Hà Nội: Cuối năm lại "ồ ạt" cảnh xây dựng phá vỡ quy hoạch đô thị

Những năm qua, vấn nạn xây dựng trái phép vẫn liên tục nở rộ trên địa bàn Thủ đô. Nhiều công trình vi phạm đã được chỉ rõ, nhưng việc xử lý chậm, chưa triệt để, gây bức xúc trong dư luận.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, quy định cụ thể, chặt chẽ về kiến trúc đã có nhưng vẫn xảy ra sai phạm, đây là trách nhiệm của chính chủ công trình và chính quyền các cấp trong quản lý. Chúng ta cần giám sát, làm nghiêm, xử lý các sai phạm không để “quy hoạch chỉ là quy hoạch” không sát với thực tế.

Tại quận Hoàn Kiếm, ngay trong khu vực phố cổ, phố cũ những công trình cao tầng phá vỡ quy hoạch vẫn được xây dựng, hoàn thiện. Như tại phố Hàng Bông khu vực hạn chế chỉ được xây mức 3 - 4 tầng (mặt ngoài 3 tầng giật cấp bên trong là 4 tầng). Nhưng dọc trên phố Hàng Bông không ít những nhà cao tầng, có những công trình vừa hoàn thiện xong nhưng cũng có những công trình đang xây dựng và vượt quá quy định, từ 5 đến 8 tầng vẫn tồn tại.

Khu vực vườn hoa 19 tháng 8 - ngã tư phố Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh một công trình 7 tầng cũng đang được hoàn thiện trong khi quy định “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội” mặt ngoài của công trình chỉ được xây 4 tầng (giật cấp lớp sau là 5 tầng).

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng cũng xảy ra nhức nhối ở nhiều khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội. Cá biệt như, tại thời điểm 4/2021, UBND quận Cầu Giấy đã có Báo cáo số 87 gửi Văn phòng UBND TP Hà Nội về 02 công trình thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp: AB4 – Lô B4+B5 và công trình tại số 9 nhà B tại Khu biệt thự 5,2ha phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Đáng nói, trong khi lãnh đạo UBND phường Yên Hòa khẳng định đang áp dụng biện pháp dừng thi công xây dựng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và ghi nhận của PV, công trình số 9 nhà B vẫn tiến hành xây dựng bình thường, bất chấp UBND quận Cầu Giấy đã có quyết định đình chỉ thi công.

Cảnh báo thủ đoạn tung tin tập đoàn lớn về để kích giá đất Khánh Hòa

Mới đây, hàng loạt tin đồn về việc các tập đoàn lớn sẽ về huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) để đầu tư đã làm xôn xao dư luận, qua tìm hiểu được biết thông tin này do một số ca nhân tung ra để trục lợi.

Bản tin bất động sản ngày 16/12: Ai sẽ hưởng lợi khi giá đất Thủ Thiêm tăng vọt?
Thị trường bất động sản Cam Lâm "dậy sóng" khi tin đồn có nhiều tập đoàn về đây đầu tư.

Thị trường bất động sản huyện Cam Lâm thời gian qua luôn nóng nhất là từ cuối năm 2018 đến 2019, khi ăn theo các dự án bất động sản lớn, nhiều cá nhân thu gom đất, tìm cách lên thổ cư, xin hiến đất làm đường rồi phân lô bán. Tuy nhiên, các khu này chưa có quy hoạch 1/500, nên việc xây dựng sau này sẽ gặp nhiều rắc rối.

Ông Phan Việt Hoàng - Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Khánh Hòa cảnh báo, nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc tung tin thất thiệt về giá đất hiện nay, nhất là đất khu vực phân lô, đất vùng ven chưa có pháp lý rõ ràng.

“Không nên xuống tiền đầu tư theo niềm tin, nhất là đơn vị không có trụ sở, địa chỉ rõ ràng và đăng ký hoạt động. Nguyên nhân sốt đất có nhiều, nhưng chung quy lại việc thổi giá đất lên cao tại Cam Lâm có bàn tay của một số nhóm đầu tư muốn bán được đất đã đầu tư trước đó ra thị trường với giá cao”, ông Hoàng cảnh báo.

Chống thất thu thuế trong chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính vừa có công văn số 14257/BTC-VP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Thuế về chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Theo đó, để chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thực trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế để quản lý chặt chẽ thuế đối với các hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của người dân, doanh nghiệp.

Yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan nhà nước liên quan hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp chuyển nhượng bất động sản giá kê khai trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo các Cục thuế phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản nhằm chống thất thu thuế.

Trên thực tế, vấn đề chuyển nhượng bất động sản “2 giá” nhằm né thuế vẫn là vấn đề tồn đọng khó khải quyết, trong đó xuất hiện chủ yếu ở trường hợp người khai giá chuyển nhượng bất động sản để tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ không sát với giá thị trường, giá chuyển nhượng thường thấp.

Ai sẽ hưởng lợi từ phiên đấu giá đất Thủ Thiêm?

Ngày 10/12, có tổng cộng 4 lô đất đã đấu giá thành công tại Thủ Thiêm. Trong đó, cá biệt lô 3-12 được Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (đại diện cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trúng đấu giá 24.500 tỷ đồng, tức mỗi m2 chạm ngưỡng 2,4 tỷ đồng, gấp 8 lần giá khởi điểm. Đây cũng là mức giá đất cao nhất thị trường tại TP HCM hiện nay, đồng thời là kỷ lục giá đất Việt Nam.

Theo chuyên gia bất động sản, nếu các doanh nghiệp trúng đấu giá thực hiện đúng các bước thủ tục ký hợp đồng mua bán tài sản, nộp tiền vào ngân sách, thành phố sẽ thu về hơn 37.000 tỷ đồng. Nguồn thu chênh lệch địa tô này góp phần phục vụ lợi ích cộng đồng và nhà nước, người dân và doanh nghiệp cùng hưởng lợi vì mục tiêu phát triển chung của thành phố.

ậu đấu giá đất Thủ Thiêm có thể tạo ra nhiều nguy cơ thổi giá ảo, có thể gây hiệu ứng ngược cho thị trường địa ốc. Theo quan điểm của vị CEO này, giá đất quá cao sẽ dẫn đến nguy cơ tắc thanh khoản, Nhà nước, người dân và đại đa số nhà phát triển bất động sản bền vững đều gặp rủi ro rất cao trong khi chỉ một nhóm ít trục lợi từ việc gây sốt ảo này.
Chuyên gia nhận xét hậu đấu giá đất Thủ Thiêm có thể tạo ra nhiều nguy cơ thổi giá ảo, có thể gây hiệu ứng ngược cho thị trường địa ốc. Giá đất quá cao sẽ dẫn đến nguy cơ tắc thanh khoản, Nhà nước, người dân và đại đa số nhà phát triển bất động sản bền vững đều gặp rủi ro rất cao trong khi chỉ một nhóm ít trục lợi từ việc gây sốt ảo này.

Tuy nhiên, Ông Huỳnh Phước Nghĩa - chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC), cho rằng các dự án đã bàn giao hoặc đang trong quá trình triển khai trên bán đảo Thủ Thiêm đều hưởng lợi nhờ chênh lệch địa tô lớn sau phiên đấu giá tỷ USD vừa qua.

Thoạt đầu ai cũng nghĩ rằng đấu giá với mức cao thành phố có nguồn thu lớn cho ngân sách nhưng theo ông Nghĩa, thực tế phức tạp hơn nhiều. Cái lợi trước mắt có thể không bù đắp được những tổn hại lâu dài. "Nếu nhìn xa hơn, giá đất tăng thẳng đứng gấp 8 lần sẽ triệt tiêu sức hấp dẫn của Thủ Thiêm, trì hoãn quá trình phát triển của đô thị mới và khiến nơi này bị lũng đoạn giá".

Có thể hình dung mức giá khởi điểm khi đấu giá đã là giá thị trường có sự khảo sát thực tế từ các dự án hiện hữu tại Thủ Thiêm. Vì vậy mức trúng đấu giá gấp 8 lần khởi điểm sẽ khiến các doanh nghiệp đang nắm giữ quỹ đất tại đây hưởng lợi, ở thế "ngồi không" chờ tăng giá.

Theo ông Nghĩa, bất lợi sẽ nghiêng về các nhà đầu tư mới đang có ý định muốn đến Thủ Thiêm để kiến thiết đô thị giai đoạn sau này. Bởi giá đất tăng vọt có thể khiến các nhà đầu tư nản lòng, từ bỏ mục tiêu do đầu tư không hiệu quả. Điều này gây thách thức trong việc kêu gọi đầu tư phát triển đô thị mới chỉ trong buổi đầu kiến tạo cộng đồng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật như Thủ Thiêm.