Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian qua, thành phố tập trung nhận diện, rà soát 712 dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Trong đó, có những dự án kéo dài 10 năm chưa triển khai, có những dự án thu hồi dở dang gây lãng phí. Thành phố đã đưa các dự án vào diện tháo gỡ để vận hành lại. Với các dự án không thể triển khai vì nhiều lý do khách quan, pháp lý, thành phố đã thu hồi.
Đối với lĩnh vực công viên, trong năm 2023, UBND thành phố xem xét, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tồn tại đối với 2 công viên (Công viên Thiên Văn học và Công viên Cây đàn tại Khu đô thị Dương Nội). Đây là các công trình đã đầu tư xây dựng nhưng do các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, không đưa vào sử dụng trong nhiều năm.
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt xử lý những tồn tại, đồng thời giảm thiểu việc lãng phí nguồn lực của xã hội, đến nay các công trình này đã được đưa vào sử dụng, khai thác nhằm phát huy giá trị và kịp thời phục vụ Nhân dân.
Đối với Công viên hồ Phùng Khoang, dù hoàn thành xong nhiều hạng mục nhưng chưa thể đưa vào hoạt động do chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch Hà Nội cho biết, các dự án công viên rất quan trọng đối với thành phố, bởi các dự án này sau khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường, tăng diện tích cây xanh và không gian vui chơi giải trí cho dân cư nội đô.
Vì thế, chủ đầu tư phải làm tốt hơn phần trách nhiệm của mình đối với dự án công trình công cộng; không thể có chuyện dự án khu đô thị đã làm xong từ lâu mà dự án công trình xã hội cả chục năm vẫn chưa hoàn thành.
Chủ tịch Trần Sỹ Thanh giao Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn giám sát chặt chẽ tiến độ giải phóng mặt bằng của hai quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân, chậm nhất ngày 15/12/2024 phải xong để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Trên tinh thần không chờ đợi, dứt khoát không lùi tiến độ dự án, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị tạo cơ chế thông thoáng để làm dự án công cộng phục vụ Nhân dân, vừa giải phóng mặt bằng, vừa phải hoàn thành các thủ tục thi công. Mục tiêu đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành và đưa vào sử dụng.
“Các đơn vị có liên quan cần tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu để dịp Tết Nguyên đán sắp tới, người dân phải được vui chơi và xem pháo hoa tại Công viên hồ Phùng Khoang”, người đứng đầu chính quyền thành phố nhấn mạnh.
Báo cáo tại đây, ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Công viên hồ Phùng Khoang được thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2008, đến năm 2022 thành phố cho phép giãn tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2024. Tổng mức đầu tư của dự án gần 3.500 tỷ đồng đồng. Chủ đầu tư dự án là Liên danh Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng đô thị. Việc dự án chậm tiến độ so với kế hoạch là do sự phối hợp, chuẩn bị của chủ đầu tư và đơn vị liên quan trong khâu giải phóng mặt bằng chưa hiệu quả.
Tại cuộc họp, đại diện chủ đầu tư, UBND hai quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân làm rõ những khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành dự án, như: Việc điều chỉnh quy hoạch khiến một số hạng mục phải thay đổi thiết kế, những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.
Theo ông Võ Nguyên Phong, việc chưa hoàn thành đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang chủ yếu từ công tác phối hợp, chuẩn bị của chủ đầu tư để thực hiện các chính sách đền bù, hỗ trợ phục vụ giải phóng mặt bằng chưa hiệu quả.
Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang (trong đó có hạng mục Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang) được phê duyệt quy hoạch lần đầu tại Quyết định số 17 ngày 26/1/2007. Tuy nhiên, năm 2016 đã được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 3740 ngày 7/7/2016 (về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, tỷ lệ 1/500).
Trong đó, Công viên hồ Phùng Khoang giữ nguyên chỉ tiêu quy hoạch nhưng thay đổi vị trí và hình dáng các công trình phụ trợ. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang phải thực hiện thủ tục phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi để tiếp tục triển khai, hoàn thiện đối với phần khối lượng xây dựng còn lại. Chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 3162 của UBND thành phố xác định có hiệu lực đến hết quý IV/2024, vì vậy cần hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Sáng 19/11, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024 với tổng kinh phí dự kiến hơn 37 tỷ đồng.
Việt Nam lọt top quốc gia có tỷ lệ tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới với 90%, cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn Mỹ (66%), Australia (66%)...
Trong đó các huyện ngoại thành như: Mỹ Đức, Thanh Oai, Hoài Đức, Mê Linh... sẽ đấu giá 318 thửa đất trong tháng 12, giá khởi điểm từ 1,1 triệu đồng/m2.
Dự thảo nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Chính phủ ban hành.
Cục Thuế tỉnh Bình Dương vừa công khai danh sách 365 cá nhân và doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó, đứng đầu danh sách này là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp Nam Kim; Công ty TNHH xây dựng BĐS Hưng Phát; Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An- công ty con của Đất Xanh Group...
Chiều 29/11, Quốc hội Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) và Luật Đấu thầu.
Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định nâng mức vốn đầu tư với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng, gấp 3 lần quy định hiện hành, nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công, bảo đảm tính ổn định trong thực hiện Luật.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 72/2021/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định bảng giá đất giai đoạn 2022-2024 tỉnh Bắc Giang. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/12/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
Ngày 29/11, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng Hàng không Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) giai đoạn đến năm 2030.
UBND TP Hà Nội bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 15/10/2019 của UBND Thành phố quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc triển khai thực hiện tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 25/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) - nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”, trong vài năm trở lại đây và rất khó, thậm chí không có khả năng xuất hiện trở lại tại Hà Nội và TP HCM.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang xây dựng nhà ở tại một số đơn vị doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn 2011 - 2021.
Trong khuôn khổ chương trình ký họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, vừa được Quốc hội thông qua chiều 23/11.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?