Đề xuất bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà

Trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) kiến nghị bổ sung quy định về “bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà, công trình xây dựng theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng khi bán, cho thuê mua bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai”.

Bản tin bất động sản ngày 10/3: Sốt đất rục rịch quay trở lại và Thanh Hà New City giá từ 23 triệu đồng/m2
HoREA cũng đề nghị bổ sung trở lại quy định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, được kinh doanh BĐS theo quy định của Chính phủ, như đã quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 bởi Khoản 1, Điều 56 Luật Kinh doanh BĐS 2014 chỉ quy định một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" của chủ đầu tư là phải thực hiện "bảo lãnh ngân hàng" trước khi bán, trong lúc Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nhiều "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ". Còn Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định 9 "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ", trong đó có biện pháp có tiền "ký quỹ" hoặc "thế chấp tài sản".

Cũng theo HoREA, khách hàng thường là “bên yếu thế”, nhất là các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ lẻ so với chủ đầu tư dự án BĐS thường là “bên có lợi thế”.

Trong khi đó, hiện tại, khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định “chủ đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”. Đây là quy định bắt buộc “chủ đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.

Tuy nhiên, chỉ quy định một biện pháp “bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng” thì đúng nhưng chưa đủ, mà cần bổ sung thêm biện pháp “bảo hiểm rủi ro” thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm “bảo hiểm rủi ro” cho khách hàng mua, thuê mua BĐS hình thành trong tương lai thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm “chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm” là chủ đầu tư trong trường hợp “không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.

"Sốt đất" đang rục rịch quay trở lại

Tại Hà Tĩnh, ghi nhận vào cuối tháng 2 vừa qua, dọc hai bên quốc lộ 15B đoạn qua thôn Lộc Thọ, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, hàng chục ôtô biển số Hà Tĩnh, Nghệ An... đậu nối đuôi nhau thành hàng dài. Cạnh xe, nhiều nhóm khoảng 4-5 người xúm lại, chỉ tay về các lô đất trống bên cạnh thảo luận giá cả. Một người dân tại đây cho biết, cách đây khoảng 02 năm giá đất ở đây từ 300.000-500.000 đồng/ m2, nay tăng lên hơn 4 triệu đồng. Với những lô đất ngoài mặt đường, trước đây 3 triệu đồng một m2, nay nhiều khu vực tăng gấp 6-7 lần.

Bản tin bất động sản ngày 10/3: Sốt đất rục rịch quay trở lại và Thanh Hà New City giá từ 23 triệu đồng/m2
Ảnh minh họa.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ năm 2020 đến nay Hà Tĩnh có tới 450 doanh nghiệp có đăng ký mã ngành kinh doanh môi giới BĐS mới thành lập. Tính riêng tại thành phố Hà Tĩnh có 181 doanh nghiệp kinh doanh, môi giới BĐS.

Được biết, Thị trường đất ở Hà Tĩnh bắt đầu có biến động mạnh từ giữa năm 2021 đến nay khi nhiều khu vực đất nông thôn cũng được đưa ra bán với giá khiến người có nhu cầu mua để ở phải "choáng váng" vì không thể mua nổi.

Tại huyện Kỳ Anh vào cuối năm 2021, nhiều khu vực giá đất tăng gấp đôi so với đầu năm 2021. Đặc biệt, khu vực Quốc lộ 1 qua Kỳ Trinh, nhiều nơi khác như ở Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Liên… cũng đang thu hút được giới "cò đất" khi có thông tin nhiều dự án được phê duyệt vào khu vực này, nên giá đất cứ rục rịch tăng từng ngày, môi giới này cho hay. Khảo sát trên một số diễn đàn bất động sản, la liệt những thông tin rao bán lô đất ở Kỳ Thịnh hay Kỳ Long, Kỳ Trinh với lời giới thiệu đối diện cổng VinFast hoặc gần khu vực này...

Ở Hà Nội, đất vùng ven như Hoài Đức, Sóc Sơn... nhiều nơi giá tiếp tục tăng mạnh so với giữa năm 2021. Như tại Hoài Đức, thông tin triển khai tuyến đường Vành đai 4 đã khiến đất đai vùng ven trung tâm nóng lên từ 10 - 20 triệu đồng/m2.Đắk Lắk, sau thông tin về dự án Bệnh viện đa khoa Trung ương khu vực Tây Nguyên và đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, tình hình giao dịch nhà đất tại TP Buôn Ma Thuột tăng đột biến khiến giá đất bị đẩy lên cao.

