Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới

Cục báo cáo Bộ GTVT kết quả làm việc và đề xuất giải pháp xử lý trước ngày 15/11.

Quá trình làm việc với các địa phương, Cục Hàng không cần đánh giá khả năng hình thành sân bay mới theo tiêu chí đã xây dựng tại hồ sơ quy hoạch sân bay toàn quốc; đánh giá khả năng khai thác dân dụng theo mô hình sân bay chuyên dùng.

Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới. Ảnh minh họa
Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới. Ảnh minh họa

Được biết 10 tỉnh đề xuất bổ sung quy hoạch sân bay mới tại địa phương mình, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Tây Ninh.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhiều yếu tố, từ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tới điều kiện tự nhiên - vị trí địa lý, nhu cầu đi lại của người dân... Theo đó, danh sách sân bay trong nước đến năm 2030 là 28 sân bay và đến năm 2050 là 31 sân bay.

Giữa tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì họp với 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu mở rộng, xây sân bay mới. Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát lại một lần nữa để kịp thời điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050, đảm bảo quy mô phù hợp.

VICEM xin giữ lại tháp nghìn tỷ nằm trơ xương trên 'đất vàng' Hà Nội

Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) kiến nghị Bộ Xây dựng xin giữ lại tiếp tục sử dụng khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM.

Nêu tại báo cáo gửi Bộ Xây dựng mới đây, VICEM đưa ra lý do cho rằng, trụ sở đang sử dụng tại 228 Lê Duẩn, quận Đống Đa, Hà Nội là tòa nhà 8 tầng cũ đã xây dựng từ năm 1980, diện tích chật hẹp, cơ sở hạ tầng đã cải tạo sửa chữa nhiều lần và lộ giới an toàn đường sắt cắt ngang lối vào trụ sở làm việc của VICEM tiềm ẩn rủi ro về an toàn giao thông. Do đó, nhu cầu về trụ sở làm việc mới của Tổng công ty và các đơn vị thành viên là cần thiết.

Vào cuối năm 2021, Bộ Xây dựng đã có ý kiến về đề xuất phương án “giữa lại tiếp tục sử dụng” khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy. Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014, Nghị định số 91/20215 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015, VICEM không được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính). Đồng thời, dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM tại lô đất trên đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép VICEM chuyển nhượng tại văn bản 2243 ngày 10/3/2017 của Văn phòng Chính phủ.

“Do đó, để có cơ sở xem xét đề xuất “giữ lại tiếp tục sử dụng” của VICEM đối với khu đất, Bộ Xây dựng yêu cầu VICEM báo cáo làm rõ cơ sở pháp lý, hiệu quả dự án, khả năng bảo toàn vốn nhà nước và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật đối với đề xuất này” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu.

Báo cáo về việc chuyển nhượng dự án, VICEM cho hay, doanh nghiệp đã lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Tuy nhiên, theo VICEM, việc thực hiện chuyển nhượng dự án theo hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một số khó khăn vướng mắc.

Trong đó, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo hình thức án tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Chưa xác định được giá trị tài sản trên đất do vướng mắc và/hoặc tranh chấp kéo dài liên quan đến một số gói thầu của dự án (gồm cả tranh chấp đang trong quá trình giải quyết thông qua Tòa án và Trọng tài).

Theo thiết kế, tòa tháp VICEM có 31 tầng nổi, 4 tầng hầm nhưng đến nay tòa tháp mới hoàn thiện phần thô nằm “trơ xương” bên tòa nhà Keangnam cạnh đường vành đai 3
Theo thiết kế, tòa tháp VICEM có 31 tầng nổi, 4 tầng hầm nhưng đến nay tòa tháp mới hoàn thiện phần thô nằm “trơ xương” bên tòa nhà Keangnam cạnh đường vành đai 3. Ảnh: Vietnamnet

Bên cạnh đó, giá trị quyền sử dụng đất của lô đất chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt giá đất cụ thể. Dự án dở dang kéo dài hơn 10 năm và còn một số tồn tại của các gói thầu nên việc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án cũng gặp khó khăn.

Theo VICEM dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM không phải là dự án bất động sản/ không phải là bất động sản đầu tư do mục tiêu chính của dự án là xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty nên việc tiếp tục đầu tư dự án tuân thủ quy định của Luật số 69/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 91/2015 và các quy định pháp luật có liên quan.

Theo VICEM dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM không phải là dự án bất động sản/ không phải là bất động sản đầu tư do mục tiêu chính của dự án là xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty nên việc tiếp tục đầu tư dự án tuân thủ quy định của Luật số 69/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 91/2015 và các quy định pháp luật có liên quan.

Vì vậy, Hội đồng thành viên VICEM đề nghị Bộ Xây dựng chấp thuận cho VICEM “giữ lại tiếp tục sử dụng” khu đất tại lô 10E6 khu đô thị mới Cầu Giấy để tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến cho phép VICEM không thực hiện phương án chuyển nhượng để hoàn thiện việc đầu tư dự án.

