Bản tin COVID-19 sáng 13/4 đáng chú ý với thông tin: Ngày 13/4, số ca khỏi bệnh nhiều gấp 9 lần số mắc mới; Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm biến chủng XE; TP HCM vừa ra văn bản khẩn với nội dung tất cả học sinh học trực tiếp từ ngày 12/4, trừ những em phải cách ly.
Ngày 12/4: Số khỏi bệnh nhiều gấp 9 lần số mắc mới
Tính từ 16h ngày 11/4 đến 16h ngày 12/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 22.804 ca nhiễm mới, trong đó tất cả đều là ca ghi nhận trong nước (giảm 377 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 17.375 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.942), Phú Thọ (1.384), Yên Bái (1.102), Đắk Lắk (1.092), Nghệ An (1.046), Bắc Giang (1.012), Bắc Kạn (999), Lào Cai (988), Vĩnh Phúc (915), Quảng Ninh (905), Tuyên Quang (823), TP. Hồ Chí Minh (658), Thái Bình (643), Thái Nguyên (593), Hải Dương (520), Cao Bằng (489), Quảng Bình (486), Hưng Yên (462), Lạng Sơn (366), Lâm Đồng (340), Gia Lai (311), Cà Mau (296), Hà Tĩnh (290), Sơn La (287), Hòa Bình (278), Lai Châu (270), Bắc Ninh (260), Quảng Nam (253), Quảng Trị (237), Đà Nẵng (235), Tây Ninh (235), Hà Nam (230), Bình Phước (215), Hà Giang (209), Bình Định (205), Vĩnh Long (189), Quảng Ngãi (182), Nam Định (176), Thanh Hóa (161), Đắk Nông (158), Ninh Bình (157), Điện Biên (156), Bình Dương (136), Hải Phòng (123), Phú Yên (100), Thừa Thiên Huế (93), Bà Rịa - Vũng Tàu (85), Khánh Hòa (83), Bến Tre (79), Long An (57), Sóc Trăng (52), Trà Vinh (47), An Giang (45), Bình Thuận (42), Bạc Liêu (41), Kon Tum (23), Kiên Giang (16), Cần Thơ (7), Đồng Tháp (5), Tiền Giang (4), Đồng Nai (4), Ninh Thuận (4), Hậu Giang (3).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-455), Nghệ An (-424), Gia Lai (-173).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+385), Bắc Kạn (+309), Phú Thọ (+197).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 34.682 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 12/4.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.272.964 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.882 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.265.217 ca, trong đó có 8.754.290 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.526.215), TP. Hồ Chí Minh (603.128), Nghệ An (417.687), Bình Dương (381.852), Bắc Giang (376.596).
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 202.184 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.757.107 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.237 ca, trong đó:
Thở ô xy qua mặt nạ: 920 ca
Thở ô xy dòng cao HFNC: 124 ca
Thở máy không xâm lấn: 33 ca
Thở máy xâm lấn: 157 ca
ECMO: 3 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 11/4 đến 17h30 ngày 12/4 ghi nhận 28 ca tử vong tại: Quảng Nam (3), Bắc Kạn (2), Gia Lai (2 ca trong 2 ngày), Hà Nội (2), Hải Dương (2), Hậu Giang (2), Kiên Giang (2), Phú Thọ (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Đắk Lắk (1), Đồng Tháp (1), Hà Nam (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Phú Yên (1), Quảng Bình (1), Tây Ninh (1)
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 25 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.858 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm biến chủng XE
Thông tin do PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, xác nhận với Zing vào sáng 12/4.
"Các đơn vị y tế trên cả nước đang được yêu cầu tiếp tục giải trình tự gene để phát hiện biến chủng mới sớm nhất", bà Mai cho hay.
Trước đó, trong bản báo cáo được công bố ngày 25/3, Cơ quan Dịch vụ Y tế Vương Quốc Anh (UKHSA) đã phát hiện 3 biến chủng tái tổ hợp, gọi là XF, XE và XD.
Trong số này, XD và XF là biến chủng tái tổ hợp của Delta với BA.1 (còn gọi là Deltacron). Trong khi đó, XE là chủng tái tổ hợp của BA.1 và BA.2. Đặc biệt, chủng này còn có 3 đột biến không xuất hiện ở tất cả trình tự BA.1 hoặc BA.2, gồm NSP3 C3241T, V1069I và NSP12 C14599T.
Trái ngược với XD và XF, XE đang có sự lây lan nhanh chóng tại Anh. Tính đến ngày 22/3, dữ liệu của Anh đã ghi nhận 763 mẫu bệnh phẩm nhiễm biến chủng XE, trong đó, 637 ca là người dân tại nước này.
Hình ảnh mô phỏng biến thể COVID-19 tái tổ hợp XE. Ảnh: CFP
Các ca nhiễm được phân bố khắp nước Anh và đang gia tăng số lượng nhanh chóng. Ca nhiễm XE đầu tiên được phát hiện qua giải trình tự gene vào ngày 19/1. Sau đó, hầu hết trường hợp được ghi nhận ở miền Đông nước Anh, London và phía Đông Nam.
Theo cuộc họp báo của UKHSA, tốc độ tăng trưởng ban đầu của XE không khác biệt đáng kể so với BA.2, song, các dữ liệu từ ngày 16/3 cho thấy biến chủng mới lây lan nhanh hơn BA.2 9,8%. Như vậy, họ ước tính XE có thể lây lan mạnh hơn chủng Omicron gốc tới 43%.
Ngày 29/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra báo cáo và một số phát hiện sơ bộ về biến chủng XE. Theo WHO, việc xác định nguy cơ lây lan của XE ngày càng trở nên khó khăn. Bởi “hàng loạt quốc gia bỏ xét nghiệm SARS-CoV-2. Dữ liệu ngày càng ít ỏi, chậm và kém mạnh mẽ”.
