Cổ đông bác đề xuất Ricons niêm yết cổ phiếu
Doanh nghiệpGần 70% cổ đông tham dự phiên họp thường niên mới đây không tán thành việc Ricons niêm yết cổ phiếu lên sàn HoSE dù đã hoãn lại suốt 2 năm qua.
Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (CC1 JSC) đứng vị trí thứ 107 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt năm 2022. CC1 là công ty gì? Tổng Công ty Xây dựng số 1 làm ăn ra sao?
![]() |
CC1 hay Sây dựng số 1 là cách gọi tắt của Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1; tên Tiếng Anh: Construction Corporation No 1 Joint Stock Company) |
CC1 hay Sây dựng số 1 là cách gọi tắt của Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1; tên Tiếng Anh: Construction Corporation No 1 Joint Stock Company). Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP có địa chỉ trụ sở chính tại tầng 9, Tòa nhà Sailing Tower, 111A Pasteur - Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh.
Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (CC1 JSC) là một trong những doanh nghiệp xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp có nhiều kinh nghiệm và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trong gần 40 năm qua, CC1 đã cố gắng chuyển tải ý tưởng “Xây dựng khát vọng Việt” và tầm nhìn của khách hàng vào những dự án thành công.
CC1 đã cung cấp dịch vụ xây lắp hàng đầu đến khách hàng trong hơn 1/3 thế kỷ qua. Kể từ khi thành lập chính thức vào năm 1979, với vai trò là một nhà thầu phụ trong nước cho các dự án xây lắp, công ty đã phát triển không ngừng và tự hào là một nhà cung cấp dịch vụ xây lắp, một nhà đầu tư có năng lực, đáng tin cậy trong lòng khách hàng và các đối tác trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, CC1 cũng tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2016. CC1 được giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 07/2017.
Chủ tịch HĐQT của CC1 hiện nay là ông Nguyễn Văn Huấn (SN1981). Ông Huấn từng có 10 năm đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT CTCP Đất Vàng (Đất Vàng), hiện là Tổng Giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật của CTCP Thương mại dịch vụ đầu tư địa ốc vàng (Golden Land). Golden Land được thành lập vào tháng 3/2020, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Công ty này có vốn điều lệ 60 tỉ đồng, các cổ đông sáng lập có chung địa chỉ thường trú, bao gồm: ông Nguyễn Văn Huấn (90% VĐL), ông Nguyễn Văn Huy (5% VĐL) và ông Đinh Tú Tài (5% VĐL).
![]() |
Chủ tịch HĐQT của CC1 hiện nay là ông Nguyễn Văn Huấn. |
Trước đó tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (AGM 2019), các cổ đông CC1 đã thảo luận về đề xuất cho phép nhà đầu tư chiến lược được chuyển nhượng cổ phần tự do sau 3 năm nắm giữ (thay vì 5 năm như quy định trước đó). Chủ trương này đã được AGM 2019 của CC1 thông qua với tỉ lệ tán thành tuyệt đối, song vẫn phải chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Bộ Xây dựng có ý kiến chính thức.
Cơ cấu cổ đông của CC1 kể từ sau AGM 2019 càng trở nên "cô đặc" với sự xuất hiện của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt.
Tại ngày 10/7/2020, Bộ Xây dựng là cổ đông lớn nhất tại CC1, nắm giữ hơn 44,58 triệu cổ phần, tương đương với tỉ lệ sở hữu 40,53% vốn điều lệ. Tiếp đến là các cổ đông chiến lược, gồm CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (Tuấn Lộc), CTCP Cơ điện lạnh Nam Thịnh (Nam Thịnh) và CTCP Top American Việt Nam (Top American Việt Nam) với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 19%, 15% và 11,03% vốn điều lệ. Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt là cổ đông lớn, với tỉ lệ sở hữu 9,47% vốn điều lệ.
Đến tháng 11/2020, Bộ Xây dựng đã tổ chức bán đấu giá toàn bộ số cổ phần CC1 đang nắm giữ. Với giá khởi điểm là 23.030 đồng/cp, lô cổ phiếu của Bộ Xây dựng có giá trị lên tới cả nghìn tỉ đồng.
