Chủ tịch UBCKNN đưa ra 5 giải pháp trọng tâm thúc đẩy thị trường chứng khoán

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhìn nhận môi trường kinh tế trong và ngoài nước trong năm 2024 tiếp tục đối diện với các khó khăn, diễn biến phức tạp khi tăng trưởng của kinh tế thế giới được dự báo vẫn còn yếu trong ngắn hạn. Điểm sáng là dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục ở mức cao hơn các khu vực khác.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 28/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024. Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các ngân hàng, hiệp hội, doanh nghiệp niêm yết trên TTCK.

5 giải pháp trọng tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán

Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình TTCK Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024.

Trình bày báo cáo tóm tắt tình hình TTCK Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết: Trong năm 2023, TTCK tiếp tục khẳng định vai trò kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ nhiều thách thức, khó khăn từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động huy động vốn qua TTCK trong năm 2023 có sự khởi sắc, với tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 418.271 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2022.

Thứ hai, diễn biến TTCK phản ánh kỳ vọng tích cực của thị trường về triển vọng kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng với tình hình phục hồi của nền kinh tế, Chỉ số TTCK Việt Nam tăng 12,2% so với năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn qua TTCK. Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết, CTĐC quy mô lớn còn khó khăn nhưng có dấu hiệu phục hồi vào những tháng cuối năm. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán có sự cải thiện về chất lượng hoạt động, duy trì với 81/82 CTCK đang hoạt động có tỉ lệ an toàn tài chính trên 180%, 43 công ty quản lý quỹ đang hoạt động với Tổng giá trị tài sản quản lý tại thời điểm 31/12/2023 đạt khoảng 639 nghìn tỷ đồng, tăng gần 16% so với thời điểm cuối năm 2022 và có 107 quỹ đầu tư chứng khoán, tăng 10 quỹ so với năm 2022.

Thứ ba, ngành chứng khoán đã quyết liệt đề ra và triển khai các giải pháp phát triển TTCK. UBCKNN đã trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2030, tạo định hướng cho sự phát triển trong trung và dài hạn của TTCK. UBCKNN tích cực tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ cho thu hút đầu tư và sự phát triển TTCK như: Ký kết Ý định thư hợp tác với Sở Giao dịch Chứng khoán Nasdaq trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2023; tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư gián tiếp tại Luxembourg, Los Angeles vào tháng 11/2023, Hội nghị đối thoại với cộng đồng nhà đầu tư quốc tế và các tổ chức xếp hạng thị trường tại Hong Kong-Trung Quốc; làm việc với các cơ quan, tổ chức, thành viên thị trường tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện mục tiêu nâng hạng TTCK của Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương trình bày báo cáo tóm tắt tình hình TTCK Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết trong năm 2023, TTCK tiếp tục khẳng định vai trò kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ nhiều thách thức, khó khăn từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động huy động vốn qua TTCK trong năm 2023 có sự khởi sắc, với tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 418.271 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2022. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, ngành chứng khoán đẩy mạnh công tác giám sát, thực thi pháp luật để đảm bảo TTCK vận hành thông suốt, an toàn. Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận tổ chức, cá nhân còn cần được nâng cao hơn nữa, phát sinh các vụ việc vi phạm trên thị trường, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với các Sở GDCK trong tăng cường giám sát đối với thị trường, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tuyến giám sát; tổ chức thanh kiểm tra, xử phạt các vi phạm về chứng khoán, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật trên thị trường. Nhìn chung, trong năm 2023, với bối cảnh môi trường kinh tế quốc tế và trong nước, nội tại của TTCK còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; TTCK cũng chịu áp lực lớn từ diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, chứng khoán quốc tế, nhưng với sự hỗ trợ từ nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước ổn định và sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, cùng sự phối hợp chặt chẽ của bộ, ngành và đơn vị liên quan, sự quyết liệt trong quản lý điều hành và giám sát của UBCKNN, TTCK Việt Nam năm 2023 mặc dù còn có những khó khăn, hạn chế nhất định nhưng đã chứng kiến sự phục hồi tốt, đạt được nhiều kết quả tích cực, làm tốt vai trò kênh dẫn vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2024, môi trường kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục đối diện với các khó khăn, diễn biến phức tạp khi tăng trưởng của kinh tế thế giới được dự báo vẫn còn yếu trong ngắn hạn. Điểm sáng là dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục ở mức cao hơn các khu vực khác. Trong nước, ngay từ những ngày đầu năm Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, xác định năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 với 06 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành và 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Đối với TTCK, năm 2024 sẽ là năm tạo dựng các cơ sở cho sự phát triển TTCK trong trung và dài hạn, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế năm 2024.