Tại Quảng Trị, cơn sốt tại TP Đông Hà vừa lắng xuống thì đợt sốt mới lại xuất hiện ở thị trấn vùng biên Lao Bảo, giá khu tái định cư Tân Thành - Lao Bảo bất ngờ tăng gấp đôi.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - ông Lê Hoàng Châu cho biết, trong 2 tháng đầu năm tình hình "sốt ảo giá đất" đi đôi với hoạt động đầu cơ đã có dấu hiệu quay trở lại. Ông Châu cũng đề nghị các địa phương nên có phương án xử lý quyết liệt, kịp thời các "đầu nậu", "cò đất", "cò nhà", doanh nghiệp "bất lương" để ngăn chặn các hệ quả tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Kon Tum

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra việc thực hiện pháp luật quản lý, sử dụng đất đai và quản lý, đầu tư xây dựng, các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Trong công tác quy hoạch 3 loại rừng: UBND tỉnh Kon Tum thực hiện không đạt chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Số liệu kiểm kê của UBND tỉnh Kon Tum năm 2019 so với năm 2014 thì diện tích rừng phòng hộ giảm hơn 12,5 nghìn ha, diện tích rừng sản xuất giảm gần 15 nghìn ha, diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng giảm hơn 2,7 nghìn ha. Mặt khác, thống kê của Sở NN&PTNT và Sở TN&MT về quản lý diện tích đất lâm nghiệp năm 2019 có sự chênh lệch hàng nghìn ha nhưng chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ. Riêng tại TP Kon Tum, một số diện tích thực chất là đất trồng lúa, cây ngắn ngày, đất ở nông thôn, đất quốc phòng… nhưng cơ quan chức năng công bố hiện trạng đất rừng là thiếu trách nhiệm, làm cho diện tích đất rừng tăng hơn 136ha.

Việc quy hoạch các thủy điện nhỏ và vừa chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến ảnh hưởng môi trường, đất rừng. Tỉnh Kon Tum quy hoạch 81 thủy điện chiếm hơn 1,1 nghìn ha đất rừng. Năm 2019, mặc dù UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản tạm dừng triển khai các thủy điện nhỏ và vừa nhưng sau thời điểm ban hành văn bản vẫn có 26 thủy điện được bổ sung vào quy hoạch.

Việc quản lý, sử dụng đất của cấp huyện chưa chặt chẽ dẫn đến cấp xã (phường) quản lý, sử dụng đất đai chưa đúng. Tại TP Kon Tum, huyện Đak Hà, huyện Sa Thầy còn vi phạm về trình tự, thủ tục đấu giá, cho thuê đất không đấu giá, không có kế hoạch đấu giá đất. Các điều khoản hợp đồng cho thuê đất còn thiếu chặt chẽ dẫn đến thu tiền chậm, khó thu hoặc không thu được.

Việc giao đất còn tình trạng vượt hạng mức theo quy định, phân lô theo hiện trạng nên dẫn đến các lô không đồng đều, chênh lệch hàng trăm m2. Trong đó, TP Kon Tum đã giao đất cho 43 trường hợp không thuộc đối tượng tái định cư, nguy cơ thất thoát ngân sách tối thiểu hơn 3,5 tỷ đồng. Huyện Đak Hà có 85 trường hợp giao đất không qua đấu giá là vi phạm quy định Luật đất đai; một số công chức (có trường hợp là lãnh đạo, người nhà lãnh đạo) Huyện ủy, UBND huyện Đak Hà được giao diện tích lớn và nhiều trường hợp được giao đất để ở nhưng thực tế không có nhu cầu nên để đất hoang hóa hoặc đã chuyển nhượng để kiếm lời. Đoàn thanh tra tạm tính tiền sử dụng đất của 13/85 trường hợp có giá giao đất thấp hơn giá thị trường, làm thất thu ngân sách nhà nước tối thiểu hơn 885 triệu đồng.

Công tác đấu giá đất còn nhiều sai phạm như: Tổ chức đấu giá đất khi chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa đầu tư cơ sở hạ tầng; chậm nộp tiền trúng đấu giá nhưng không hủy kết quả đấu giá, không thu tiền đặt cọc…Cá biệt, có trường hợp chậm nộp tiền từ 1-3 năm nhưng không được cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Đồng thời, hầu hết các dự án đấu giá đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum đều có hiện tượng một số người trúng đấu giá từ hàng chục đến hàng trăm lô đất và chờ thời cơ bán kiếm lời. Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện hành vi kê khai giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trúng đấu giá. Đây là hành vi có dấu hiệu trốn thuế nhưng cơ quan chức năng không kịp thời xử lý dẫn đến nguy cơ thất thoát ngân sách nhà nước số tiền tạm tính là hơn 1,1 tỷ đồng.

