Ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội nhưng giá căn hộ vẫn tiếp tục tăng mạnh khiến nhiều người mua nhà đang lo lắng.
Khó mua nhà
Sau đợt nghỉ giãn cách hơn hai tháng, ông Đinh Tuấn Lâm (Ba Đình, Hà Nội) bắt đầu tìm hiểu một số dự án chung cư ở Hà Nội để mua nhà cho con sắp kết hôn.
Với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng, ông dự định sẽ mua một căn hộ 2 phòng ngủ ở khu vực vùng ven Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi đi xem nhiều dự án, với số tiền này ông không có nhiều sự lựa chọn. Chỉ một số dự án ở ngoại thành đáp ứng với mức tài chính này, còn các dự án trung tâm giá thấp nhất cũng trên 40 triệu đồng/m2.
“Cứ nghĩ dịch bệnh, nhiều người gặp khó khăn về tài chính thì giá nhà giảm, nhưng thực tế giá nhà càng ngày càng tăng cao”, ông chia sẻ. Để mua được căn hộ mới ở khu vực gần trung tâm, ông Lâm buộc phải vay thêm ngân hàng một khoản nữa.
Theo ông Lâm, trên thị trường đang mở bán toàn các dự án cao cấp và trung cấp, phân khúc bình dân nhà thu nhập thấp không có nên những người có nguồn tài chính eo hẹp gặp khó khăn về nhà ở. Người mua khó tiếp cận được các loại hình căn hộ này.
Tại Hà Nội, nguồn cung căn hộ vẫn thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước dịch bệnh. Trong ba quý đầu năm thị trường Hà Nội ghi nhận 11.430 căn mở bán mới, tăng 7% theo năm; trong đó, quý 3/2021 ghi nhận 3.483 căn mở bán mới, giảm 1% theo năm. 93% các sản phẩm mở bán mới trong quý đến từ các khu đô thị lớn ở phía Đông và phía Tây Hà Nội.
Tương tự như ông Lâm, bà Nguyễn Thị Thanh (Hà Đông, Hà Nội) mới bán căn hộ đang ở được 2 tỷ đồng tại khu vực này để dịch chuyển vào trung tâm. Theo tính toán ban đầu, số tiền bán căn hộ đang ở cộng với khoản tiết kiệm của hai vợ chồng, bà sẽ mua căn hộ tầm 3 tỷ đồng. Sau khi đi khảo sát tại một số dự án, số tiền trên chỉ phù hợp cho các dự án chung cư đã được bàn giao một thời gian, người mua bán lại cắt lỗ.
“Tôi muốn mua chung cư mới để ở vì tâm lý muốn đổi nhà mới, tự tay làm thiết kế từ đầu, nhưng có rất ít dự án. Dự án vừa giá tiền lại ở xa trung tâm, trong khi đó dự án ở nội đô thì giá quá cao”, bà Thanh cho hay.
Sau khoảng thời gian đi tìm dự án không được, gia đình bà Thanh đang chấp nhận thuê nhà ở trung tâm một thời gian rồi tính toán sau.
Nguồn cung hạn chế
Theo khảo sát của CBRE Việt Nam, nguồn cung căn hộ vẫn thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước dịch bệnh. Trong ba quý đầu năm thị trường Hà Nội ghi nhận 11.430 căn mở bán mới, tăng 7% theo năm; trong đó, quý 3/2021 ghi nhận 3.483 căn mở bán mới, giảm 1% theo năm. 93% các sản phẩm mở bán mới trong quý đến từ các khu đô thị lớn ở phía Đông và phía Tây Hà Nội.
Hoạt động mở bán chủ yếu diễn ra vào tháng 7/2021 và bắt đầu trở lại vào cuối tháng 9 sau khi Hà Nội kết thúc giãn cách xã hội. Các sản phẩm từ phân khúc cao cấp và trung cấp mở bán với số lượng sản phẩm cao cấp chiếm 65%.
Với việc hoạt động bán hàng bị gián đoạn từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9, doanh số bán trong quý 3/2021 đạt gần 3.000 căn, giảm 33% theo năm. Số căn bán được trong chín tháng đầu năm 2021 đạt gần 11.000 căn, giảm nhẹ 1% theo năm. Trong khi đó, giá bán trên thị trường sơ cấp được ghi nhận trung bình trên 35 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì), tăng 16% theo năm.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội phân tích, giá sơ cấp tại quận Từ Liêm đã tăng 10%/năm và ở quận Cầu Giấy tăng 17%/năm kể từ năm 2017. Sở dĩ có sự tăng trưởng về giá là do hạn chế nguồn cung, các dự án mới tung ra thị trường ít hơn, đặc biệt số các dự án có tính pháp lý tốt cũng giảm dần.