Do vậy, ngành chứng khoán dự kiến triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để làm tốt các công tác sau:

Thứ nhất, quyết liệt triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 và Công điện số 1360/CĐ-TTg ngày 13/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy TTCK phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Xây dựng và tổ chức triển khai các Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính, UBCKNN để thực hiện Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.

Thứ hai, quản lý điều hành TTCK đảm bảo an toàn, thông suốt, tạo thuận lợi cho huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế; triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài, hướng tới nâng hạng TTCK; hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua triển khai công bố thông tin một đầu mối, cải cách thủ tục hành chính.

Thứ ba, đẩy mạnh giám sát, thực thi pháp luật để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật và hoạt động lành mạnh của thị trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, làm sạch dữ liệu nhà đầu tư và nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung hỗ trợ công tác quản lý giám sát.

Thứ tư, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa trên thị trường, khuyến khích các hoạt động chào bán, phát hành ra công chúng và gắn chào bán ra công chúng lần đầu với niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; nâng cao năng lực và an toàn tài chính của hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán thông qua tiếp tục tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đồng thời đẩy mạnh quản lý, giám sát, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Thứ năm, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền tới công chúng đầu tư để nâng cao hiểu biết pháp luật, hoạt động của TTCK, góp phần giúp công chúng đầu tư có kiến thức, thông tin phòng ngừa các hoạt động gian lận trên TTCK và trên không gian mạng. Kính thưa các Quý vị đại biểu, Hội nghị rất vinh dự được nghe và tiếp thu ý kiến chỉ đạo quý báu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về định hướng, nhiệm vụ của ngành Chứng khoán trong năm 2024, ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Hội nghị cũng rất hoan nghênh và xin ghi nhận ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, các ý kiến trao đổi, đóng góp của đại diện các thành viên thị trường từ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, cộng đồng nhà đầu tư để hoàn thiện các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 của ngành để từ đó giúp ngành Chứng khoán đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần vào sự phát triển chung của ngành, của TTCK.

Sự phát triển của TTCK có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế

Trình bày tham luận tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết sự phát triển của TTCK có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thể hiện qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Để đảm bảo mục tiêu phát triển TTCK ổn định, an toàn, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững và hội nhập, có cơ cấu hợp lý để các bộ phận thị trường trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, công điện, chỉ thị để chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện theo thẩm quyền đặc biệt là xử lý nhanh các vướng mắc của lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi.

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Thanh Hà trình bày tham luận tại Hội nghi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết sự phát triển của TTCK có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thể hiện qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, trong công tác điều hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành linh hoạt, chủ động các công cụ chính sách tiền tệ; kịp thời phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan trong phối hợp điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; qua đó, hỗ trợ sự phát triển của TTCK, tiến tới mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Năm 2023 kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương các nước tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, đồng USD quốc tế biến động mạnh, đồng tiền nhiều nước mất giá cũng gây tác động tiêu đối với kinh tế trong nước. Các động lực tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều gặp thách thức do cầu thế giới thấp, các doanh nghiệp gặp khó khăn do đơn hàng sụt giảm.

Để ứng phó với những biến động nhanh của tình hình thế giới và trong nước, NHNN đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ, tối ưu các công cụ, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 đạt 3,25% thấp hơn mục tiêu 4,5% do Quốc hội và Chính phủ đề ra, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD); qua đó, góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư, hỗ trợ sự phát triển của TTCK, cụ thể như sau:

Điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế:

NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, cụ thể: (i) Liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao; qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; (ii) Chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay...