Được biết, dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM nằm tại khu “đất vàng” với diện tích gần 8.500m2 xây dựng. Theo thiết kế, chủ đầu tư sẽ xây dựng tòa văn phòng tiêu chuẩn hạng A, cao 31 tầng nổi, 4 tầng hầm, tổng diện tích sàn khoảng hơn 78.000m2.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành lùi tiến độ

Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 11121/BGTVT-KHĐT gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư. Bộ đề nghị Ủy ban, trong vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại VEC có ý kiến về nội dung đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này.

Có 3 nội dung mà Bộ GTVT muốn Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho ý kiến là việc cho phép VEC chủ động cân đối vốn từ nguồn thu phí nhàn rỗi chưa đến hạn trả nợ các khoản vay, vốn vay thương mại để hoàn thành đầu tư các gói thầu đoạn phía Tây (trước đây sử dụng vốn từ Hiệp định vay Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB lần 1 nhưng đã đóng); sử dụng để xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ thu phí hoàn vốn Dự án (trước đây dự kiến sử dụng vốn từ Hiệp định vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA nhưng đã hủy tài trợ); đầu tư bổ sung nút giao Quốc lộ 51 vào Dự án theo quy mô hoàn chỉnh.

“Do thời hạn gấp, đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến gửi Bộ GTVT trước ngày 1/11/2022 để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”, Công văn số 11121 do ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT ký nêu rõ.

Các nội dung trên nằm trong kiến nghị điều chỉnh chủ trương Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được VEC trình Bộ GTVT giữa tháng 10/2022. Theo đó, ngoài những nội dung mà Bộ GTVT xin ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VEC còn xin điều chỉnh 4 nội dung quan trọng khác so với phê duyệt trước đó của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, VEC xin điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án đến ngày 30/9/2025, tức là chậm gần 2 năm so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh vào năm 2020; điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án xuống còn 30.320 tỷ đồng, giảm 1.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt, trong đó phần vốn do VEC huy động tăng lên 7.610 tỷ đồng; điều chỉnh cơ chế tài chính trong nước và phương thức cho vay lại đối với nguồn vốn ADB, JICA, vốn đối ứng.

Đặc biệt, VEC xin điều chỉnh giảm 70 triệu USD vốn từ Hiệp định vay ADB lần 2 để giảm phí cam kết, thực hiện phân bổ lại cơ cấu chi phí của Hiệp định. “Những đề xuất này nhằm phù hợp với tình hình thi công thực tế trên công trường và nâng cao hiệu quả đầu tư cho Dự án”, lãnh đạo VEC cho biết.

Một đoạn tuyến đang chờ hoàn thiện tại cao tốc Bến Lức - Long Thành
Một đoạn tuyến đang chờ hoàn thiện tại cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Báo Đầu tư

Theo VEC, đơn vị này đã cập nhật thông số đầu vào, tính toán phương án tài chính hòa chung dòng tiền 5 dự án đường cao tốc do VEC quản lý tại thời điểm hiện nay. Trên cơ sở đó, VEC đánh giá tổng thể khả năng cân đối, sử dụng nguồn vốn thu phí nhàn rỗi chưa đến kỳ trả nợ của VEC để có thể đầu tư một số hạng mục chưa hoàn thành tại các tuyến cao tốc (đặc biệt là Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành), đồng thời đề xuất thực hiện một số mục tiêu trong Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt.

Được biết, sau khi cân đối các nguồn lực, tình hình triển khai thực tế, VEC đã rà soát, xây dựng tiến độ triển khai tổng thể đối với từng gói thầu xây lắp nhằm đảm bảo tính khả thi cao nhất. Theo đó, với đoạn phía Tây, Gói thầu A1 sẽ hoàn thành ngày 31/12/2023; Gói thầu A2-1 hoàn thành ngày 30/12/2022; Gói thầu A2-2 sẽ hoàn thành ngày 21/9/2023), Gói thầu A3 sẽ hoàn thành ngày 12/12/2022) và Gói thầu A4 hoàn thành ngày 30/6/2023). Như vậy, đoạn tuyến phía Tây sẽ hoàn thành toàn bộ công việc vào tháng 12/2023.

Đoạn giữa sử dụng vốn JICA, VEC dự kiến hoàn thành các gói thầu J1 và J3 vào quý II/2025, ngoài thời gian hoàn thành Dự án (ngày 31/12/2023) và thời gian có hiệu lực của Hiệp định vay JICA lần 2 (ngày 17/7/2024). Đối với đoạn phía Đông, ngoài Gói thầu A5 đã cơ bản hoàn thành, VEC dự kiến Gói thầu A6 sẽ hoàn thành quý I/2024 và Gói thầu A7 sẽ hoàn thành ngày 30/9/2023, trong thời gian có hiệu lực của Hiệp định vay ADB lần 2.

Ngoài ra, VEC đang nghiên cứu đầu tư bổ sung hoàn chỉnh nút giao Quốc lộ 51 theo quy mô hoàn chỉnh trong giai đoạn I của Dự án để nâng cao khả năng kết nối các tuyến đường bộ, đường bộ cao tốc khi đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác. Dự kiến, gói thầu này hoàn thành vào quý III/2025.

