Các ngân hàng trung ương, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ hàng đầu thế giới đang họp tại Tokyo (Nhật Bản) để đối diện với hai thực tế khắc nghiệt của nền kinh tế toàn cầu: tăng trưởng kinh tế suy yếu và lạm phát dai dẳng. Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc cắt giảm phát hành trái phiếu siêu dài hạn.
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc cắt giảm phát hành trái phiếu siêu dài hạn. (Ảnh: Reuters)
Ngành ngân hàng toàn cầu quy tụ bàn giải pháp với các nan đề kinh tế
Hội nghị thường niên do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và các đối tác tổ chức, chính thức khai mạc vào hôm nay. Hội nghị quy tụ các học giả, nhà kinh tế và lãnh đạo ngân hàng trung ương từ Mỹ, châu Âu và châu Á.
Theo Reuters, dù phần lớn bài phát biểu có tính học thuật và không mở cho truyền thông, chủ đề năm nay “Những thách thức mới đối với chính sách tiền tệ” cho thấy mối quan tâm hàng đầu hiện nay là cách các ngân hàng trung ương nên ứng phó với lạm phát kéo dài, rủi ro tăng trưởng suy giảm, thị trường tài chính biến động và chính sách thuế nhập khẩu từ Mỹ.
Những yếu tố đối đầu này, phần lớn bắt nguồn từ các chính sách thương mại không ổn định của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đang tạo ra trở ngại cho các ngân hàng trung ương trên toàn cầu – dù họ đang tăng hay giảm lãi suất.
Ví dụ, BOJ hiện vẫn kiên định với kế hoạch tăng lãi suất và giảm dần việc mua trái phiếu – trái ngược hẳn với xu hướng nới lỏng của nhiều ngân hàng trung ương khác. Tuy nhiên, những biến động gần đây trên toàn cầu khiến các nhà phân tích nghi ngờ liệu tốc độ tăng lãi suất đó có thể duy trì được hay không.
BOJ có thể sẽ phải tạm dừng trong thời gian ngắn, nhưng không cần từ bỏ hoàn toàn kế hoạch nâng lãi suất. Điều quan trọng là truyền thông rõ ràng rằng khi điều kiện cho phép, họ sẽ sẵn sàng tiếp tục.
Những chủ đề nóng bỏng
Các đại biểu tham dự bao gồm đại diện từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong đó có Chủ tịch Fed New York John Williams, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Canada và Ngân hàng Dự trữ Úc.
Tại hội nghị năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận về kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng bằng các công cụ nới lỏng tiền tệ phi truyền thống. Năm nay, các phiên thảo luận tập trung vào rủi ro suy thoái do thuế quan và lạm phát kéo dài.
Một phiên sẽ đề cập đến “nhu cầu dự trữ, kiểm soát lãi suất và thắt chặt định lượng (QT)”.
Phiên khác sẽ tranh luận về một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tháng 12/2024 có tên “Chính sách tiền tệ và nỗi lo lạm phát”, cảnh báo rằng những cú sốc nguồn cung lớn, như đại dịch COVID-19, có thể khiến lạm phát kéo dài. Các ngân hàng trung ương không nên chủ quan trước áp lực tăng giá chi phí đầu vào.
Dù từng dự kiến tiếp tục hạ lãi suất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hiện đang tạm dừng động thái này do lo ngại lạm phát leo thang bởi các biện pháp thuế quan mới. Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ giảm lãi suất thêm vào tháng 6, nhưng các nhà hoạch định chính sách ngày càng thiên về việc dừng lại để đánh giá tình hình.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng đang đối mặt với thế lưỡng nan. Lạm phát trong nước leo thang trong khi tăng trưởng bị đe dọa bởi thuế quan từ Mỹ. Ngày 1/5 vừa qua, BOJ đã phải hạ mạnh dự báo tăng trưởng, cho thấy khả năng tạm ngừng chu kỳ tăng lãi suất – dù lãi suất ngắn hạn vẫn chỉ ở mức 0,5%.
Tuy nhiên, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda vẫn thể hiện lập trường sẵn sàng tiếp tục nâng lãi suất nếu lạm phát cơ bản duy trì xu hướng tiệm cận mục tiêu 2%.
Tháng 4 vừa qua, lạm phát tiêu dùng cốt lõi tại Nhật Bản tăng lên 3,5% – mức cao nhất trong hơn 2 năm – trong bối cảnh giá thực phẩm tăng vọt 7%, gây áp lực lớn lên chi tiêu của các hộ gia đình.
Rõ ràng BOJ vẫn chưa đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Lạm phát sẽ luôn là mối lo hàng đầu, và có thể họ đã chậm trễ trong việc xử lý áp lực giá nội địa.
