Các hãng hàng không thêm lần nữa "gấp cánh" trông chờ giải cứu

Trong thời gian qua, dù không bay nhưng các chi phí cố định vẫn phải thanh toán sẽ khiến cho tình trạng tài chính của các hãng hàng không ngày một trở nên căng kéo và bắt đầu kiến nghị những giải pháp hỗ trợ.

Số chuyến bay nhỏ giọt

Với tình hình khai thác hạn chế như hiện nay các hãng bay cũng đối diện với tình trạng khó khăn không kém giai đoạn tháng 4/2020 (giai đoạn ảm đạm nhất trong lịch sử hàng không Việt Nam khi dịch bùng phát). Phần lớn đội bay của các hãng cũng một lần nữa “xếp cánh” nằm chờ tại các cảng hàng không.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không cho thấy, tháng 7 vừa qua cả sáu hãng hàng không Việt thực hiện 3.772 chuyến bay, chỉ nhỉnh hơn 145 chuyến so với thời điểm tháng 4-2020. Đáng chú ý, các hãng bay nhỏ như Vietravel Airlines, Pacific Airlines… tỷ lệ khai thác cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cụ thể, tháng vừa qua Vietravel Airlines chỉ thực hiện đúng 3 chuyến bay. Tân binh của ngành hàng không Việt ghi nhận lượng chuyến bay giảm 86,4% so với tháng trước đó và là tháng ảm đạm nhất của hãng kể từ khi vận hành.

Trong khi đó, Pacific Airlines cũng chỉ khai thác 37 chuyến bay trong tháng 7, giảm 76,4% so với tháng trước và giảm 97,6% so với cùng kỳ. Hãng bay thành viên của Vietnam Airlines Group này hiện có tới 17 trong tổng số 18 máy bay trong đội bay đang nằm sân, không khai thác do vắng khách vì dịch bệnh.

Đối với các hãng bay lớn, Vietnam Airlines là hãng bay thực hiện nhiều chuyến bay nhất trong tháng 7, nhưng chỉ ở mức 1.522 chuyến, giảm 79% so với tháng trước và giảm 84,8% so với cùng kỳ. Xếp sau là Bamboo Airways với 1.071 chuyến bay, giảm 14,3% so với tháng trước và giảm 56,7% so với cùng kỳ.

Vietjet Air thực hiện 676 chuyến bay trong tháng 7, giảm 48,8% so với tháng trước và giảm 91,9% so với cùng kỳ. Vasco cũng tương tự Pacific Airlines, chỉ thực hiện 52 chuyến bay trong tháng, giảm 4% so với tháng trước và giảm 95,2% so với cùng kỳ.

Ngoài việc khai thác chuyến bay giảm sâu thì tỷ lệ máy bay năm sân của các hãng bay này cũng rất lớn. Theo số liệu từ Planespotter, trong 100 máy bay của Vietnam Airlines, đã có 73 chiếc phải nằm sân ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Con số này của Vietjet Air là 63 trong tổng số 74 chiếc; của Bamboo Airways là 19 trong trong số 29 chiếc.

Việc hạn chế khai thác các đường bay nội địa và quy định phải cách ly tập trung 14 ngày với người đến từ vùng dịch đã làm suy giảm rõ rệt nhu cầu di chuyển hàng không của hành khách. Gần nhất, Bộ GTVT đã cho phép Cục Hàng không căn cứ nhu cầu thực tế, có thể giảm khai thác đường bay TP HCM - Hà Nội xuống dưới 2 chuyến khứ hồi/ngày.

Các hãng hàng không thêm lần nữa "gấp cánh" trông chờ giải cứu

Vẫn đợi giải pháp “cứu tinh”

Dù tình hình khai thác chưa chạm đáy nhưng bối cảnh hiện tại rất khác với giai đoạn tháng 4 năm ngoái khi thực trạng tài chính của hầu hết hãng bay đều bị tổn thương sau một thời gian dài chống chọi với dịch bệnh. Tình trạng này kéo dài đang đẩy các hãng bay tới giới hạn chịu đựng và trông chờ vào một chính sách hỗ trợ để cất cánh thoát ra khỏi nguy cơ sụp đổ.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Airlines cho biết hãng bay bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và cần được hỗ trợ để có khả năng "sống sót" và hoạt động trở lại sau khi Covid-19 được khống chế. Vietravel Airlines đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị được cho vay 1.000 tỉ đồng với lãi suất thấp trong vòng 5 năm. "Chúng tôi mong có thể được vay với lãi suất 4% đến 5%/năm.

