“Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang phát triển tốt, ổn định, đúng luật, đúng với chủ trương đường lối của Đảng, đúng với sự phân công của Chính phủ, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và đang được người dân tin tưởng, doanh nghiệp ghi nhận. Đặc biệt, tuyển sinh GDNN vốn đã khó nay càng khó khăn hơn do đại dịch Covid – 19. Vậy tại sao phải kiến nghị chuyển hệ CĐ về Bộ GD&ĐT quản lý, xáo trộn mọi thứ đang ổn định?! Tôi cho rằng đây là một kiến nghị thiếu trách nhiệm với nhân dân, nếu không nói là vô trách nhiệm” – ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội GDNN Tp HCM.
Ba nhiệm kỳ Thủ tướng đều giao Bộ LĐ-TB&XH quản lý GDNN
Theo ông Lâm Văn Quản, để có hệ thống GDNN như ngày nay, Đảng, Chính phủ và Quốc hội cũng như các Bộ – ngành, trong đó có cả Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu trong nhiều năm, có đủ luận cứ khoa học và thực tiễn, xuất phát mục tiêu vì người dân, vì sự phát triển thì Quốc hội mới ban hành Luật GDNN, Chính phủ mới ra quyết định giao Bộ LĐ-TB&XH quản lý, chứ không phải chuyện tùy tiện.
Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội GDNN Tp HCM: “Chính phủ giao hệ thống GDNN cho Bộ LĐ-TB&XH quản lý không phải chuyện tùy tiện”.
“Vậy mà luật vừa ban hành, đang trong quá trình triển khai, tốn bao nhiêu tiền của của nhân dân thì lại kiến nghị thay đổi? Tôi cho rằng, đây là một kiến nghị không xuất phát từ mục tiêu vì nhân dân, vì sự phát triển an sinh xã hội, việc làm bền vững cho người lao động, nếu không nói là một kiến nghị vô trách nhiệm với nhân dân” – ông Lâm Văn Quản – Chủ tịch Hội GDNN Tp HCM, Uỷ viên Ban thường vụ Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội Việt Nam bức xúc.
Trao đổi về kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH – CĐ Việt Nam, các chuyên gia lâu năm về GDNN cho biết, đây là câu chuyện không mới. Đây không phải lần đầu lĩnh vực GDNN nói chung, trong đó có các trường CĐ sau khi về Bộ LĐ-TB&XH quản lý hồi sinh và phát triển lại “bị” kiến nghị chuyển về Bộ GD&ĐT quản lý.
Tuy nhiên, thực tế là cả 3 nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ trước đây, gồm: Thủ tướng Phan Văn Khải; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (từ 1997 – 2020) đều có chung quyết sách giao Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN.
Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục – đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Yếu tố con người, vốn con người đã trở thảnh một nguồn lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nhờ có nền tảng đào tạo nghề, người lao động nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội quốc gia. Đối với Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 và 2013 đã qui định rõ vị trí của GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 36 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDNN, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác”.
Khoản 2 và 3 Điều 61 Hiến pháp 2013 qui định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, GDNN; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề”.
Nhìn lại lịch sử phát triển của GDNN trong 60 năm, có 40 năm thuộc Bộ LĐ-TB&XH quản lý, 9 năm trực thuộc Chính phủ và 11 năm thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý.
Giai đoạn thuộc quản lý của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề phát triển rất hạn chế, bộ máy quản lý ở trung ương chỉ là một bộ phận trong Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ nền kinh tế, ngày 23/5/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/1998/NĐ- CP về việc Thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH.
Ngày 27/11/2014 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật GDNN, có hiệu lực từ 1/7/2015.
Ngày 3/9/2016 tại Nghị quyết số 76/NQ-CP, Chính phủ tiếp tục giao Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN. Thực hiện sự phân công của Chính phủ, ngày 30/12/2016 Bộ GD& ĐT đã ký Biên bản bàn giao chức năng quản lý nhà nước về GDNN đối với các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp về Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó từ 1/1/2017 Bộ LĐ-TB&XH quản lý toàn bộ các cơ sở GDNN hệ CĐ và trung cấp chuyên nghiệp (trừ các trường CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm do Bộ GD&ĐT quản lý).
Đánh giá hiệu quả hoạt động GDNN, TS Phan Chính Thức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết: Phải khẳng định rằng, kể từ khi tái lập Tổng cục Dạy nghề đến nay, hệ thống GDNN không ngừng được đổi mới, phát triển. Sự phát triển này không phải chỉ nói chung chung mà có tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng rõ ràng. Đến nay cơ bản đã hình thành được hành lang quy phạm pháp luật về GDNN với Luật GDNN và hàng trăm văn bản, thông tư, nghị định, chỉ thị, nghị quyết làm cơ sở pháp lý cho GDNN phát triển.