Lãnh đạo Hội môi giới BĐS cho biết, giá bất động sản không thay đổi so với quý trước. Nhưng lưu ý giá đất nền tại một số dự án tại Hà Nội vẫn ở ngưỡng cao thậm chí có hướng tăng so với Quý 2. Nguyên nhân chủ yếu là khan hiếm dòng sản phẩm này tại Hà Nội, trong khi nhu cầu lại rất mạnh.
Trong năm 2021, theo dự báo của CBRE Việt Nam, nguồn cung chào bán mới dự kiến dao động trong khoảng từ 17.000-18.000 căn, tương đương với ngưỡng mở bán của năm 2020 do tác động của dịch Covid-19. Doanh số bán hàng dự kiến sẽ hồi phục trong quý 4 khi các hoạt động bán hàng dần trở lại bình thường.
Trong năm 2022, nếu tiến độ tiêm vắc-xin diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi cũng như dần mở cửa lại biên giới, nguồn cung mở bán mới và doanh số bán dự kiến sẽ phục hồi về ngưỡng 25.000-27.000 căn. Mức giá sơ cấp được dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong vòng 3 năm tới, do sản phẩm của các khu đô thị tiếp tục nâng cấp định vị cũng như kì vọng các dự án cao cấp và hạng sang mở bán ở một số vị trí đắc địa, trung tâm.
Quận Đống Đa (TP Hà Nội) dự kiến xây dựng lại 36 tòa nhà trong khu tập thể Vĩnh Hồ (rộng 22 ha) thành nhà cao 40 tầng, phục vụ tái định cư tại chỗ cho cư dân và phục vụ mục đích thương mại của nhà đầu tư.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) cho biết UBND tỉnh Bắc Ninh đã chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận cho doanh nghiệp này làm nhà đầu dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ mở rộng 2.
Địa điểm Vườn Vô Cực tại Tổ 3, phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa từng thu hút hàng nghìn du khách đến check-in đang trong quá trình phá dỡ khu nhà hàng kết hợp bể bơi vô cực
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý chủ trương bổ sung cảng hàng không: Măng Đen (Kon Tum), Vân Phong (Khánh Hòa) vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay.
Đây là thông tin đại diện Văn phòng Đăng ký Đất đai TPHCM chia sẻ tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn vào chiều ngày 8/5.
Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn THACO của tỷ phú Trần Bá Dương được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng quy mô 114,78 hecta
Theo thông báo của Sở Xây dựng Hà Nội, dự án được đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức cạnh tranh để thực hiện khu nhà ở xã hội Tây Nam Kim Giang, tại các ô đất CT6B, CT7 và CT8 thuộc Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I, địa bàn xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) và phường Đại Kim (quận Hoàng Mai).
Thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm về quy hoạch, xây dựng trong việc thực hiện dự án Khu nhà ở Phù Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh khiến nhiều tập thể và các cá nhân vi phạm.
Trong quý II/2025, sân golf huyện Quỳnh Phụ sẽ được tỉnh Thái Bình sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án có diện tích gần 67,1 ha và tổng vốn gần 1.265,4 tỷ đồng.
Nhà đầu tư kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép lập đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên quy mô 10 làn xe theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
UBND TP HCM vừa có văn bản chấp thuận cho Tập đoàn Vingroup nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án đường sắt đô thị kết nối khu vực trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế (Cảng HKQT) Phú Quốc. Tại dự thảo Nghị quyết là phân cấp cho UBND tỉnh Kiên Giang quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khoá XV về hoạt động chất vấn trong lĩnh vực tài chính. Phương án áp thuế suất 20% trên phần lợi nhuận ròng thu được từ chuyển nhượng bất động sản và đánh thuế 2% tổng giá trị giao dịch trên hợp đồng đều không dễ hiện thực hoá...
Giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu VNĐ/m². Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu VNĐ/m² đất. Cơ cấu thị trường tiếp tục ghi nhận sự dịch chuyển về khu vực vùng ven như: Đông Anh, Hà Đông, Thường Tín...
Dự án AE Resort - Cửa Tùng do Công ty cổ phần Tập đoàn AE làm chủ đầu tư, được cấp chủ trương đầu tư từ ngày 19/4/2018. Dự án có quy mô 36,54ha, trải dài hơn 1,2km bờ biển, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 493 tỷ đồng.
HĐND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất thông qua Nghị quyết về việc dừng chủ trương đầu tư dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Khu đô thị mới An Phú (đảo Ngọc), thành phố Quảng Ngãi, quy mô vốn 3.800 tỷ đồng….
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?