Nhật Bản cân nhắc cắt giảm phát hành trái phiếu siêu dài hạn
Tháng 4 vừa qua, lạm phát tiêu dùng cốt lõi tại Nhật Bản tăng lên ở mức cao nhất trong hơn 2 năm. (Ảnh: Reuters)
Nhật Bản đang xem xét khả năng cắt giảm lượng phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn siêu dài, trong bối cảnh lợi suất của loại trái phiếu này tăng mạnh gần đây. Theo Reuters, động thái này nhằm trấn an lo ngại của thị trường về tình hình tài chính công ngày càng xấu đi.
Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF) đang cân nhắc điều chỉnh cơ cấu chương trình phát hành trái phiếu chính phủ trong năm tài khóa hiện tại. Một trong những phương án được tính đến là giảm lượng phát hành các loại trái phiếu có kỳ hạn rất dài, các nguồn tin cho biết.
Dự kiến quyết định chính thức sẽ được đưa ra sau các cuộc thảo luận với các tổ chức đầu tư, diễn ra từ giữa đến cuối tháng 6.
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh lợi suất trái phiếu siêu dài hạn của Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục, chủ yếu do nhu cầu từ các nhà đầu tư truyền thống, như công ty bảo hiểm nhân thọmđang giảm sút.
Ngay sau khi thông tin được công bố, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 30 năm đã giảm 12,5 điểm cơ bản, xuống còn 2,91%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng giảm 5 điểm, còn 1,455%.
Reuters nhận định, nếu MOF thực sự cắt giảm lượng phát hành trái phiếu 20, 30 hoặc 40 năm, nhiều khả năng họ sẽ tăng phát hành trái phiếu ngắn hạn để bù đắp, các nguồn tin cho biết thêm.
Tuy vậy, tổng quy mô phát hành trái phiếu chính phủ Nhật Bản trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2026 sẽ không thay đổi, vẫn giữ nguyên mức 172,3 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 1,21 nghìn tỷ USD).
Do áp lực thuế quan, niềm tin người tiêu dùng Mỹ gần đây giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chi tiêu cho ô tô, nhà ở và du lịch vẫn ổn định, theo nhận định từ các CEO tham dự Hội nghị Thượng đỉnh CNBC CEO Council.
Các hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi cuộc đua mở rộng quy mô đội bay đầy khốc liệt. Dự báo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn khác khu vực khác.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Lĩnh vực khách sạn đang chứng kiến một xu hướng khách du lịch hoàn toàn mới đang dần hình thành – những người có thể chẳng bao giờ ghé thăm trang web, không nhấp vào quảng cáo, thậm chí cũng không cần nói chuyện với nhân viên lễ tân.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đợt thiên tai từ ngày 10–14/6 do ảnh hưởng của bão số 1 (WUTIP) có tính chất đặc biệt, bất thường và cực đoan, hiếm gặp trong lịch sử khí tượng thủy văn khu vực miền Trung.
Trải qua 10 năm xây dựng doanh nghiệp, doanh nhân Đỗ Ngọc Tú – Chủ tịch Ngọc Tú Group định hướng con đường phát triển xuyên suốt là thượng tôn pháp luật, chất lượng sản phẩm bền vững và đạo đức kinh doanh là cốt lõi. Trong kỷ nguyên đất nước vươn mình, doanh nhân Ngọc Tú hưởng ứng phong trào “toàn dân thi đua làm giàu để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù nhiều tên tuổi lớn trong ngành AI khẳng định siêu trí tuệ AI sắp ra đời, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những khiếm khuyết căn bản trong các mô hình lý luận hiện tại vẫn hạn chế công nghệ AI còn lâu mới vượt qua trí thông minh con người.
Theo luật sư, sức khoẻ của bị có Trịnh Văn Quyết rất yếu, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hơn so với lần trước. Do đó, có đơn xét xử vắng mặt, đồng thời giữ nguyên lời khai tại phiên toà trước đó.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức... không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
Sáng 16/6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó tăng trách nhiệm với người quảng cáo, đặc biệt là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang khuấy đảo ngành quảng cáo và khiến giới đầu tư phải "bối rối". Thị trường quảng cáo đang chịu sức ép từ sự xuất hiện của các công cụ AI tạo sinh, cho phép sản xuất nội dung với tốc độ chưa từng có.
Theo số liệu công bố ngày 16/6, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi tín hiệu trái chiều: giá nhà mới giảm tháng thứ hai liên tiếp, kéo dài đà suy yếu suốt hai năm qua, trong khi doanh số bán lẻ bất ngờ khởi sắc nhờ loạt chương trình kích cầu tiêu dùng và lễ hội mua sắm lớn.
Tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 14/6 với hơn 94% đại biểu tán thành, mức thuế suất chung với các doanh nghiệp là 20%. Theo Luật này, công ty con, đơn vị liên kết của doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi 15-17%, để tránh lợi dụng chính sách.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?