Việc phê duyệt bảng giá đất trên địa bàn tỉnh không sát giá thị trường, giá đất cơ bản giống, không thay đổi so với bảng giá đất giai đoạn 2010-2014 và giai đoạn 2015-2019. Việc này dẫn đến nguy cơ thất thoát ngân sách nhà nước, ảnh hưởng quyền lợi người dân khi áp giá bồi thường.

Về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và quản lý, sử dụng đất công: UBND tỉnh Kon Tum giao trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh tham mưu tổ chức đấu giá tài sản công mà không giao cho Sở Tài chính là vi phạm trình tự, thủ tục theo quy định. Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vạn An (số 153-155 đường Bà Triệu, TP Kon Tum) được mua tài sản trên đất (tài sản công) theo hình thức chỉ định là vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất chưa được thực hiện hiệu quả. Lũy kế đến ngày 31/8/2020, tiền sử dụng đất còn nợ là hơn 4,6 tỷ đồng, tiền thuê đất còn nợ là gần 5,3 tỷ đồng nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp đôn đốc, thu nộp ngân sách.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm có liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành. Đồng thời, khẩn trương khắc phục các sai phạm, tồn tại đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra.

Long An: Khu dân cư An Huy Green giá từ 800 triệu đồng

Khu dân cư An Huy Green có vị trí tại số 668 đường Mỹ Hạnh, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 22km.

Dự án có tổng diện tích 115 ha, mật độ xây dựng 30% và tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. An Huy Green được quy hoạch với diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở là 700.816 m2, đất công cộng và dịch vụ là 84.750 m2, đất dành cho giao thông là 401.725 m2, đất dành cho cây xanh và mặt nước là 86.976 m2, còn lại là đất dành cho các tiện ích khác.

Khu dân cư An Huy Green gồm các khối kiến trúc cảnh quan sinh thái xanh như: hồ sinh thái, công viên Thống Nhất, hệ thống công viên cây xanh, mặt nước, các không gian văn hóa theo chủ đề 3 miền Bắc Trung Nam…
Khu dân cư An Huy Green sở hữu nhiều tiện ích nội khu gồm: hồ sinh thái, công viên Thống Nhất, hệ thống công viên cây xanh, mặt nước, các không gian văn hóa theo chủ đề 3 miền Bắc Trung Nam…

Khu dân cư An Huy Green dự kiến phân phối ra thị trường 3.183 lô nhà liền kề, 651 lô đất biệt thự và 581 lô nhà tái định cư với diện tích từ 80 – 250 m2.

Trên thị trường, đất nền Khu dân cư An Huy Green có giá từ 800 triệu đồng.

Được biết, chủ đầu tư dự án Khu dân cư An Huy Green là Công ty Cổ phần Địa ốc An Huy Green được thành lập ngày 07/08/2002, đặt trụ sở tại 232/5 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, tư vấn xây dựng, kinh doanh bất động sản…

Doanh nghiệp có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng theo thông báo thay đổi từ ngày 22/12/2021, do ông Nguyễn Thế Bạch (chủ tịch HDQT) làm người đại diện. Ngoài dự án An Huy Green, địa ốc An Huy Green còn thực hiện một số dự án khác như: Khu đô thị An Huy Bắc Ninh, Khu đô thị An Huy Quảng Ninh, Khu đô thị An Huy Bắc Giang, Khu công nghiệp An Huy Nhã Nam…

Theo tìm hiểu, dự án được ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định chủ trương đầu tư năm 2018, và được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào năm 2019.

Đáng chú ý, Khu đô thị An Huy Bắc Ninh từng bị phản ánh có sai phạm về việc chuyển đổi đất đai và đầu tư xây dựng. Cụ thể, trong khi hiện trạng giai đoạn 2 của dự án Khu đô thị An Huy Bắc Ninh vẫn là đất lúa, chưa xong giải phóng mặt bằng vì vậy hạ tầng chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư đã rao bán.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ đầu tư có dấu hiệu huy động vốn trái phép, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho khách hàng. Còn theo bà Đỗ Thị Nhị - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc An Huy (chi nhánh Bắc Giang) thì chia sẻ: “Có chăng thì chỉ đặt cọc, giữ chỗ trước. Ví dụ, khách hàng sốt ruột không đợi lúc ký hợp đồng chuyển nhượng, người ta có thể đặt cọc với vị trí lô đất trước, trong một khoảng thời gian sẽ đưa ra giá để ký hợp đồng chuyển nhượng”.

