Đối với các dự án chậm tiến độ, không hiệu quả, UBND TP Hà Nội yêu cầu phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực, thất thoát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả hoặc lãng phí.

6 dự án này bao gồm: dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội; dự án khu nhà ở sinh viên cụm trường tại khu đô thị mới Pháp Vân-Tứ Hiệp; dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích; Bảo tàng Hà Nội; dự án đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP chủ trì cùng các Phó Chủ tịch UBND TP liên quan khác và các sở ngành thực hiện; thời gian hoàn thành trước ngày 31/7.

Trong số 6 dự án nêu trên, có dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội vừa phải điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 32.910 tỉ đồng lên hơn 34.800 tỉ đồng; đồng thời điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2009-2022 thành 2009-2027, kéo dài thêm 5 năm. Dự án này đã đội vốn gấp đôi so với dự kiến ban đầu.

Tàu đường sắt Nhổn-ga Hà Nội. Ảnh: MRB
Tàu đường sắt Nhổn-ga Hà Nội. Ảnh: MRB

Trong số 6 dự án nêu trên có Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội vừa phải điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 32.910 tỷ đồng lên hơn 34.800 tỷ đồng; đồng thời điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2009 - 2022 thành 2009 - 2027, kéo dài thêm 5 năm. Ngoài ra, Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng, sử dụng vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của thành phố Hà Nội.

Trong số 6 dự án đội vốn, chậm tiến độ bị "bêu tên", dự án nhà ở sinh viên cụm trường tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp trước đó đã được UBND thành phố Hà Nội đã chính thức phê duyệt kế hoạch chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội để tăng nguồn cung cho thị trường và là giải pháp để tránh lãng phí nguồn lực Nhà nước.

Theo đó, sau hàng chục năm bỏ hoang, dự án nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, với vốn đầu tư gần 1.900 tỷ đồng sẽ được Hà Nội dành gần 224 tỷ đồng để cải tạo chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê. Đây là một trong những điểm mới trong Kế hoạch phát triển nhà ở tới năm 2025 với mục tiêu phát triển 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội với nguồn vốn khoảng 12.500 tỷ đồng của thành phố Hà Nội.