Bất chấp dịch bệnh, tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng vẫn tăng mạnh
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã cập nhật dữ liệu về tình hình tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng, tính đến tháng 6/2021. Cụ thể, tới cuối tháng 6/2021, tổng phương tiện thanh toán đạt hơn 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 4,43% so với cuối năm 2020. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt trên 5,11 triệu tỷ đồng, tăng 4,78% so với cuối năm 2020, gần bằng với lượng tiền gửi của dân cư là hơn 5,29 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2,94%.
Như vậy, so với số liệu cuối tháng 5, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng thêm 1,48%, trong khi đó tiền gửi của dân cư chỉ tăng thêm 0,34% trong vòng 1 tháng. So với đầu năm 2020, tiền gửi của các doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng đã tăng tới 29%, trong khi tiền gửi dân cư chỉ tăng 9,6%, theo trang Đất Việt.
Việc tiền gửi của doanh nghiệp tăng mạnh trong hơn 1 năm trở lại đây được đánh giá là do tác động của đại dịch COVID-19. Trước sự bùng phát của dịch bệnh, các biện pháp giãn cách, hạn chế tiếp xúc đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, lo ngại thiếu đầu ra, do vậy doanh nghiệp "bật chế độ" phòng thủ, gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn.
Bất chấp dịch bệnh, tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng vẫn tăng mạnh |
Được biết, trong khi đó, tiền gửi dân cư có dấu hiệu tăng chậm lại khi lãi suất tiền gửi của cá nhân xuống thấp kỷ lục. Theo đó, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa chỉ 4%/năm theo quy định của NHNN, tức là tương đương với mức lạm phát dự báo của năm 2021 là khoảng 4%. Thậm chí, nhiều ngân hàng lớn niêm yết lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng chỉ ở mức 3%/năm.
Lãi suất thấp khiến người dân kém mặn mà với kênh gửi tiền ngân hàng và dần chuyển sang các kênh đầu tư có khả năng sinh lợi cao hơn như chứng khoán, bất động sản...
Theo Tổng cục Thống kê, mặt bằng lãi suất huy động vào nửa đầu năm 2021 tương đối ổn định sau khi giảm mạnh trong năm ngoái. Kênh tiền gửi ngân hàng giảm sức hấp dẫn, người dân chuyển sang các kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn như chứng khoán, bất động sản...
Theo số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) cho thấy, luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của 17 ngân hàng niêm yết tăng 55% so với cùng kỳ năm trước, đạt 94.000 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng quy mô nhỏ như dẫn đầu đà tăng trưởng do cơ sở so sánh thấp và/hoặc ghi nhận khoản phí trả trước từ việc hợp tác kinh doanh bảo hiểm.
Xét về động lực tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm chủ yếu vẫn đến từ thu nhập lãi thuần (NII) khi chiếm 70-80% tổng lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng. Trung bình, các ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng NII 33% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng cho vay ổn định và NIM mở rộng lên mức 4,6%. Ngoài ra, thu nhập từ phí của các ngân hàng cũng tăng trưởng rất mạnh nhờ vào phí bán chéo bảo hiểm, phí thanh toán và phí từ thẻ.