phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?