Theo nghị định quy định tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần, hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng.
Ảnh minh hoạ
Mới đây, gửi phản ánh đến Bộ Nội vụ, bà Nguyễn Kim Ngân nêu trong quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp luật về lao động, công ty của bà có vướng mắc khi xác định tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, để tính tiền lương làm thêm giờ.
Bà Ngân cho biết theo nội quy công ty đã được phê duyệt với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, công ty của bà Ngân đang chọn công chuẩn là 26 và đơn giá để tính tiền công ngày như sau: Tiền lương tháng chia 26 ngày và đơn giá tiền lương theo ngày bằng đơn giá ngày chia 8 giờ làm việc.
Bà Ngân hỏi nếu áp dụng quy định nêu trên, và nội quy công ty đã được duyệt, áp dụng tính lương tăng ca cho công nhân viên tại tháng 2 (tháng chỉ có 24 công), khi tính đơn giá tiền lương ngày, công ty bà nên chia cho 24 (số ngày công thực của tháng) hay 26 (công chuẩn mà công ty lựa chọn và đăng ký trong nội quy).
Theo bà Ngân, công ty bà đã gửi công văn đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp hướng dẫn nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi. Do đó, công ty mong muốn cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể để bảo đảm việc tính công, tính lương cho người lao động phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.
Bộ Nội vụ trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, 1 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm).
Căn cứ quy định nêu trên thì tiền lương làm thêm giờ được xác định dựa trên tiền lương thực trả của công việc đang làm của người lao động chia cho thời gian làm việc thực tế của người lao động do doanh nghiệp lựa chọn.
Công ty căn cứ quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp cần thiết công ty liên hệ với cơ quan quản lý lao động ở địa phương để xem xét trả lời theo thẩm quyền.
Bộ luật Lao động 2019 (Điều 98) quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
Riêng vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm, thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, họ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.
Trong bức tranh thị trường hiện nay chính là việc người mua ngày càng mở rộng phạm vi tìm kiếm bất động sản ra ngoài địa bàn Thủ đô. Hiệu ứng fomo trong các phân khúc bất động sản như chung cư, đất nền dần hạ nhiệt, người mua nhà quan tâm đến giá trị dài hạn như chất lượng sản phẩm và danh tiếng của chủ đầu tư.
Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ sớm áp dụng mức thuế lên tới 200% đối với các loại dược phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Nhưng ông cho rằng những khoản thuế đó sẽ không có hiệu lực ngay lập tức mà sẽ “cho doanh nghiệp khoảng một năm, một năm rưỡi”.
Giá tiêu hôm nay (7/8) tại các vùng trồng trọng điểm tăng nhẹ trở lại so với hôm qua. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 140.000 đồng/kg đến 142.000 đồng/kg.
Tại thị trường cà phê nội địa, giá cà phê trong nước cũng ghi nhận diễn biến đồng pha với xu hướng chung trên thị trường quốc tế. Cụ thể, giá Robusta tại khu vực Lâm Đồng có giá 93.500 đồng/kg, giảm 2,5% so với hôm qua, giá cà phê Robusta tại khu vực Đắk Lắk có giá 94.000 đồng/kg, giảm 2,4%.
Vào lúc 4h sáng ngày 8/7 giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố tổng cộng 14 bức thư gửi các nước, thông báo rằng các mức thuế nhập khẩu cao hơn đáng kể của Mỹ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
Các nhà giao dịch dầu mỏ lo ngại về tác động tiêu cực của chính sách này đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu. Mặc dù thông tin về thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Việt Nam đã hỗ trợ giá dầu trong phiên trước đó, nhưng sự bất ổn chung về thuế quan vẫn là một mối lo lớn.
Ngày 3/7, Bộ Công thương công bố giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường mới, áp dụng từ 15h chiều cùng ngày. Kỳ điều hành này, giá bán các mặt hàng xăng dầu đều giảm.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do Trung Quốc siết chặt kiểm định, doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng vì lo chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đạt được thỏa thuận với Việt Nam, cùng việc Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Sau khi tăng mạnh trên 20% trong tháng 5, xuất khẩu (XK) thủy sản trong tháng 6 vẫn cao hơn cùng kỳ nhưng mức tăng khiêm tốn chỉ còn 4%, đạt 876 triệu USD. Nguyên nhân là sự sụt giảm XK sang thị trường Mỹ, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?