Đến cuối năm 2023, mặt bằng lãi suất trong nước đã có sự điều chỉnh giảm sâu (lãi suất tiền gửi và cho vay phát sinh mới giảm hơn 2,5%/năm; lãi suất cho vay dư nợ cuối kỳ báo cáo giảm 1,1%/năm). Với tác động có độ trễ của chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và các biện pháp đồng bộ khác NHNN dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Tiếp tục điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, can thiệp linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ:

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 cân đối cung cầu ngoại tệ trong nước cải thiện, thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, thanh khoản thông suốt, NHNN mua được ngoại tệ từ các TCTD để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 6/2023 đến đầu tháng 11/2023, VND chịu áp lực mất giá do đồng USD tăng mạnh trở lại và chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất USD chuyển sang âm trong bối cảnh Mỹ tăng lãi suất và Việt Nam liên tục giảm lãi suất. Trước tình hình đó, NHNN điều hành tỷ giá phù hợp, góp phần hấp thụ các cú sốc bên ngoài, đồng thời cũng triển khai các giải pháp hạn chế biến động lớn trong ngắn hạn của tỷ giá, hướng tới mục tiêu tổng thể ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, tỷ giá VND diễn biến tương đối ổn định so với các đồng tiền trong khu vực, thanh khoản thông suốt. Kết thúc năm 2023, VND mất giá khoảng 2,89% so với USD, phù hợp với xu hướng chung các đồng tiền khác trong khu vực.

Điều hành tín dụng chung:

Ngay từ đầu năm, NHNN đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD và chỉ đạo các ngân hàng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đến giai đoạn cuối năm 2023, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng phục vụ nhu cầu vốn cho quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hòa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống từ TCTD không sử dụng hết chỉ tiêu sang các TCTD cần được tiếp tục mở rộng tăng trưởng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống TCTD.

Đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 13,56 triệu tỷ đồng, tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Duy trì thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, ổn định thị trường tiền tệ:

Trong năm 2023, thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, thị trường tiền tệ ổn định, hoạt động thông suốt, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp vừa góp phần thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ trong năm 2023 với khối lượng 298.476 tỷ đồng, đạt gần 100% kế hoạch phát hành đã đề ra; kỳ hạn bình quân 12,58 năm; lãi suất bình quân đạt 3,21%/năm, tiếp tục giảm 0,27%/năm so với năm 2022 và hiện ở mức rất thấp (thấp hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu Chính phủ ở các quốc gia phát triển như Mỹ), giảm áp lực về chi phí lãi vay cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, TCTD vừa cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, vừa là những nhà đầu tư tích cực trên thị trường trái phiếu Chính phủ (doanh số mua trái phiếu Chính phủ của các TCTD năm 2023 chiếm khoảng 44% tổng lượng phát hành; các TCTD nắm giữ gần 40% danh mục nợ trái phiếu Chính phủ tính đến cuối năm 2023); qua đó, tạo nguồn lực để hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Về phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, NHNN tiếp tục khuyến khích các ngân hàng mua trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được Chính phủ bảo lãnh. Năm 2023, NHCSXH đã phát hành 24.351 tỷ đồng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (trong đó các TCTD mua 95,1% lượng phát hành), đạt 100% hạn mức phát hành được giao, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH ổn định nguồn vốn nhằm đẩy mạnh tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Trong thực tiễn điều hành, NHNN và Bộ Tài chính cũng thường xuyên trao đổi các thông tin về thị trường tiền tệ, TTCK, trái phiếu… để thống nhất các thông điệp truyền thông, tạo lòng tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, duy trì ổn định các thị trường; hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến TTCK nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng.

Các kết quả điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023, giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối, củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước. Đây là những yếu tố góp phần để Fitch nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định"; có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hiện nay, TTCK Việt Nam đang được 2 tổ chức xếp hạng thị trường là MSCI và FTSE Russell xếp vào Nhóm 3 - thị trường cận biên. Trong đó, FTSE Russell hiện đang đưa Việt Nam vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên Nhóm 2 - thị trường mới nổi. Sự phát triển của TTCK có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Đối với hệ thống TCTD, TTCK phát triển hỗ trợ các TCTD phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn nhằm tạo thêm nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân và tổ chức, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

