Thêm loạt dự án điện vào Quy hoạch điện VIII
Bất động sảnPhó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định ban hành phụ lục bổ sung, cập nhật danh mục dự án nguồn điện để thực hiện quy hoạch điện VIII.
Bất động sản (BĐS) là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 gây nên. Tình hình tài chính khó khăn cộng thêm việc giãn cách xã hội đã khiến một loạt những dự án BĐS phải lùi tiến độ bàn giao khiến người mua vô cùng lo lắng.
“Ngồi trên đống lửa"
Bà Nguyễn Thị Thẩm trú tại quận Bắc Từ Liêm là một trong những khách hàng đã ký hợp đồng mua dự án Athena Complex Pháp Vân có địa chỉ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Đây là dự án nhà ở có mức giá tầm trung ở khu vực phía nam của Hà Nội. Hơn nữa, khi quyết định mua, bà Thẩm nhận thấy vị trí địa lý thuận lợi, giá chung cư phù hợp với khả năng tài chính, cộng vào đó là không gian sống trong lành với hệ thống cây xanh bao phủ…Tuy nhiên, điều khiến bà vô cùng lo lắng là đến thời điểm hiện tại, đã 5 tháng so với thời điểm bàn giao ban đầu, căn hộ của bà vẫn chưa được bàn giao.
“So với thời điểm ký hợp đồng cho đến thời gian này là hơn 1 năm, khi dự án chậm lại thì khách hàng chúng tôi rất là lo lắng. Tuy nhiên, dịch bệnh diễn ra đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn thế giới và thiệt hại đầu tiên là nhà đầu tư chịu, sau đó đến khách hàng. Ở thời điểm này nếu nhà đầu tư và khách hàng nghĩ ra những biện pháp tiêu cực gây áp lực cho nhau thì sẽ mang lại hiệu quả không tốt, đạt kết quả không mong muốn” – bà Thẩm chia sẻ
Sau nhiều ngày thắc mắc, bà Thẩm cũng như nhiều khách hàng khác đã nhận được thư thông báo của chủ đầu tư giải thích về nguyên nhân chậm bàn giao cũng như tiến độ bàn giao trong thời gian tới. Ngoài ra, chủ đầu tư dự án này cũng đưa các khách hàng đến trực tiếp công trường thi công để “mục sở thị” tiến độ dự án.
Công nhân tại dự án Athena Complex Pháp Vân đang thi công gáp rút để sớm hoàn thành công trình, đảm bảo tiến độ bàn giao nhà cho khách hàng. |
Theo tìm hiểu, dự án Athena Complex Pháp Vân được triển khai thi công từ năm 2018 gồm 2 tòa nhà cao 27 tầng với 400 căn hộ nằm trong khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Khuôn viên của dự án có tổng diện tích 6.088m2 và mật độ xây dựng khá thấp, chỉ khoảng 36,7%.
Trong giai đoạn triển khai thi công, từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2020, thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid 19, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu việc giãn cách xã hội, dự án phải tạm dừng thi công trong một thời gian dài. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ của dự án bị chậm và không thể bàn giao nhà đúng hạn cho khách hàng.
Đại diện Công ty TNHH Phát triển Đô thị & Xây dựng 379 – Chủ đầu tư dự án cho biết: “Chúng tôi rất thấu hiểu sự nôn nóng của khách hàng nên trong giai đoạn này, phía Chủ đầu tư sẽ nỗ lực hết mình để thi công dự án thật nhanh bằng các biện pháp rõ ràng như cập nhật tiến độ xây dựng thường xuyên cho khách hàng, kêu gọi hỗ trợ từ các ngân hàng hay kinh doanh gối các dự án với nhau,… Vì vậy, phía Chủ đầu tư dự án cũng mong khách hàng hết sức thông cảm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án Athena Complex Pháp Vân sớm nhất có thể”.
Đi tìm tiếng nói chung giữa khách hàng và Chủ đầu tư
Rõ ràng việc chậm bàn giao nhà cho cư dân là lỗi ở chủ đầu tư, điều đó không thể chối cãi nhưng nếu xét trên góc độ toàn diện thì nguyên nhân khách quan từ khó khăn dịch bệnh, thiếu vốn, thiếu nguồn lực, nhân lực sản xuất được xem là nguyên nhân hàng đầu.
Nói về vấn đề trên, Chuyên gia kinh tế Quang Minh cho rằng: “Nguyên nhân chậm bàn giao nhà trong thời điểm này đến cả từ yếu tố khách quan bởi dịch bệnh khiến phải giãn cách xã hội, thiếu nguồn lao động, tài chính bất ổn ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công tại các dự án”.