Dù có tới 13 nhà đầu tư tham gia, song thương vụ đấu giá diễn ra khá trầm lắng. Giá đấu cao nhất cũng chỉ ở mức 23.040 đồng/cp, cao hơn 10 đồng so với giá khởi điểm. Khối lượng đặt mua của các nhà đầu tư cũng chỉ ở mức vừa phải, đủ để không trở thành cổ đông lớn của CC1.
Kết quả, có 12 nhà đầu tư cá nhân trúng đấu giá, với mức giá đấu bình quân là 23.031 đồng/cp, chỉ hơn 1 đồng so với mức giá khởi điểm.
Sau khi cổ đông Nhà nước thoái lui, Top American Việt Nam, Tuấn Lộc và Quản lý Quỹ Bảo Việt đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu CC1. Nam Thịnh cũng thể hiện quyết tâm thoái vốn sau 3 lần không thành công.
Ở chiều hướng ngược lại, các ông Trần Tấn Phát và Nguyễn Văn Huấn đã lần lượt mua vào 13,7 triệu cổ phiếu và 12,1 triệu cổ phiếu, qua đó trở thành cổ đông lớn tại CC1 với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 12,49% và 11,03% vốn điều lệ. Trong đó, ông Nguyễn Văn Huấn đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT CC1 thay thế cho ông Lê Dũng kể từ ngày 21/1/2021.
![]() |
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Số 1 là ông Lê Bảo Anh |
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Số 1 là ông Lê Bảo Anh. Trước khi đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ông Lê Bảo Anh đã có hơn 17 năm đảm trách nhiều vị trí trọng yếu ở CC1. Với xuất phát điểm là Cán bộ kỹ thuật tại phòng Quản lý dự án, bằng năng lực và kinh nghiệm, ông được Ban lãnh đạo tin tưởng bổ nhiệm làm Phó phòng Kế hoạch – Đầu tư, Trưởng phòng nghiên cứu chiến lược và phát triển dự án, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và đầu tư, Giám đốc Đầu tư, và gần đây nhất là Phó Tổng Giám đốc phụ trách đầu tư.
Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc phụ trách đầu tư, ông đã góp phần tạo nên thành công cho nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực dân dụng, năng lượng và giao thông – hạ tầng kỹ thuật theo hình thức BT, BOT, BOO,…
Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT Lê Văn Huấn và Tổng Giám đốc Lê Bảo Anh, thời gian qua, CC1 đã trúng thầu hàng loạt dự án trọng điểm như Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án thành phần cao tốc Vân Phong - Chí Thạnh, dự án thành phần cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, CC1 ghi nhận doanh thu thuần công ty đạt mức 2.605 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt mức gần 149 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 1,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 85%, chỉ còn 86 tỷ đồng. Khấu hao các chi phí, CC1 ghi nhận mức lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 94 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 137 tỷ đồng, giảm 58% so với quý này năm trước.
Doanh thu tài chính giảm cùng tổng các chi phí tăng kéo lợi nhuận thuần giảm 70% so với cùng kỳ, đạt 139 tỷ đồng. Lợi nhuận khác tăng 149% nên lãi trước và sau thuế lần lượt đạt 243 tỷ đồng và 184 tỷ đồng, giảm 52% và 61% so với cùng kỳ.
![]() |
CC1 đã sử dụng quyền sở hữu, quản lý vận hành, khai thác cao ốc Sailing Tower làm tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu của công ty |
CC1 đặt mục tiêu năm 2022 với 11.252 tỷ đồng doanh thu thuần và 396 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, CC1 đã hoàn thành 59% kế hoạch doanh thu và 61% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Đáng chú ý, nợ vay tài chính của CC1 ở mức 6.779 tỷ đồng, tương ứng gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ trái phiếu của công ty tính đến cuối quý IV/2022 là 2.639 tỷ đồng.
Ngoài cao ốc Sailing Tower, CC1 còn thế chấp hàng loạt tài sản khác cho các khoản vay ngân hàng. Cụ thể, tháng 1/2023, CC1 đã thế chấp các quyền tài sản của công ty phát sinh từ Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 3741/PMUMT-HĐXL ngày 25/12/2022 về việc thực hiện Gói thầu Xây lắp thi công xây dựng toàn tuyến (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) của dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (bên nhận thế chấp là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Thiêm).
