Sau 6 năm tạm dừng, ACV muốn chia cổ tức gần 65%
Tỷ lệ cổ tức dự kiến là 64,58%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 64,58 cổ phiếu mới (phần cổ phiếu lẻ bị huỷ bỏ).
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, mã VDS) ngày 13/5 công bố nghị quyết về việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và trình tự thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu theo phương án tăng vốn điều lệ năm 2025.
Cụ thể, VDS thực hiện trả cổ tức với tỷ lệ 10%, tương đương dự kiến phát hành 24,3 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền 10:1, tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới.
Nguồn vốn phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2024. Thời gian dự kiến phát hành trong quý II/2025.
Sau khi hoàn tất trả cổ tức nêu trên, Chứng khoán Rồng Việt sẽ triển khai phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
Cuối cùng, Chứng khoán Rồng Việt sẽ triển khai chào bán tối đa 48 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025, Chứng khoán Rồng Việt mang về gần 170 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm 41% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động tự doanh giảm mạnh nhất tới 76% chỉ còn chưa đầy 34 tỷ đồng; doanh thu nghiệp vụ môi giới giảm 36% về còn 34 tỷ đồng. Một số mảng kinh doanh khác có tăng trưởng nhưng không đáng kể.
Trong khi doanh thu hoạt động sụt giảm mạnh thì chi phí hoạt động lại tăng 4,2% ghi nhận gần 123 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế của Chứng khoán Rồng Việt ở mức 22,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 19 tỷ đồng, cùng giảm 85% so với cùng kỳ.
ĐHĐCĐ thường niên 2025 của VDS tổ chức ngày 03/04 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng doanh thu 1.106 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện 2024; lãi trước thuế 368 tỷ đồng, tăng 3,5%; lãi sau thuế 294 tỷ đồng, tăng 1%. Như vậy, VDSC mới chỉ đạt 15% doanh thu và 6% lợi nhuận sau 3 tháng đầu năm.
Kết thúc quý I/2025, tổng tài sản của Chứng khoán Rồng Việt ghi nhận 6.348 tỷ đồng, giảm khoảng 47 tỷ đồng so với đầu năm và hầu hết là tài sản ngắn hạn.
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 1.207 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn gần 664 tỷ đồng. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) giữ nguyên 400 tỷ đồng. Các khoản cho vay tăng hơn 448 tỷ đồng lên mức 3.194 tỷ đồng.
Danh mục tài sản tài chính FVTPL có giá gốc 1.437 tỷ đồng, toàn bộ là đầu tư vào cổ phiếu. Đáng chú ý, trong kỳ công ty tăng thêm 280 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu KBC và hiện đang tạm lãi 8,2%.
Danh mục tài sản AFS có giá gốc gần 278 tỷ đồng, giảm 214 tỷ đồng so với toàn bộ đều là cổ phiếu. Trong đó, danh mục đang tạm lỗ nhẹ đối với cổ phiếu CMG và MWG.
Về nguồn vốn, vay ngân hàng ngắn hạn ghi nhận 433 tỷ đồng; dư nợ trái phiếu 2.980 tỷ đồng.
Tỷ lệ cổ tức dự kiến là 64,58%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 64,58 cổ phiếu mới (phần cổ phiếu lẻ bị huỷ bỏ).
PGBank sẽ thảo luận vấn đề nhân sự tại Đại hội bất thường, dự kiến được tổ chức vào tháng 7 tại Hà Nội.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ Dragon Capital tại PNJ giảm từ 5.0268% xuống còn 4.9972%, đồng nghĩa nhóm quỹ này không còn là cổ đông lớn của PNJ.
Sữa Quốc tế Lof thông qua nhận chuyển nhượng 7,2 triệu cổ phiếu từ cổ đông hiện hữu của Công ty cổ phần Hồ Toản với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, ước tính số tiền là 144 tỷ đồng, tương ứng chiếm 34,29% vốn điều lệ.
HĐQT Bamboo Capital đã ra quyết định bổ nhiệm ông Phạm Hữu Quốc làm Tổng Giám đốc, thay thế ông Hồ Viết Thùy từ nhiệm.
Mới đây, Công ty CP Sức khỏe hồi sinh Việt Nam bị xử phạt 367,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố, công bố thông tin sai lệch và vi phạm quy định về giao dịch với người quản lý doanh nghiệp.
Bà Lê Ngọc Xuân, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Thư ký HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House - HoSE: TDH), đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu TDH. Giao dịch này diễn ra trong bối cảnh thị giá cổ phiếu TDH đã tăng gần gấp đôi chỉ sau hơn một tháng.
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ, đưa tổng vốn lên gần 19.300 tỷ đồng.
Hodeco đã chuyển nhượng hơn 21,1 triệu cổ phần tương đương hơn 37,37% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư XD và Giải trí Đại Dương Vũng Tàu - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Đại Dương.
PGBank đã hoàn tất chào bán 80 triệu cổ phiếu cho 555 cổ đông, qua đó nâng vốn lên 5.000 tỷ đồng.
Năm 2025, Sunshine Group dự kiến đạt doanh thu 50.000 - 60.000 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 8.000 - 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2025, Sunshine Group thực hiện chưa đến 1% cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm.
May Sông Hồng vừa thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2025 bằng phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 26/04/2025.
Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu (ACFC) cho biết sẽ bán 667.000 cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty CP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco - mã chứng khoán SAS), trong khoảng thời gian từ 12/5 đến 12/6/2025, theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Năm 2024, Eurowindow Holding ghi nhận lãi sau thuế hợp nhất đạt gần 72 tỷ đồng, giảm hơn 8% so với năm 2023. Quy mô tổng tài sản đến cuối năm 2024 đạt gần 18.000 tỷ đồng, nợ phải trả ở mức gần 9.600 tỷ đồng.
Ngân hàng ACB vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm gần 6.700 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Theo ông Lương Trí Thìn,Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của CTCP Tập đoàn Đất Xanh khẳng định "ít nhất trong 3 năm tới (2025 - 2027), Đất Xanh sẽ không phát hành cho cổ đông hiện hữu nữa bởi vì chúng tôi đã huy động đủ nguồn lực để triển khai các hoạt động kinh doanh".
Vốn chủ sở hữu của Xi măng Công Thanh tính đến thời điểm cuối năm 2024 là âm 8.472 tỷ đồng, tăng so với con số 7.027 tỷ đồng năm 2023. Trong năm 2024, Xi măng Công Thanh chậm thanh toán gần 210,2 tỷ đồng tiền lãi cho 4 lô trái phiếu.
Chứng khoán Nhất Việt bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hằng giữ chức Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật công ty thay thế cho ông Trần Anh Thắng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?