Điều này cũng được quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Hợp đồng mua bán nhà ở được xem là một giao dịch dân sự. Do đó Hợp đồng mua bán nhà ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Nhà ở năm 2015 cũng sẽ thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề liên quan đến trường hợp “Sự kiện bất khả kháng”, theo đó: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Trong trường hợp này, dịch bệnh được coi là một sự kiện như vậy bởi nó xảy ra là điều không ai mong muốn, và không nằm trong sự kiểm soát của con người, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống, xã hội trong đó có việc thi công, xây dựng công trình.
Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại cho những người mua nhà mà chính các chủ đầu tư cũng là người phải chịu thiệt hại về cả uy tín lẫn tài chính. |
Cũng theo Chuyên gia kinh tế Quang Minh, việc chậm bàn giao nhà không phải là câu chuyện cũ nhưng với nhiều doanh nghiệp bất động sản trong năm 2020 và 2021 nó là câu chuyện mới với những khó khăn chưa từng gặp trong lịch sử khi hầu hết họ nằm trong tình huống bị động với một loại khó khăn khách quan…Và khách hàng hay người mua nhà là người trực tiếp bị ảnh hưởng quyền lợi từ đó bởi với các dự án chung cư thì đa phần là người dân phải đi vay vốn mua nhà…
Nhưng thay vì việc gây áp lực bằng các biện pháp tiêu cực người dân cũng cần tìm hiểu, nhìn nhận vấn đề trên một bức tranh toàn diện. Từ đó hai bên cần trao đổi để cùng tìm tiếng nói chung để đạt được hiệu quả tốt nhất. Phía chủ đầu tư cũng cần có những cách thức giúp người dân an tâm và bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định ban hành phụ lục bổ sung, cập nhật danh mục dự án nguồn điện để thực hiện quy hoạch điện VIII.
Theo Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, thành phố hướng đến năm 2035 sẽ hoàn thành khoảng 410,8km đường sắt đô thị; từ năm 2036-2045 hoàn thành thêm khoảng 200,7km.
Theo Tiến sĩ Võ Trí Thanh điểm lại việc tăng giá sốc của gia nhà chỉ trong vài thập kỷ. Ông cho biết nếu tính lạm phát thì trong thập kỷ 90, giá cả hàng hóa tăng 4 lần, nhưng gia nha tăng tới 400 lần.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phước Bình 2, tỉnh Đồng Nai.
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ xem xét chấp thuận chuyển nghiên cứu đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku theo phương thức PPP sang nghiên cứu đầu tư theo hình thức đầu tư công; đồng thời giao bộ này là cơ quan chủ quản.
Chủ tịch UBND TP HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.
Ngày 26/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo về xây dựng và thực hiện đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam cùng các dự án đường sắt trọng điểm quốc gia.
Chung cư Benhill ngay từ khi ra mắt đã gây sốt tại thị trường bất động sản Bình Dương và các nhà đầu tư cả nước bởi vị trí đắc địa, pháp lý chuẩn chỉnh cùng mức giá tốt nhất khu vực. Đặc biệt, dự án ngày càng thêm nóng khi ngày 29/12/2024 tới đây sẽ diễn ra sự kiện mở bán lớn nhất từ trước tới giờ đem đến cơ hội sở hữu căn hộ mơ ước cùng những phần quà giá trị cho khách hàng và các nhà đầu tư.
Theo nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) vừa được công bố, SGN sẽ lãnh đạo liên danh triển khai dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không, cùng với dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất số 2 tại Long Thành.
HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 20/2024/NQ-HĐND về điều chỉnh Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019). Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2025.
Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP HCM về kết quả thực hiện nhiệm vụ điều tra nhu cầu về nhà ở của người dân giai đoạn 2026-2030. Đáng chú ý, giá trị dự kiến của nhà ở riêng lẻ dự định mua trung bình là 2,76 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng chi trả hiện có của người có nhu cầu đạt khoảng 49% giá trị tài sản.
CTCP Đầu tư Phát triển hạ tầng Phú Gia mới được thành lập vào tháng 11/2024, có địa chỉ tại TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa trúng đấu giá quyền sử dụng hai khu đất thực hiện dự án là Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến và Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn, TP Quy Nhơn.
Thanh tra Chính phủ(TTCP) vừa công khai kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của UBND TP Hải Phòng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Bảng giá đất điều chỉnh được áp dụng đến hết năm 2025, gấp 2-6 lần so với bảng giá đất cũ. Trong đó giá cao nhất là 695,3 triệu đồng/m2 trên các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào.., quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực đến ngày 31/12/2025.
Mới đây, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất đợt 1 cho liên danh CTCP Regal Group và CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) để đầu tư dự án Khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn, thị xã Hương Trà.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030.
UBND TP Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình 01 dự án: Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại phường Giảng Võ với diện tích 6,838 ha.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?