NHNN luôn quan tâm, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính trong việc tìm giải pháp phục vụ công tác nâng hạng TTCK. NHNN đã phối hợp làm việc với 2 tổ chức xếp hạng trên để giải đáp các câu hỏi, vướng mắc của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, từng bước phát triển thị trường ngoại tệ, hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ khi cần thiết để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo các dự báo, năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn dưới tác động của điều kiện tài chính thắt chặt, xung đột địa chính trị, rủi ro tài chính gia tăng. Lạm phát toàn cầu dự kiến tiếp tục xu hướng chậm lại, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu tại nhiều nước trong bối cảnh rủi ro các cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực, thực phẩm do tác động của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với các thách thức khi cầu thế giới chưa phục hồi mạnh. Mặc dù vậy, với độ trễ của các giải pháp chính sách hỗ trợ kinh tế được triển khai liên tục từ đầu năm 2023, cùng với việc Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, qua đó giúp các thị trường dần phục hồi, thì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024-2025 có thể phục hồi so với năm 2023. Một số tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 là 5,5-6,5% và năm 2025 là 6-7%.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để cùng chung tay, hỗ trợ sự phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững của TTCK trong năm 2024 và các năm tiếp theo, trong thời gian tới, NHNN sẽ bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững. NHNN sẽ tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống các TCTD; điều hành lãi suất, tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế… Cùng với những chính sách thu hút nguồn lực, vốn đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK, việc NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với tình hình thực tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá hối đoái sẽ góp phần làm cho các chính sách thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đạt được hiệu quả cao hơn; giúp tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư về một môi trường kinh doanh ổn định; tạo ra các bước đệm về sau trong việc thu hút thêm nguồn vốn từ nước ngoài để đầu tư và phát triển TTCK trong tương lai.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế lớn và chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn đã và đang tạo sức ép và rủi ro cho hệ thống TCTD khi nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn. Để phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính, phát triển TTCK ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối, bổ trợ tích cực giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, NHNN kiến nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về TTCK nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường; đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp cho TTCK phát triển.

- Tiếp tục đa dạng hoá các nhà đầu tư tham gia thị trường, khuyến khích các quỹ, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài... tham gia sâu và rộng hơn vào thị trường.

- Bộ Tài chính tiếp tục thông tin chặt chẽ với NHNN để tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050

Ông Lê Ngọc Lâm, TGĐ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV cho biết tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 và tái khẳng định cam kết này tại Hội nghị COP27 và COP28.

Để thực hiện cam kết này, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, và các định hướng, đề án, giải pháp đầu tư cho tăng trưởng và chuyển đổi xanh.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nhu cầu vốn cần cho phát triển xanh tại Việt Nam từ 2022-2040 lên tới 368 tỷ USD. Trên thế giới, trái phiếu xanh đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư cho tăng trưởng bền vững. Tại các quốc gia đã thành công trong chuyển đổi và tăng trưởng xanh tại khu vực châu Âu, tỉ trọng phát hành trái phiếu xanh, xã hội và bền vững (GSS) chiếm đến 50-60% tổng quy mô tài chính xanh. Tỉ trọng này tại khu vực châu Á cũng đã đạt khoảng 30-35%.

Trong xu hướng phát triển chung của thế giới cũng như định hướng của Chính phủ, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, và đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng Net Zero vào năm 2050. Theo đó, BIDV cũng đã triển khai chiến lược phát triển bền vững trên toàn bộ các mặt hoạt động của ngân hàng:

Thứ nhất, thành lập đơn vị chuyên biệt để nghiên cứu, xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG tại BIDV.

Thứ hai, xây dựng các khung tài chính bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng cho cả hoạt động cấp tín dụng, huy động vốn và quản lý rủi ro.

Thứ ba, xây dựng các định hướng và chính sách cấp tín dụng liên quan đến ESG. Cụ thể, BIDV đã chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng (i) giảm dần các ngành gây phát thải carbon cao như nhiệt điện than, hướng đến không còn dư nợ nhiệt điện than vào năm 2035; kiểm soát giới hạn tín dụng đối với các ngành thép, xi măng, phân bón; và (ii) Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho tăng trưởng xanh thông qua ban hành các sản phẩm Tín dụng xanh trong lĩnh vực dệt may, điện mặt trời áp mái, giao thông xanh, … với các ưu đãi về lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo và tỷ giá.

Đến hết 2023, BIDV là một trong các tổ chức cấp tín dụng xanh lớn nhất thị trường với tổng dư nợ đạt 71.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. Trong đó, lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với dư nợ là 57.000 tỷ đồng, với 1.600 dự án của 1.300 khách hàng.

Cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho tín dụng xanh của BIDV bao gồm nguồn vốn từ tiền gửi, vay các tổ chức tài chính trong nước, quốc tế, nguồn vốn ủy thác.

Năm 2023, BIDV đã mở ra kênh huy động vốn mới, làm tiền đề gia tăng năng lực cung ứng vốn xanh cho nền kinh tế thông qua phát hành trái phiếu xanh. Đợt phát hành với quy mô 2.500 tỷ đồng trái phiếu theo chuẩn trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường vốn Quốc tế (ICMA), đưa BIDV thành ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu xanh theo tiêu chuẩn quốc tế tại thị trường trong nước.

Để triển khai phát hành, BIDV đã chủ động nghiên cứu các thông lệ, nguyên tắc trái phiếu xanh quốc tế; Nhờ sự tư vấn kỹ thuật của World Bank, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của NHNN, Sổ tay hướng dẫn của UBCKNN, BIDV đã xây dựng Khung Trái phiếu xanh theo chuẩn ICMA và đạt định hạng rất cao của Moody's.

Đây là yếu tố quan trọng để xác lập thành công của đợt phát hành. Trong vòng 2 tháng sau phát hành, BIDV đã giải ngân hết vốn trái phiếu tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Việc triển khai phát hành của trái phiếu xanh khẳng định chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng và mong muốn của BIDV đóng góp cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chúng tôi cũng nhận thấy hiện chưa có các cơ chế, chính sách tạo động lực rõ nét cho doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh.

Trong thời gian tới, để khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu xanh, thông qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư cho Việt Nam, BIDV xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến trái phiếu xanh bao gồm: (i) Quy định phân loại và xác nhận dự án xanh quốc gia để áp dụng các chính sách khuyến khích cần xem xét sự tương đồng giữa các tiêu chí xanh của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc triển khai dự án, thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo cùng hệ quy chuẩn.

Ngoài ra, xem xét quy định các tiêu chí xanh bao gồm các cấp độ tương ứng với các mức độ ưu đãi về chính sách khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh có thể tiếp cận dần với các chính sách ưu đãi cũng như tạo lập được các mục tiêu/động lực để đạt tới sự tăng trưởng bền vững; đồng thời (ii) Ban hành các hướng dẫn cho hoạt động phát hành và báo cáo sau phát hành trái phiếu xanh, trong đó xem xét đến các quy định đặc thù giữa hoạt động của TCTD và tổ chức kinh tế.

Thứ hai, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi xanh và phát hành trái phiếu xanh thông qua việc (i) tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh như hỗ trợ chi phí phát hành, ưu đãi thuế…; (ii) đẩy mạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về môi trường; Thúc đẩy công tác tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh.

Thứ ba, khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư trái phiếu xanh: (i) xem xét ban hành các chính sách ưu đãi đủ lớn để khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu (ví dụ ưu đãi về hạn mức tín dụng, thuế đánh trên lợi suất đầu tư…); (ii) nâng cao nhận thức về trách nhiệm của nhà đầu tư đối với phát triển bền vững, cộng đồng và xã hội.

https://sohuutritue.net.vn/chu-tich-ubcknn-dua-ra-5-giai-phap-trong-tam-thuc-day-thi-truong-chung-khoan-d209387.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Dự báo giá xăng dầu ngày 19/12 có thể tăng

Dự báo giá xăng dầu ngày 19/12 có thể tăng

Thị trường

Theo đại diện doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, nếu cơ quan quản lý không sử dụng quỹ bình ổn thì giá các loại xăng có thể tăng khoảng 400 - 550 đồng/lít, còn giá các loại dầu tăng từ 300 - 500 đồng/lít,kg.

Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.

Lực bán áp đảo trên thị trường kim loại

Lực bán áp đảo trên thị trường kim loại

Thị trường

Giá kim loại quý diễn biến phân hóa trong bối cảnh thông tin cơ bản trái chiều. Một mặt, giá các mặt hàng được hưởng lợi trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng, nhất là tại khu vực Trung Đông.

 Giá cà phê trụ vững trên đỉnh 125.000 đồng/kg

Giá cà phê trụ vững trên đỉnh 125.000 đồng/kg

Thị trường

Sáng ngày 16/12, các vùng nguyên liệu báo giá cà phê hôm nay khoảng 125.000 đồng/kg để mua vào từ nông dân.