Cơ quan y tế thế giới nhấn mạnh điều này ngăn cản khả năng theo dõi virus đang ở đâu, lây lan và phát triển thế nào. WHO khẳng định các thông tin giải trình tự gene từ xét nghiệm “vẫn rất quan trọng để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch”.
TP HCM ra văn bản khẩn: Tất cả học sinh học trực tiếp từ ngày 12/4, trừ những em phải cách ly
UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục từ 12/4. Theo đó học sinh tất cả cấp học phải đi học trực tiếp (trừ những em phải cách ly) chứ không được lựa chọn hình thức học tập như trước đây.
Theo văn bản trên, UBND TP HCM yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND TP Thủ Đức cùng các quận, huyện từ ngày 12/4, tổ chức chăm sóc, giáo dục trực tiếp tại các cơ sở giáo dục cho tất cả trẻ đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non (kể cả trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ), tổ chức học tập trực tiếp cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Triển khai nghiêm các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và an toàn trường học, chú trọng công tác tổ chức bữa ăn bán trú giúp phụ huynh học sinh an tâm khi cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học đến trường.
UBND TP HCM cũng yêu cầu các nhà trường tổ chức xây dựng và phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, hệ thống học liệu số, bài giảng số có chất lượng dùng chung, phù hợp với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học cho học sinh khi phải đáp ứng yêu cầu cách ly y tế .
UBND TP HCM giao cho Sở Giáo dục và đào tạo thành phố tiếp tục triển khai hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với từng cấp học, bậc học hoàn thành mục tiêu, đảm bảo chất lượng và công bằng trong tiếp cận giáo dục…
Tất cả học sinh TP HCM học trực tiếp từ ngày 12/4, trừ những em phải cách ly. Ảnh minh họa
Về phía ngành y tế, UBND TP cũng chỉ đạo Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo trung tâm y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch khi học sinh học trực tiếp.
Theo giải thích của một lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo TP HCM, thời gian trước ngày 12/4, các phụ huynh được quyền chọn lựa một trong 2 hình thức học tập cho con em mình: hoặc là đi học trực tiếp hoặc ở nhà để học trực tuyến.
Tuy nhiên, với văn bản khẩn này của UBND TP HCM, tất cả học sinh từ mầm non đến lớp 12 phải được đến trường để học trực tiếp, chỉ trừ những trường hợp phải cách ly y tế.
Trước đó, ngày 24/3, UBND TP HCM cũng đã có văn bản cho phép học sinh là F1 đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi học, tuy nhiên phải tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối với F0, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
DIC Corp (Mã chứng khoán DIG) sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu nhà ở Lam Hạ Center Point tại phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý. Sau khi hoàn tất thương vụ, công ty dự kiến ghi nhận doanh thu hơn 1.114 tỷ đồng.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 342/TB-VPCP ngày 2/7/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết hạng mục nhà ga hành khách của sân bay Long Thành sẽ hoàn thiện phần xây dựng trước 31/12/2025 và bắt đầu lắp đặt thiết bị từ quý II/2025; hoàn thiện nghiệm thu, chạy thử toàn bộ các hệ thống trước tháng 6/2026.
AEON dự kiến đầu tư thêm 3 trung tâm mua sắm mới tại TP HCM với tổng vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng, đồng thời tuyển dụng từ 1.500 đến 2.000 lao động cho mỗi trung tâm.
Tập đoàn Sun Group vừa có văn bản gửi UBND TP HCM, đề xuất nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro dài 40 km theo hình thức BT tại khu vực huyện Củ Chi (cũ)
Bộ Tài chính cho biết đang phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai để rà soát toàn bộ nội dung liên quan đến kết quả đấu thầu dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi bị Chính phủ phê bình vì báo cáo chậm và chưa đầy đủ.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký 2 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị ở Khu kinh tế Dung Quất. Hai dự án có tổng diện tích gần 2.700ha, tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD.
Với tổng diện tích 765 ha, quy hoạch này khoanh vùng và định hướng phát triển cho khu vực trung tâm, nơi tập trung các công trình lịch sử, văn hóa, dịch vụ và du lịch quan trọng của Đà Lạt.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo mức lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12, dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, cũng như các đối tượng đầu tư, mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và chung cư cũ cải tạo.
Ngày 30/6, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 37 quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP HCM, đề xuất được nghiên cứu và đầu tư tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Thủ Thiêm - sân bay quốc tế Long Thành. Nếu không được chọn làm nhà đầu tư, tập đoàn vẫn bàn giao kết quả nghiên cứu, không yêu cầu hoàn phí.
Ngày 30/6, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu Kinh tế Vân Phong, gồm: Khu đô thị mới Tu Bông và Dự án Khu đô thị mới Đầm Môn.
UBND quận Đống Đa vừa ban hành thông báo thu hồi bán đảo hồ Đống Đa để thi công đồng thời cùng Dự án Cải tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị khu vực xung quanh hồ.
Trong bức tranh thị trường hiện nay chính là việc người mua ngày càng mở rộng phạm vi tìm kiếm bất động sản ra ngoài địa bàn Thủ đô. Hiệu ứng fomo trong các phân khúc bất động sản như chung cư, đất nền dần hạ nhiệt, người mua nhà quan tâm đến giá trị dài hạn như chất lượng sản phẩm và danh tiếng của chủ đầu tư.
- UBND Thành phố Hà Nội vừa giao và cho thuê hàng chục nghìn m2 đất tại Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Oai để xây dựng hạ tầng đấu giá đất, dự án xăng dầu...
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận làm nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp Bình Giang theo Quyết định số 2286/QĐ-UBND ban hành ngày 20/6/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?