Mạng lưới cơ sở GDNN, nhất là các trường CĐ phát triển và phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. (Tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường CĐ. Trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường CĐ với trên 60 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.
Hai SV CĐN Cơ điện Hà Nội vừa giành HCV Cuộc thi nghề Cơ điện tử online Châu Á Thái Bình Dương năm 2021
Nổi bật như tại Kỳ thi Tay nghề thế giới tổ chức tại Kazan (Nga), Đoàn Việt Nam đã giành 1 HCB, 8 Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, đứng thứ 25/63 quốc gia và vũng lãnh thổ dự thi. Theo Bộ LĐ-TB&XH, mặc dù chưa có công bố chính thức, nhưng trong khu vực ASEAN, trình độ kỹ năng nghề của HSSV Việt Nam luôn được đánh giá trong nhóm đầu các nước trong khu vực.
Chất lượng hiệu quả đào tạo đã được nâng lên, công tác tuyển sinh GDNN những năm gần đây đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra từ 100,2% đến 100,9%. Tỷ lệ HSSV các cơ sở GDNN ra trường có việc làm đạt 80 – trên 90%. Một số nghề như Công nghệ ô tô; Điện, tỷ lệ HSSV ra trường có việc làm đạt trên 80%. nghề Hàn, Cơ điện tử 90 – 100% SV tốt nghiệp có việc làm; trên 80% HSSV trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài.
Việt Nam đã 3 lần đạt giải nhất toàn đoàn trong 10 lần dự thi Tay nghề ASEAN, 3 lần đạt huy chương và nhiều chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các cuộc thi Tay nghề thế giới.
Ông Thức nhấn mạnh thêm, năm 2019 Chính phủ đã tổ chức Diễn đàn quốc gia Nâng tầm Kỹ năng lao động Việt Nam, do đích thân Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Chính phủ cũng như nhiều Bộ, ngành và các chuyên gia quốc tế đều khẳng định nguồn nhân lực có kỹ năng – là chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năm 2020 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm là Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua cũng chọn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong 3 khâu đột phá chiến lược để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng hùng cường của Việt Nam vào năm 2030 – 2045.
Như vậy sứ mệnh và nhiệm vụ chính trị của GDNN rất nặng nề. Việc đưa ra những kiến nghị thay đổi lúc này là thực sự phản cảm, không xuất phát từ thực tiễn, không vì người học.
GDNN được xã hội ghi nhận, doanh nghiệp mong chờ
Từng nhiều năm theo dõi thị trường lao động, ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực & Trung tâm thông tin lao động Tp.HCM, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo Phát triển nhân lực cho rằng, thước đo quan trọng nhất đối với mọi chính sách đó là thực tiễn.
Ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực & Trung tâm thông tin lao động Tp.HCM: “Những đổi mới của GDNN những năm gần đây đã tác động làm thay đổi nhận thức xã hội về học nghề rất lớn”.
Theo ông Tuấn, những đổi mới của GDNN những năm gần đây đã tác động làm thay đổi nhận thức xã hội về học nghề rất lớn. Bằng chứng là tuyển sinh GDNN những năm gần đây đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra, tỷ lệ HSSV các cơ sở GDNN ra trường có việc làm đạt 80 – trên 90%, thậm chí là 100% ở một số nghề như đã nói ở trên.
Nguyên nhân có nhiều nhưng theo ông Tuấn đó là do Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục GDNN đã xây dựng được các mô hình GDNN gắn với doanh nghiệp, đào tạo gắn với tuyển dụng; đào tạo gắn với hợp tác quốc tế, gắn với các tiêu chuẩn kỹ năng nghề một số nước phát triển trong khu vực và thế giới đã đem lại hiệu quả là chất lượng GDNN được nâng lên rõ rệt. Tuyển sinh GDNN những năm gần đây tăng vọt, một số trường cao đẳng tại Tp.HCM phải xét tuyển đầu vào. Rất nhiều sinh viên đang theo học đại học, rẽ ngang sang học nghề.
Không chỉ được xã hội công, các bậc phụ huynh và học sinh tin tưởng, GDNN còn được các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI đánh giá cao về chất lượng khi sử dụng lao động từ các cơ sở GDNN.
Ngày càng có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn tin tưởng, liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN để chủ động nguồn nhân lực có kỹ năng cho các chiến lược phát triển của mình như: VinFast hợp tác với 05 trường CĐ đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao; THACO Trường Hải mạnh tay đầu tư cho các trường nghề trong hệ thống của Tập đoàn để có nguồn nhân lực chất lượng cho chiến lược mở rộng thị trường và nhiều doanh, tập đoàn khác cũng đang chuyển hướng chú trọng chiến lược đào tạo và sử dụng lao động có kỹ năng hơn là tuyển dụng lao động có bằng cấp cao.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH còn đề xuất xây dựng được nhiều chính sách ưu đãi GDNN như miễn học phí đối với học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề; hỗ trợ kinh phí học nghề đối với thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, lao động hộ nghèo, lao động diện chuyển đổi đất sản xuất; HSSV người dân tộc miền núi; bộ đội xuất ngũ; lao động mất việc làm. Các chính sách này đều đang vận hành rất tốt.