Gạo HAPRO Đồng Tháp được vinh danh Top 2 ' Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích' năm 2024

Gạo HAPRO Đồng Tháp được vinh danh Top 2 ' Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích' năm 2024

Thị trường

Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.

Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường

Theo MXV, sắc đỏ bao trùm thị trường nguyên liệu công nghiệp trong tuần giao dịch vừa qua, nhưng điểm sáng đáng chú ý đến từ đà tăng giá mạnh của mặt hàng ca cao.

Giá dầu thô bật tăng hơn 6%

Giá dầu thô bật tăng hơn 6%

Thị trường

Giá dầu thô WTI tăng 6% lên 71,3 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tăng gần 5%, đạt mức 74,5 USD/thùng.

Dự trữ hàng Tết Ất Tỵ 2025 tăng mạnh, tránh khan hàng sốt giá

Dự trữ hàng Tết Ất Tỵ 2025 tăng mạnh, tránh khan hàng sốt giá

Thị trường

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang tích cực dữ trữ lượng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, không để xẩy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường

Trên thị trường đậu tương, trong phiên giao dịch hôm qua, giá biến động quanh mức tham chiếu khi các thông tin cơ bản tương đối trái chiều.

Sắc đỏ bao trùm bảng giá kim loại

Sắc đỏ bao trùm bảng giá kim loại

Thị trường

Thị trường kim loại dẫn dắt đà giảm toàn thị trường với 8 trên 10 mặt hàng đồng loạt suy yếu. Trong đó, giá bạc quay đầu lao dốc 4% từ mức đỉnh của một tháng do hoạt động chốt lời mạnh mẽ.

Giá xăng ngày 12/12 tăng nhẹ, giá dầu quay đầu giảm

Giá xăng ngày 12/12 tăng nhẹ, giá dầu quay đầu giảm

Thị trường

Từ 15h ngày hôm nay (12/12), giá xăng E5 RON 92 giảm 3 đồng/lít còn 19.861 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 33 đồng/lít, còn 20.596 đồng/lít.

Giá bạc neo tại vùng đỉnh của một tháng

Giá bạc neo tại vùng đỉnh của một tháng

Thị trường

Giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, tiếp tục duy trì ở vùng đỉnh một tháng.

OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới

OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới

Thị trường

Ngày 11/12, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay và năm sau, đánh dấu đợt điều chỉnh giảm của tổ chức này trong tháng thứ 5 liên tiếp.

Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần mục tiêu đề ra

Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần mục tiêu đề ra

Thị trường

Kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024. Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Nền kinh tế lớn nhất thế giớ tiêu thụ gần 68.000 tấn hồ tiêu Việt Nam

Nền kinh tế lớn nhất thế giớ tiêu thụ gần 68.000 tấn hồ tiêu Việt Nam

Thị trường

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch đạt 106,5 triệu USD.

Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD

Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD

Thị trường

Ước cả năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2023, vượt 13,1% so với kế hoạch năm 2024.

Xuất khẩu cá ngừ sang Bồ Đào Nha đạt gần 9,4 triệu USD

Xuất khẩu cá ngừ sang Bồ Đào Nha đạt gần 9,4 triệu USD

Thị trường

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, liên tục từ đầu năm các đơn hàng cá ngừ của Việt Nam đang được xuất sang Bồ Đào Nha. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu (XK) sang thị trường này đạt gần 9,4 triệu USD, tăng 380% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường

Đầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê bất ngờ giảm sâu, đặc biệt là cà phê Robusta khi đánh mất hơn 15% chỉ trong hai phiên giao dịch.

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng, nông sản là điểm sáng

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng, nông sản là điểm sáng

Thị trường

Cán cân thương mại hàng hóa sau 11 tháng năm 2024 đang nghiêng về xuất siêu 24,31 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.

Giá đậu tương tăng trước triển vọng nhu cầu tích cực

Giá đậu tương tăng trước triển vọng nhu cầu tích cực

Thị trường

Giá khô đậu tương giảm nhẹ do sức ép từ việc dầu đậu tăng giá. ANEC cho biết xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 được dự báo đạt 1,44 triệu tấn, giảm hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: