Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh tại TP HCM có nguy cơ dừng hoạt động do chưa bảo đảm PCCC
Bất động sảnTP HCM đang siết chặt công tác PCCC, hơn 5.000 cơ sở có nguy cơ dừng hoạt động nếu không khắc phục vi phạm trước 30/3/2025.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi đầu cơ, làm giá, thổi giá chung cư, báo cáo bộ trước ngày 20/4.
![]() |
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản trên địa bàn, đặc biệt tại các dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ và các hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh bất động sản nếu có.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, báo chí có phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu nhà chung cư có căn hộ tăng giá với mức bất thường, có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND TP Hà Nội có báo cáo gửi về bộ trước ngày 20/4.
Theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản, dữ liệu khảo sát cho thấy căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong nhiều năm gần đây. Tính đến quý 1/2024, giá chung cư mới đã đạt trung bình 59 triệu đồng/m2, tăng 21 quý liên tiếp.
Đáng chú ý, quý 1 đã ghi nhận mức chênh lệch giữa giá sơ cấp chung cư ở TP HCM so với Hà Nội thu hẹp đáng kể. Từ mức 35% ghi nhận được cuối năm 2022, đến nay giá sơ cấp TP HCM chỉ còn cao hơn giá sơ cấp trung bình của Hà Nội khoảng 10%.
Đặc biệt, giá bán tại thị trường thứ cấp của chung cư Hà Nội quý 1 ghi nhận mức tăng giá theo năm cao nhất từ trước tới nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trung bình hơn 36 triệu đồng/m2.
Theo nghiên cứu của CBRE, mặt bằng giá, giá bán bất động sản nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM quý 1/2024 ghi nhận những diễn biến trái chiều. Tại thị trường chung cư, giá bán trung bình các dự án tại Hà Nội ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều tăng nhanh trong ba tháng đầu năm nay và đang dần tiệm cận mức giá tại TP.HCM.
Trong khi đó, mặt bằng giá chung cư ở TP.HCM lại không có sự thay đổi. Tại thời điểm cuối quý 1/2024, giá sơ cấp chung cư TP.HCM đạt mức 61 triệu đồng/m2, không thay đổi so với quý trước và giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục duy trì các chính sách bán hàng cũng như chính sách thanh toán tương đối hấp dẫn để có thể tăng tính thanh khoản cho sản phẩm.
Trái ngược với diễn biến giá bán ở TP.HCM, tại Hà Nội, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục ở phân khúc cao cấp đã đẩy giá bán sơ cấp chung cư Hà Nội lên cao. Giá bán sơ cấp trung bình hiện đạt 56 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và kinh phí bảo trì), tăng 5% theo quý và 19% theo năm. Quý này đã ghi nhận mức chênh lệch giữa giá sơ cấp chung cư ở TP.HCM so với Hà Nội thu hẹp đáng kể. Từ mức 35% ghi nhận được cuối năm 2022, đến nay giá sơ cấp TP.HCM chỉ còn cao hơn giá sơ cấp trung bình của Hà Nội khoảng 10%.
Đặc biệt, báo cáo của CBRE cho thấy giá bán tại thị trường thứ cấp của chung cư Hà Nội quý này ghi nhận mức tăng giá theo năm cao nhất từ trước tới nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trung bình hơn 36 triệu đồng/m2. Mức tăng trưởng mạnh ghi nhận ở hầu khắp các quận ở Hà Nội, và tập trung ở các quận phía Tây nơi nguồn cung hiện hữu dồi dào và dân cư đông đúc.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao, CBRE chi nhánh Hà Nội, nhận định: “Sự quan tâm dành cho các sản phẩm chung cư tại Hà Nội đang gia tăng. Trước bối cảnh hạn chế nguồn cung ở TP.HCM, trong khi đó thị trường biệt thự và liền kề Hà Nội tạm thời chưa có nhiều diễn biến sau giai đoạn 2021-2022 bùng nổ đã thôi thúc một bộ phận các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang các dự án chung cư, đặc biệt tại Hà Nội”.
Về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia bày tỏ những lo lắng khi thị trường bất động sản vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn nhưng chung cư những tháng gần đây lại "một mình một ngựa" tăng giá mạnh.
Đây là "tốc độ đáng sợ" và "không tưởng tượng được ai sẽ mua được" khi giá liên tục leo thang. Lý do chung cư tăng nóng thời gian qua, theo ông, do cung cầu không còn cân đối, thậm chí đi ngược hướng vì cung liên tục giảm. Rổ hàng mới duy trì khan hiếm thời gian qua khiến nhu cầu dồn nén. Kết quả là giá nhà liên tục tăng.
“Nguồn hàng sơ cấp hạn chế cũng kéo nguồn cung trên thị trường thứ cấp sụt giảm bởi nhóm người có nhà không muốn bán. Ai cũng nghĩ giá nhà còn lên nữa nên không bán làm nguồn cung ách tắc khiến thị trường nguy cơ bong bóng. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, khả năng cuối năm nay sẽ xảy ra bong bóng chung cư”, ông Nghĩa cho hay.
TP HCM đang siết chặt công tác PCCC, hơn 5.000 cơ sở có nguy cơ dừng hoạt động nếu không khắc phục vi phạm trước 30/3/2025.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024.
heo Kết luận thanh tra tỉnh Quảng Nam, tại dự án Khu dân cư số 1 phường Điện An, khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng – Lai Nghi (giai đoạn 1), khu đô thị Viêm Minh – Hà Dừa trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có nhiều vi phạm như: lựa chọn chủ đầu tư, chậm tiến độ,
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đồng ý đề xuất của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc triển khai đầu tư tuyến cao tốc Hồ Tràm với cảng hàng không Long Thành.
UBND TP Hà Nội vừa quyết định giao 70.574,2 m2 đất tại các phường Ngọc Thụy và Thượng Thanh, quận Long Biên cho UBND quận Long Biên để triển khai dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa.
Ngày 27/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500 khu đô thị Hiệp Hòa tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.
Ngày 27/3, UBND thành phố Vinh vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cty CP Đầu tư Thương mại và Xây dựng 389 (gọi tắt là Công ty 389), chủ đầu tư Dự án tòa nhà chung cư Lũng Lô - Vinh (địa chỉ số 33 đường Phan Bội Châu, TP Vinh) về hành vi đưa công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề tại 12 dự án bất động sản trọng điểm thuộc 5 quận, huyện của thành phố Hà Nội, gồm: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm.
Chiều 25/3, Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ Thượng tổ chức lễ khởi công Dự án nhà ở xã hội (NOXH) tại khu đất XH1 khu C, đô thị mới An Vân Dương, TP Huế.
Hà Nội yêu cầu các quận, huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến tiến độ Dự án đường Vành đai 4, để đảm bảo khởi công dự án vào dịp 19/5/2025.
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư 2 tuyến đường bộ cao tốc do VEC quản lý là Cầu Giẽ - Ninh Bình và Yên Bái - Lào Cai.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành 2 Nghị quyết của Quốc hội về đất đai và nhà ở.
Vingroup đề xuất làm 7 dự án điện tái tạo với tổng vốn 20-25 tỉ USD, đồng thời xây nhà máy điện khí hóa lỏng LNG tại Hải Phòng khoảng 5,5 tỷ USD.
Thanh tra tỉnh Bình Thuận sẽ tiến hành việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, thực hiện Dự án khu đô thị dịch vụ du lịch Summerland (Dự án Summerland) và dự án Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm.
Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới Cam Lâm tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án tuyến, vị trí công trình cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu.
Ngày 24/3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng, liên quan đến các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án Hồ chứa nước Lộc Đại, huyện Quế Sơn.
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận chủ trương đầu tư để hoàn thiện thủ tục, khởi công xây dựng trong năm 2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Hồ Văn Hà đã chủ trì buổi làm việc với Sở Xây dựng để nghe báo cáo về tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại các khu dân cư thương mại trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm triển khai chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh trong giai đoạn 2025-2030.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?