Zong Qinghou - một doanh nhân đồ uống tự thân, người từng chiếm giữ vị trí giàu nhất Trung Quốc trong một thời gian, đã qua đời vào 25/2/2024 thọ 79 tuổi.
Ông Zong Qinghou được Forbes vinh danh là người giàu nhất Trung Quốc năm 2010, với khối tài sản 8 tỷ USD.
Cụ thể, Wahaha Group thông báo, nói rằng ông Zong Qinghou (Sinh năm 1945, Chủ tịch tập đoàn Wahaha Group) đã qua đời vì một căn bệnh không xác định và hưởng thọ 79 tuổi.
Được biết, Zong Qinghou thành lập một công ty nước giải khát vào những năm 1980, đến thập kỷ 1990, ông hợp tác với Danone - gã khổng lồ thực phẩm của Pháp, để ra mắt một trong những thương hiệu thực phẩm và đồ uống nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.
Nhưng đến năm 2007, mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng khi Danone cáo buộc ông Zong điều hành các công ty bí mật bán các sản phẩm gần như giống hệt nhau, bòn rút tới 100 triệu đô la từ liên doanh.
Ông Zong phản bác, nói rằng Danone đã biết về các công ty. Đồng thời khẳng định sẽ trừng phạt Danone vì "những hành động xấu xa" của mình.
Thời điểm đó, tranh chấp trở nên gay gắt đến nỗi Tổng thống Pháp - Nicolas Sarkozy, đã nêu vấn đề này trong một cuộc họp với Trung Quốc.
Đến năm 2009, Danone bán 51% cổ phần, trao toàn quyền kiểm soát công ty của ông Zong.
Năm 2010, Forbes vinh danh ông Zong là người giàu nhất Trung Quốc, với khối tài sản trị giá 8 tỷ USD. Đến năm 2012, ông tiếp tục được Forbes vinh danh nằm trong top tỷ phú Trung Quốc với khối tài sản trị giá khoảng 10 tỷ đô la. Năm 2023, Forbes ước tính rằng tài sản của ông đã giảm xuống còn 5,9 tỷ USD, xếp ông ở vị trí thứ 53 trong danh sách tỷ phú Trung Quốc.
Sự nghiệp của ông trùm đồ uống Trung Quốc
Ông Zong, người lớn lên trong nghèo khó, và được biết đến với sự cần mẫn đáng ngạc nhiên. Trong các cuộc phỏng vấn, ông cho biết ông đến trụ sở công ty trước 7 giờ sáng và làm việc đến 11 giờ đêm. Kể cả đến khi giàu có thì ông trùm đồ uống Trung Quốc vẫn chỉ có những sở thích đơn giản là hút thuốc và uống trà Lipton.
Bắt đầu với vị trí là một nhân viên bán hàng lưu động vào năm 1978 và khoảng một thập kỷ sau, ông Zong mở một quầy hàng gần một trường tiểu học, bán nước ngọt và đồ ăn đá.
Trong một buổi chia sẻ với truyền thông, ông Zong cho biết nhìn thấy những đứa trẻ đói đi ngang qua đã thúc đẩy ông phát minh ra một loại nước uống vitamin, mà ông gọi là Wahaha Oral Liquid. "Nó giải quyết vấn đề của những đứa trẻ không muốn ăn và bị suy dinh dưỡng".
Ông Zong Qinghou thường đến trụ sở công ty trước 7h và làm việc đến tận 23h.
Tập đoàn Wahaha Hàng Châu - "Wahaha" dịch một cách lỏng lẻo là "đứa trẻ cười" - ra đời ngay sau đó, bán nước đóng chai, nước ngọt và trà. Sau đó, nó mở rộng sang sữa bột trẻ em và quần áo trẻ em.
Tuy nhiên, "tuần trăng mật" của liên doanh đã nhanh chóng kết thúc sau khi Danone cáo buộc ông Zong có hành vi sai trái. Còn ông Zong đã ngay lập tức chống trả bằng một bức thư ngỏ, khẳng định Danone lan truyền thông tin không chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty và vu khống gia đình ông. Các quan chức Wahaha đã tổ chức các cuộc biểu tình và tổ chức các cuộc họp báo tố cáo các quan chức Danone là "những kẻ điên rồ".
Danone cuối cùng đã bán 51% cổ phần của mình tại liên doanh cho ông Zong với giá khoảng 500 triệu đô la, ít hơn nhiều so giá trị mà các nhà phân tích dự đoán.