“Có thể Luật GDNN mới vận hành vào cuộc sống, còn nhiều việc phải làm nhưng về cơ bản hệ thống GDNN đang vận hành tốt, được xã hội ghi nhận, doanh nghiệp mong chờ. Vậy đặt vấn đề chuyển đổi để làm gì?! Mỗi lần xới xáo, chưa biết có tốt hơn không nhưng cái mất lớn nhất trước mắt là làm cho phụ huynh, học sinh và cả đội ngũ giáo viên hoang mang, mất niềm tin vào các các cơ quan và hệ thống đào tạo” – ông Tuấn nhấn mạnh.
Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh vực thuế, góp phần đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi tra cứu và giảm chi phí tuân thủ.
Theo báo cáo, giá xuất xưởng mỗi lon sữa là 87.800 đồng, nhưng được bán ra thị trường với giá trung bình hơn 546.000 đồng/lon – cao gấp gần 7 lần giá gốc. Đối với sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27, hồ sơ công bố ghi rõ có 37 thành phần dinh dưỡng, nhưng kết quả giám định của Bộ Công an cho thấy thực tế chỉ có từ 15–17 thành phần, trong đó nhiều chỉ tiêu không đạt 70% so với công bố,...
Ủy ban Châu Âu dự định rút lại đề xuất Chỉ thị Green Claims – văn bản từng được kỳ vọng sẽ siết chặt các tuyên bố môi trường của doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn tình trạng “tẩy xanh” đang ngày càng phổ biến.
Nỗ lực thu hút các trung tâm dữ liệu, nhiều bang tại Mỹ đang miễn hàng trăm triệu USD thuế cho các tập đoàn công nghệ lớn, trong đó có Amazon, Google, Meta và Microsoft, làm dấy lên tranh cãi về hiệu quả kinh tế và công bằng thuế.
Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố trong lễ nhậm chức hồi tháng 1 rằng "bắt đầu kỷ nguyên hoàng kim của nước Mỹ", nhưng viễn cảnh mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẽ ra hiện tại lại hoàn toàn khác.
Thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, Cục Quản lý y dược cổ truyền đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Dầu gội dược liệu Nakids làm sạch chấy - Hộp 1 chai 100ml.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, ước sớm tại thời điểm tháng 5/2025: khả năng GDP quý 2 có thể đạt khoảng 7,6% so với cùng kỳ, tương ứng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt khoảng 7,3% (kịch bản đề ra 7,58%), thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
Ngày 19/6, Bộ Công an cho biết sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 do Công ty Z Holding sản xuất không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng sản phẩm.
Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn bán nhỏ và đảm bảo vấn đề dân sinh.
Các hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi cuộc đua mở rộng quy mô đội bay đầy khốc liệt. Dự báo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn khác khu vực khác.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Lĩnh vực khách sạn đang chứng kiến một xu hướng khách du lịch hoàn toàn mới đang dần hình thành – những người có thể chẳng bao giờ ghé thăm trang web, không nhấp vào quảng cáo, thậm chí cũng không cần nói chuyện với nhân viên lễ tân.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đợt thiên tai từ ngày 10–14/6 do ảnh hưởng của bão số 1 (WUTIP) có tính chất đặc biệt, bất thường và cực đoan, hiếm gặp trong lịch sử khí tượng thủy văn khu vực miền Trung.
Trải qua 10 năm xây dựng doanh nghiệp, doanh nhân Đỗ Ngọc Tú – Chủ tịch Ngọc Tú Group định hướng con đường phát triển xuyên suốt là thượng tôn pháp luật, chất lượng sản phẩm bền vững và đạo đức kinh doanh là cốt lõi. Trong kỷ nguyên đất nước vươn mình, doanh nhân Ngọc Tú hưởng ứng phong trào “toàn dân thi đua làm giàu để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù nhiều tên tuổi lớn trong ngành AI khẳng định siêu trí tuệ AI sắp ra đời, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những khiếm khuyết căn bản trong các mô hình lý luận hiện tại vẫn hạn chế công nghệ AI còn lâu mới vượt qua trí thông minh con người.
Theo luật sư, sức khoẻ của bị có Trịnh Văn Quyết rất yếu, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hơn so với lần trước. Do đó, có đơn xét xử vắng mặt, đồng thời giữ nguyên lời khai tại phiên toà trước đó.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?