Tháng 12/2022, CC1 thế chấp các quyền tài sản của CC1 phát sinh từ hợp đồng thi công xây dựng công trình số 195/HĐ-BHTĐT ngày 23/12/2022 liên quan đến Gói thầu XL-07: Đoạn từ cầu Tham Lương đến cầu Chợ Cầu thuộc dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn) (Bên nhận đảm bảo là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Thiêm).
CC1 cũng đã đem các khoản phải thu và quyền đòi nợ hình thành từ Hợp đồng thi công xây dựng số 22088/PMUT3TIA/ACV-HANCORP-CC1 ngày 14/7/2022 về việc thi công gói thầu số 11: “Thi công phá dỡ, nền đất, móng cọc, sàn đáy tầng hầm công trình” thuộc dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất”, làm tài sản thế chấp (bên nhận đảm bảo là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tây Sài Gòn).
Tháng 8/2022, CC1 đem thế chấp Toàn bộ các quyền tài sản và lợi ích khác của CC1 phát sinh từ việc khai thác một số căn hộ thuộc Khối nhà Block B, Block C - Chung cư Lô số 1 và 2 nền nhà C2 và C3 tại dự án Khu dân cư Hạnh Phúc, tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh (các tài sản này được thế chấp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội).
Gần 70% cổ đông tham dự phiên họp thường niên mới đây không tán thành việc Ricons niêm yết cổ phiếu lên sàn HoSE dù đã hoãn lại suốt 2 năm qua.
HĐQT Kinh Bắc thông qua việc sử dụng tài sản của công ty con để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại các tổ chức tín dụng.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trường Giang, Phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã chứng khoán TPB).
Doanh nghiệp mới thành lập tên là Công ty TNHH Dabaco Quảng Trị, có vốn điều lệ 190 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn. Trụ sở chính đặt tại thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Vinhomes bổ nhiệm ông Đỗ Đức Hiếu vào vị trí Kế toán trưởng thay ông Lê Tiến Công, người giữ vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 20/6/2025.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa công bố nghị quyết HĐQT, thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ cổ phần mà công ty đang sở hữu, tương đương 94% tổng số cổ phần tại CTCP Đầu tư Bất động sản Ngô Mây với giá chuyển nhượng không thấp hơn giá vốn.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 240 triệu đồng.
Phòng Đăng ký kinh doanh và Tài chính doanh nghiệp (Sở Tài chính Hà Nội) mới đây đã thông báo về việc giải thể Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Ăn cùng bà Tuyết – đơn vị vận hành kênh TikTok nổi tiếng cùng tên.
Masayoshi Son, nhà sáng lập tập đoàn SoftBank (Nhật Bản), đang đề xuất thành lập một siêu tổ hợp công nghiệp trị giá 1.000 tỷ USD tại Arizona, Mỹ, với tham vọng phát triển robot và trí tuệ nhân tạo (AI).
Viettel ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt mức kỷ lục 54.337 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 41.951 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2023. Đáng chú ý, thu nhập bình quân của người lao động tại tập đoàn năm vừa qua đạt 33,5 triệu đồng/người/tháng.
Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng đăng ký chuyển quyền sở hữu hơn 87,5 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỉ lệ 2,26% vốn điều lệ của Vingroup để góp vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed.
Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa ban hành nghị quyết triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, đồng thời xây dựng kế hoạch cho năm tài chính 2026.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - Mã chứng khoán KLB) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến được tổ chức trực tuyến vào tháng 7 tới đây.
Trong cuộc đua AI tranh giành vị trí thống trị với Nvidia, Amazon tiếp tục thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 bằng việc mua hơn 9 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững từ Neste để vận hành đội bay Amazon Air.
Công ty trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk đang tiến gần đến việc hoàn tất thương vụ phát hành trái phiếu trị giá 5 tỷ USD do Morgan Stanley đứng đầu, bất chấp sự quan tâm khá dè dặt từ giới đầu tư.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC được phê duyệt đến hết năm 2026 là 39.366 tỷ đồng, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) công bố thông tin về ứng viên Thành viên độc lập HĐQT do Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt đề cử.
Ngày 17/6, Bamboo Airways công bố Nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Phương Thành đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc doanh nghiệp.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) sẽ trình lên ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra ngày 14/7 tới đây kế hoạch kinh doanh dự kiến thua lỗ và xin hủy phương án chi trả cổ tức năm 2023.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?