Đầu năm 2021, tỷ phú Zong Qinghou bổ nhiệm con gái Zong Fuli làm phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Wahaha.
Kết luận thanh tra cho biết DOJI đã vi phạm về chấp hành chế độ báo cáo hoạt động kinh doanh mua, bản vàng miếng; về một số giao dịch bán vàng với giá bán cao hơn giá niêm yết; về hoạt động hai kinh doanh vàng khác (hoạt động vay vốn bằng vàng của người dân, khách hàng... Thống đốc NHNN có văn bản chuyển thông tin sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định.
Theo kết luận thanh tra, Bảo Tín Minh Châu có các vi phạm về chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán, thuế,... trong hoạt động kinh doanh vàng. Thanh tra đã báo cáo, trình Thống đốc NHNN phê duyệt và có văn bản chuyển thông tin vụ việc vi phạm sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong những ngày cuối tháng 5/2025, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã hoàn tất phát hành hàng loạt lô trái phiếu có giá trị lớn, góp phần gia tăng đáng kể dòng vốn cho thị trường.
ACB đã phát hành thêm tối đa gần 670 triệu cổ phần, tương ứng gần 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, sau thay đổi trên, tổng vốn điều lệ của ngân hàng cũng nâng lên gần 51.367 tỷ đồng...
Ngày 30/5/2025, Tổng Công ty Viglacera – CTCP (HoSE: mã chứng khoán VGC) thông báo đã nhận đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2024-2029 của ông Nguyễn Văn Tuấn.
Trong tâm thư của Chủ tịch HĐQT THACO, ông Trần Bá Dương cho biết,việc THACO đề xuất đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của THACO trong việc tham gia các dự án trọng điểm quốc gia. Thaco có thể góp vốn bằng phần lớn lợi nhuận, ước đạt 15.000 tỷ đồng/năm.
Công ty Cổ phần Pin ắc quy Miền Nam (Pinaco, mã chứng khoán PAC) thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 24/6 để thực hiện quyền chi trả cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền và phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (thưởng cổ phiếu).
UBCKNN đã ban hành Quyết định số 227/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Group Bắc Việt (mã BVG-UPCoM) bị phạt tổng cộng 365 triệu đồng.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không chỉ là chuyện xây tuyến đường mới, mà còn là “bệ phóng” để hình thành ngành công nghiệp đường sắt nội địa và thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước. Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long bày tỏ niềm tin rằng Chính phủ sẽ ủng hộ điều này.
Tập đoàn điện tử và thiết bị gia dụng Samsung (Hàn Quốc) đang mong muốn trở thành một phần của ngành công nghiệp vũ trụ. Tờ Korea Economic Daily đưa tin Samsung có kế hoạch bắt đầu sản xuất cơ sở hạ tầng và linh kiện vũ trụ.
Sau đề xuất của Vingroup, Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) mới có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất được tham gia đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đến nay, có 2 doanh nghiệp lớn nhất nhì cả nước đề xuất đầu tư dự án này.
Dược phẩm Tipharco (DTG) dự kiến phát hành thêm hơn 1,25 triệu cổ phiếu. Giá phát hành mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng/đơn vị, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá của DTG là hơn 12,52 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024, ghi nhận ợi nhuận kế toán trước thuế đạt 12.722 tỷ đồng, tăng 125% so với mức 5.650 tỷ đồng của năm trước và là lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay của SCIC.
Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã liên tục mua vào cổ phiếu của Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group, Mã chứng khoán DXG) trong hơn một tháng qua, với khối lượng gần 13 triệu đơn vị.
Theo hãng tin Reuters cho biết, Shein đang xúc tiến kế hoạch đệ trình bản cáo bạch sơ bộ lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong trong vài tuần tới, với mục tiêu chính thức niêm yết ngay trong năm 2025.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương muốn bán giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh 17 triệu cổ phiếu VAB của VietABank, thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 28/5 - 26/6.
Ngày 27/5/2025, CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC – HoSE: IJC) chính thức công bố thông tin bất thường liên quan đến việc phê duyệt dự án Khu nhà ở Prince Town II (mở rộng) tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, UPCoM: mã chứng khoán TAL) ngày 27/5 đã công bố thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc thông qua chủ trương vay 1.925 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID).
Công ty Cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH (HoSE: mã chứng khoán TNH) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Dự kiến, ĐHĐCĐ thường niên của công ty sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tại Bắc Giang.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?