Tổ hợp căn hộ condotel, khách sạn The Holiday Ha Long Quảng Ninh có giá bán từ 1,5 tỷ đồng/căn

The Holiday Ha Long là tọa lạc trên tuyến đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, nằm cách chân cầu Bãi Cháy khoảng 3,5km.

The Holiday được quy hoạch trên khu đất có tổng diện tích 5.502 m2, với diện tích xây dựng 2.817 m2 (mật độ xây dựng khối đế 68,1%, khối tháp 44,2%). Tổng diện tích sàn xây dựng 76.016 m2.

Quy mô dự án gồm 1 tòa tháp cao 39 tầng, 2 tầng hầm và tầng kỹ thuật mái – tum. Từ tầng 1 – 6 dành cho tiện ích thương mại, dịch vụ; tầng 7 dành cho tiện ích chăm sóc sức khỏe; tầng 8 – 39 dành cho căn hộ condotel, phòng khách sạn và tầng mái dành cho cụm tiện ích Sky Resort.

Dự án cung cấp ra thị trường 156 phòng khách sạn và 510 căn hộ condotel, có diện tích dao động từ 43,9 – 63,7 m2, bao gồm các loại hình: căn hộ studio, căn hộ 1 – 2 phòng ngủ, căn hộ duplex.

Bên trong dự án được đầu tư hệ thống tiện ích nội khu đa dạng gồm: nhà hàng Phượng Hoàng, phòng họp, phòng Pantry, khu trị liệu sức khỏe, bể bơi trẻ em, spa và sân tập yoga,…

Từ vị trí dự án, cư dân thuận tiện di chuyển đến các dịch vụ tiện ích ngoại khu như cách Quảng trường Mặt Trời khoảng 450m, Công viên Ha Long Park khoảng 600m, Chợ Vườn Đào khoảng 1,3km, Cảng tàu khách Quốc tế khoảng 1,9km,…

Phối cảnh dự án The Holiday Ha Long Quảng Ninh
Phối cảnh dự án The Holiday Ha Long Quảng Ninh.

The Holiday Ha Long do Công ty Cổ phần Khách sạn vịnh Hạ Long làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Tài chính Toàn Cầu (Global Invest) là đơn vị phát triển.

Công ty Cổ phần Khách sạn vịnh Hạ Long là thành viên của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam – Hà Nội (VTH), được thành lập vào ngày 13/12/2011. Theo công bố thay đổi thông tin ngày 27/8/2019, doanh nghiệp có vốn điều lệ 120,7 tỉ đồng.

Tại đây, ông Nguyễn Bá Tiến (sinh năm 1979) là người nắm chức Chủ tịch HĐQT. Không chỉ vậy, ông Tiến còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT của VTH (sở hữu 6,04% cổ phần) và cả Global Invest (sở hữu 85% cổ phần).

Theo tìm hiểu, The Holiday Ha Long là dự án Khách sạn, dịch vụ, căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao vịnh Hạ Long tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 5/11/2018. Theo quy hoạch, dự án có tổng diện tích 4.139 m2.

Đến ngày 26/2/2019, UBND tỉnh thu hồi 4.139 m2 đất của VTH cho CTCP Khách sạn vịnh Hạ Long tiếp tục thuê theo hình thức thuê đất trả tiền hằng năm để sử dụng vào mục đích xây dựng khách sạn, kinh doanh dịch vụ tại phường Bãi Cháy tại Quyết định số 703/QĐ-UBND.

Theo đó, Quyết định nêu rõ thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, nhưng khi chuyển sang Công ty vịnh Hạ Long thời hạn thuê đất thực hiện dự án trên chỉ là 35 năm bởi đất đã được giao từ năm 2004.

Được biết, khu đất này được UBND tỉnh Hạ Long cho VTH thuê đất từ năm 2004 tại Quyết định số 957/QĐ-UB. Lúc này VTH là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Sau khi cổ phần hoá năm 2007, các cổ đông tư nhân tham gia vào VTH thì tới năm 2011 đã hoàn tất xin cấp Giấy CNQSD khu đất nói trên.

Ngày 26/4/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định chấp thuận CTCP Khách sạn vịnh Hạ Long làm chủ đầu tư dự án.

Sau đó, UBND tỉnh tiếp tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 25/3/2020. Theo đó, dự án được điều chỉnh tổng diện tích lên 5.502 m2, trong đó phần diện tích giao thêm 1.363 m2 để làm cây xanh, tiểu cảnh sau đó bàn giao lại cho TP.Hạ Long quản lý.

Tổng mức đầu tư dự án là 1.475 tỉ đồng, trong đó 20% vốn của nhà đầu tư và 80% vốn vay và huy động hợp pháp. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 5/2021, hoàn thiện và bàn giao trong quý 4/2022.

Giá bán căn hộ dự kiến được tham khảo trên thị trường của dự án The Holiday Ha Long Quảng Ninh từ 1,5 tỉ đồng/căn đầy đủ nội thất đối với dòng căn hộ The Holiday Home, từ 2,1 tỉ đồng/căn đầy đủ nội thất tiêu chuẩn khách sạn.