Cuối năm 2020, Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra nhiều sai phạm tại Khu đô thị An Huy Bắc Giang, cụ thể UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận đầu tư Dự án khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa tại dự án Khu đô thị An Huy (thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên) là vi phạm Luật Đất đai. Dự án Xây dựng khu đô thị An Huy, thị trấn Cao Thượng, Tân Yên đã tính bồi thường không đúng với quy định….

Trong công tác đấu thầu, qua thanh tra dự án phát triển đô thị cho thấy trong công tác đấu thầu có các sai phạm như tại dự án Khu đô thị An Huy, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên: Hồ sơ yêu cầu thiếu các nội dung cơ bản, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án không thống nhất, giá trị đảm bảo dự thầu thấp hơn theo quy định.

Từ các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng của tỉnh Bắc Giang, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức rà soát lại các dự án, điều chỉnh lại quy hoạch, sử dụng đất. Đặc biệt là kiểm điểm, có biện pháp xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ liên quan có vi phạm, khuyết điểm.

Hải Dương: Dự án Thanh Hà New City giá từ 23 triệu đồng/m2

Thanh Hà New City có vị trí tại thôn Đông Phan, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Dự án có tổng diện tích khoảng 9,3ha, trong đó diện tích đất ở chiếm 37,42%, diện tích đất thương mại – dịch vụ chiếm 3,38%, diện tích đất giao thông chiếm 41,35%. Tổng chi phí thực hiện ước tính hơn 122 tỷ đồng.

Thanh Hà New City cung cấp ra thị trường khoảng 279 lô nhà liên kế với diện tích từ 72 – 157m2, hình thức xây dựng từ 3 – 5 tầng và 52 lô biệt thự nhà vườn với diện tích từ 172 – 253m2, hình thức xây dựng cao 2 – 3 tầng.

Trên thị trường, đất liên kề Thanh Hà New City có giá từ 23 - 26 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Thanh Hà New City sở hữu nhiều tiện ích nội khu gồm: công viên cây xanh, hồ cảnh quan, kênh điều hòa, khu vui chơi giải trí ngoài trời, trung tâm thương mại, siêu thị, trường mầm non, khuôn viên dạo bộ, bãi đỗ xe, chốt an ninh, camera 24/24,…
Thanh Hà New City sở hữu nhiều tiện ích nội khu như: công viên cây xanh, hồ cảnh quan, kênh điều hòa, khu vui chơi giải trí ngoài trời, trung tâm thương mại, siêu thị, trường mầm non, khuôn viên dạo bộ, bãi đỗ xe, chốt an ninh, camera 24/24,…

Chủ đầu tư dự án Thanh Hà New City là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hoàng Long Habico, được thành lập vào ngày 24.06.2005, có trụ sở chính đặt tại khu 1, phường Thạch Khôi, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Theo giấy phép kinh doanh thay đổi ngày 23/10/2020, doanh nghiệp có vốn điều lệ là 135 tỷ đồng do ông Bùi Gia Toàn (sinh năm 1979) giữ chức vụ giám đốc đồng thời cũng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Dự án đang trong giai đoạn triển khai cơ sở hạ tầng và dự kiến hoàn thành vào quý III.2022. Hiện tại, giá nhà tại dự án Thanh Hà New City được thanh khảo trên thị trường dao động ở mức từ 23 – 26 triệu/m2.

Tuy nhiên, cuối năm 2021 dự án Thanh Hà New City đã bị nhiều phản ánh tiêu cực khi chỉ đang san lấp mặt bằng nhưng đã mua bán công khai, rầm rộ. Cụ thể, ghi nhận vào ngày 12/11/2021 dù dự án mới đang triển khai san lấp mặt bằng nhưng quảng cáo rao bán các lô đất tại đây đã hoạt động công khai trong khi theo pháp luật chủ đầu tư chỉ được huy động vốn từ khách hàng sau khi hoàn thành thủ tục pháp lý, hoàn thiện hạ tầng theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.