Thêm vào đó, hầu hết các ngân hàng đều hạ bậc tín dụng và nhóm nợ qua hệ thống đánh giá tự động cũng như gây khó cho các khoản vay mới với những khách hàng xin được gia hạn, hoãn trả nợ làm doanh nghiệp rất khó khăn. Vì thế, doanh nghiệp khác rất cần được hỗ trợ. "Tôi cho rằng chính phủ cần ban hành chính sách cho toàn bộ doanh nghiệp hàng không và có giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho các hãng", ông Kỳ nói.

Không chỉ tân binh Vietravel Airlines mà các hãng nay khác đều rơi vào một trạng thái tương tự. Số liệu tại tại hội thảo “giữ cánh” cho hàng không mới đây cho thấy, doanh thu ngành hàng không hiện tại giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2020 và gần 100% so với năm 2019. Trong khi đó, để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỉ đồng/ngày. Tính tới tháng 6-2021, nợ ngắn hạn của 3 hãng hàng không (Vietnam Airlines, VietJet Air và Bamboo Airways) ước tính lên tới 36.000 tỉ đồng, trong đó khoản nợ của Vietnam Airlines là 20.000 tỉ đồng.

Trong buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng và doanh nghiệp gần đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air cũng đề nghị Chính phủ sớm hỗ trợ các hãng hàng không bằng những gói vay ưu đãi lãi suất, sẵn sàng cho việc bật tăng trở lại. Sau thời gian giãn cách chống dịch, các hãng cần nguồn lực để chuẩn bị cho việc mở lại đường bay quốc tế và nội địa. Bởi đó là thời điểm chúng ta cần chuyên gia, thương gia, nhu cầu chữa bệnh, giáo dục, du lịch… và cũng là cơ sở cho hàng không phục hồi nhanh trở lại.

Cụ thể, với đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cả VietJet Air và Bamboo Airways mong muốn được cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 4.000 - 5.000 tỉ đồng, thời hạn giống như khoản tín dụng đã cho Vietnam Airlines vay. Tương tự, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cũng đề nghị có gói tín dụng ưu đãi, mức lãi suất giảm khoảng 4% so với mức lãi suất vay thương mại, thời hạn 3-5 năm để các hãng duy trì được nguồn lực.

Theo TS. Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, ngay từ khi có dịch, ngành hàng không đã có nhiều giải pháp tự cứu lấy mình. Doanh nghiệp bắt đầu nhìn nhận thực chất và chuyển đổi hình thức kinh doanh sao cho tối ưu nhất. Khó khăn hay rủi ro tiềm ẩn đối với doanh nghiệp đều được báo cáo tới Chính phủ, nhưng vấn đề vốn vẫn đang rất nan giải. Với tình hình kinh doanh trên, doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để chi trả nợ ngắn hạn từ ngân hàng, từ các nhà cung cấp và quan trọng là trả lương cho hàng nghìn người lao động.

Tuy nhiên TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam lại cho rằng, vấn đề quan trọng bây giờ là cần có hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cùng với các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đảm bảo tính thanh khoản. Đây là cơ sở cho khả năng phục hồi và phát triển trong tương lai. Còn các hãng hàng không muốn được giải cứu, họ phải phải chứng minh có khả năng để phục hồi trả nợ, phải có tài sản đảm bảo. Đến cả Vietnam Airlines vay từ gói cứu trợ cũng phải có tài sản đảm bảo.

“Hiện các tổ chức tín dụng không thiếu vốn, nhưng các doanh nghiệp bắt buộc phải có tài sản đảm bảo theo quy định của Nhà nước, nên rất khó tiếp cận. Do đó, cần đề xuất Chính phủ trình một nghị quyết lên Quốc hội để có một giải pháp toàn diện”, TS. Nguyễn Quốc Hùng khuyến nghị.

https://thuonghieuvaphapluat.vn/cac-hang-hang-khong-them-lan-nua-gap-canh-trong-cho-giai-cuu-d45846.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Thị trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.

Giá thịt lợn ngày 9/5 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành

Giá thịt lợn ngày 9/5 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành

Thị trường

Giá lợn hơi cả nước ngày 9/5, bất ngờ tăng vọt tại hầu hết các địa phương. Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành.

Giá hồ tiêu ngày 9/5 đi ngang

Giá hồ tiêu ngày 9/5 đi ngang

Thị trường

Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 153.800 đồng/kg.

Giá cà phê ngày 9/5 đồng loạt giảm ở tất cả các địa phương

Giá cà phê ngày 9/5 đồng loạt giảm ở tất cả các địa phương

Thị trường

Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt giảm nhẹ ở tất cả các địa phương, dao động trong khoảng 127.700 - 128.200 đồng/kg.

Giá xăng giảm sâu, xuống dưới 19.000 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng giảm sâu, xuống dưới 19.000 đồng/lít từ 15h chiều nay

Thị trường

Ngày 8/5, Liên Bộ quyết định giảm 380 đồng/lít với xăng E5 RON 92 và giảm 410 đồng/lít với xăng RON 95. Sau điều chỉnh, giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 18.770 đồng/lít và xăng RON 95 là 19.170 đồng/lít.

Giá cà phê chịu áp lực lớn sau khi báo cáo của CONAB công bố

Giá cà phê chịu áp lực lớn sau khi báo cáo của CONAB công bố

Thị trường

Theo ghi nhận của MXV, giá hai mặt hàng cà phê đã đồng loạt suy yếu sau khi báo cáo mới nhất của Cơ quan Cung ứng mùa vụ Brazil (CONAB) được công bố.

Giá dầu thô quay lại đà suy yếu

Giá dầu thô quay lại đà suy yếu

Thị trường

Giá dầu Brent đã hạ xuống mốc 61,12 USD/thùng, giảm 1,66%. Tương tự là giá dầu WTI mất 1,73%, xuống 58,07 USD/thùng.

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi, mở cửa cho cá tra của Việt Nam

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi, mở cửa cho cá tra của Việt Nam

Thị trường

Brazil chính thức dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam, các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai bên để Brazil cho phép nhập khẩu tất cả các loại sản phẩm philê cá tra Việt Nam.

Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Thị trường

Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước.

Xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 5 tỷ USD

Xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 5 tỷ USD

Thị trường

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt khoảng 5,18 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

OPEC+ thống nhất tăng sản lượng, giá dầu lao dốc

OPEC+ thống nhất tăng sản lượng, giá dầu lao dốc

Thị trường

Giá dầu biến động trái chiều khi OPEC+ quyết định tăng tốc độ tăng sản lượng, gây ra lo ngại về nguồn cung lớn hơn đổ vào một thị trường đang bị bao phủ bởi triển vọng nhu cầu không chắc chắn.

Giá loại trái cây giải khát - Dừa tươi tăng cao kỷ lục

Giá loại trái cây giải khát - Dừa tươi tăng cao kỷ lục

Thị trường

Hiện tại giá dừa xiêm xanh bán tại vườn dao động từ 170.000 đến 180.000 đồng mỗi chục (12 trái), tăng hơn 50.000 đồng/chục so với tháng trước và gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay

Thị trường

Từ 15 giờ ngày 5/5, giá xăng E5 RON92 giảm 84 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 52 đồng/lít.

Từ ngày 5/5 Bộ Công Thương bắt đầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Từ ngày 5/5 Bộ Công Thương bắt đầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Thị trường

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Từ ngày 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.

PMI tháng 4 giảm xuống dưới 50 điểm, chịu tác động mạnh từ việc áp thuế của Hoa Kỳ

PMI tháng 4 giảm xuống dưới 50 điểm, chịu tác động mạnh từ việc áp thuế của Hoa Kỳ

Thị trường

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' IndexTM (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 4 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, sau khi đã chỉ báo tăng trưởng lần đầu trong bốn tháng trong tháng 3.

Giá cà phê, hồ tiêu Việt Nam giữ giá ổn định

Giá cà phê, hồ tiêu Việt Nam giữ giá ổn định

Thị trường

Giá cà phê hôm nay (5/5) trong khoảng 129.000 - 130.000 đồng/kg, giữ ổn định so với sáng hôm qua. Giá hồ tiêu trong nước tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 155.000 - 158.000 đồng/kg.

Dự báo giá xăng dầu giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 5/5

Dự báo giá xăng dầu giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 5/5

Thị trường

Do thứ Năm tuần trước rơi đúng vào ngày nghỉ lễ 1/5 nên kỳ điều hành giá được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, ngày 5/5. Theo một số dự báo, giá xăng trong nước có thể giảm khoảng 130 - 480 đồng/lít.

Phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam

Phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam

Thị trường

Trong buổi báo cáo tài chính ngày 1/5, CEO Tim Cook cho biết phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam.

Cà phê Arabica có phiên thứ 5 tăng giá liên tiếp

Cà phê Arabica có phiên thứ 5 tăng giá liên tiếp

Thị trường

Đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp, trong đó có tới bốn phiên tăng trên 2%, đưa giá Arabica lên mức cao nhất trong vòng hai tháng rưỡi.

Giá đậu tương quay đầu phục hồi

Giá đậu tương quay đầu phục hồi

Thị trường

Kết phiên, giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 7 ghi nhận mức tăng hơn 0,3% lên 390 USD/tấn.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: