Dừng thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo phương thức đối tác công tư

Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 7/9 về việc dừng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021.

Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì xử lý các vấn đề có liên quan đến việc dừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, tránh để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan liên quan thực hiện Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/7 của Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình.

Đồng thời, Bộ GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu tận dụng các hồ sơ, tài liệu trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trước đây nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

Bản tin bất động sản 8/9:
Dừng thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo phương thức đối tác công tư. Ảnh minh họa

Theo Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6 của Quốc hội, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 53,7 km, chia thành 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 17.837 tỉ đồng; chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

Mục tiêu là đầu tư dự án hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.

Bộ Xây dựng nói về việc đặt cọc, mua bán nhà đất phải thanh toán qua ngân hàng

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TPHCM với một số nội dung liên quan đến loại hình căn hộ du lịch (condotel), đặt cọc và thanh toán trong giao dịch trong mua bán bất động sản.

Cụ thể, về loại hình condotel, cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng khi xem xét "Đề án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi" thì cần "luật hóa" các nội dung của khoản 2 Điều 6 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP tương tự như Luật Nhà ở 2014 đã quy định đối với căn hộ chung cư.

Theo đó, các nội dung được cử tri kiến nghị "luật hóa" bao gồm: phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của condotel; việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong tòa nhà condotel; hội nghị, quản lý vận hành, bảo trì, kinh phí bảo trì tòa nhà condotel…

Về đặt cọc trong giao dịch bất động sản, cử tri đã đề nghị bổ sung quy định nội dung này vào Điều 6 Nghị định 02. Cụ thể, quy định được đề xuất như sau:

"Điều 6. Hợp đồng kinh doanh bất động sản. Việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại bất động sản và chuyển nhượng dự án bất động sản phải lập thành hợp đồng theo mẫu quy định...

Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản có thể nhận đặt cọc của khách hàng để bảo đảm giao kết hợp đồng kinh doanh bất động sản; Giá trị đặt cọc do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 30% giá trị bất động sản; Hình thức văn bản đặt cọc do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật về dân sự".

Cử tri cũng đề nghị bổ sung quy định về "đặt cọc" vào 8 loại hợp đồng "mẫu" của phụ lục kèm theo Điều 6 Nghị định 02 quy định về "Hợp đồng kinh doanh bất động sản".

Ngoài ra, cử tri TPHCM kiến nghị bổ sung quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng vào Nghị định số 02.

Trả lời cử tri, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định chỉ được quy định chi tiết những nội dung, điều, khoản của Luật giao Chính phủ.

Trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chưa có quy định hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về "đặt cọc" và "thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng". Do vậy, theo Bộ Xây dựng, chưa có cơ sở xem xét đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung các nội dung này vào quy định của Nghị định 02.

Bộ này cũng cho biết, hiện đang được giao cứu nghiên cứu xây dựng dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi. Các kiến nghị nêu trên của cử tri TPHCM sẽ được Bộ Xây dựng xem xét, nghiên cứu trong quá trình xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi thời gian tới.

Bản tin bất động sản 8/9:
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chưa có quy định hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về 'đặt cọc' và 'thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng... Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề đặt khi mua bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng, những dạng hợp đồng đó diễn ra nhiều và cũng xuất hiện hàng loạt tranh chấp. Có nhiều môi giới hay các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc đặt cọc để chiếm dụng vốn.

Đặc biệt, các nền đất, căn hộ chưa đủ pháp lý nhưng đã được “vẽ” ra để đem huy động vốn nên phải được thực hiện dưới các dạng “hợp đồng hứa” như trên. Trong khi hiện nay, luật Kinh doanh BĐS 2014 chưa quy định điều chỉnh các hành vi giao dịch BĐS, huy động vốn xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng kinh doanh BĐS, như “đặt cọc”, “hứa mua, hứa bán”, “hợp tác đầu tư”, “liên doanh liên kết”, “hợp đồng góp vốn”… Đây chính là kẽ hở dẫn đến xuất hiện tình trạng bên bán, bên huy động vốn lợi dụng để nhận tiền “đặt cọc”, thậm chí đã xảy ra hoạt động kinh doanh phạm pháp tại Công ty Alibaba.

Thêm vào đó, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đặt cọc nhưng không quy định trường hợp “đặt cọc” khi thực hiện giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật khác thì còn phải áp dụng quy định của pháp luật đó, như “đặt cọc” trong giao dịch BĐS thì còn phải áp dụng quy định của pháp luật về kinh doanh BĐS.

Vì vậy, để công bằng quyền lợi mua bán giữa các bên, Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề nghị bổ sung quy định về “đặt cọc” vào điều 57 luật Kinh doanh BĐS 2014. Cụ thể là quy định trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư dự án BĐS có thể nhận đặt cọc của khách hàng để bảo đảm giao kết hợp đồng kinh doanh BĐS. Đồng thời, nêu rõ giá trị đặt cọc do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 30% giá trị BĐS. Song song đó, cần bổ sung cụm từ “Trường hợp pháp luật khác có quy định về đặt cọc thì phải đồng thời thực hiện quy định của pháp luật đó” tại Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo sự đồng bộ.

Vừa qua, Bộ Tài chính cũng kiến nghị bổ sung quy định chuyển nhượng bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát giao dịch, quản lý thuế.

Việc thực hiện giao dịch qua ngân hàng, theo Bộ Tài chính, giúp minh bạch kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ quản lý giao dịch tài sản, bất động sản và quản lý thuế nói riêng.

Ngoài bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng, Bộ Tài chính cũng đề xuất rà soát các quy định về chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi nhằm thống nhất, đồng bộ.

Mới đây, Tại Chỉ thị 13, về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

Hà Nội duyệt chỉ giới đỏ nút giao Vành đai 4 - Đại lộ Thăng Long

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long, đoạn qua

Theo đó, chỉ giới đường đỏ của nút giao được xác định thông qua các thông số kỹ thuật, kích thước, kết hợp với nội suy và các điều kiện khống chế thể hiện chi tiết trên bản vẽ. Đối với Đại lộ Thăng Long nằm ngoài phạm vi nút giao, sẽ được xác định theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường được cấp thẩm quyền phê duyệt.

UBND TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra, xác nhận bản vẽ chỉ giới đường đỏ nút giao theo Quyết định phê duyệt của UBND Thành phố.

Bản tin bất động sản 8/9:
Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long.

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có trách nhiệm tổ chức công bố công khai chỉ giới đường đỏ nút giao được duyệt và bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ được duyệt cho UBND huyện Hoài Đức và các đơn vị liên quan để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết, thực hiện.

Việc cắm mốc giới nút giao sẽ được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thuộc dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn tuyến trên địa phận thành phố Hà Nội để tránh lãng phí, chồng chéo trong công tác cắm mốc giới và do chủ đầu tư được giao dự án.

Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần. Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 1.341 ha. Công trình được chuẩn bị đầu tư năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026, khai thác năm 2027.

huyện Hoài Đức, tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng lập. Đây là nút giao liên thông khác mức dạng hoa thị hoàn chỉnh.

Dự án khu dân cư Agora City tại tỉnh Long An sắp ra mắt với từ giá từ 28 - 33 triệu đồng/m2

Dự án Khu dân cư Agora City (Đô thị trung tâm hành chính Thủ Thừa - Long An) có vị trí tại đường liên tỉnh ĐT 818, thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Dự án Agora City có phía Đông giáp đất nông nghiệp, phía Tây giáp bờ rạch Bà Báng, phía Nam giáp đất nông nghiệp, phía Bắc giáp đường phía Bắc thị trấn Thủ Thừa.

Dự án Khu dân cư Agora City có diện tích 487.053 m2; diện tích đất ở 221.178,34 m2; diện tích đất công trình công cộng 67.834,1 m2; mật độ xây dựng 38.6%; quy mô dân số dự kiến 8.100 người. Dự án Khu dân cư Agora City phát triển với các loại hình nhà phố liền kề, biệt thự vườn, căn hộ chung cư, nhà tái định cư.

Dự án Agora City Long An được chia ra thành 3 khu chính gồm: Khu Hoàng Gia, Khu trung tâm hành chính, Khu thương mại. Agora City Long An có quy mô hơn 2000 sản phẩm, bao gồm:

+ Nhà liền kề (tự xây) gồm 600 sản phẩm, diện tích 80 m2 – 120 m2.

+ Nhà liền kề (xây thô) gồm 600 sản phẩm diện tích từ 80 – 120 m2

+ Biệt thự liền kề (xây thô) gồm 250 sản phẩm, diện tích 220 m2 – 280 m2.

+ Dinh thự liền kề (xây thô) gồm 50 sản phẩm, diện tích 350 m2 – 450 m2.

+ Căn hộ chung cư cao 12 tầng khoảng 500 sản phẩm, diện tích 45 m2 – 90 m2.

Nhà phố liền kề dự án Khu dân cư Agora City Long An được xây dựng cao 2 - 4 tầng bao gồm: Khu A4, A5; khu D4-1; khu D2-1, D5-1, F1; khu C3, D3-1; khu B1, D1-1; khu A1, B8, E3, E6; khu A2, C4, F4; khu B2, B4, B5, B7, C5, C6, C7, C8, C9, C10, E2, E5; khu E4, E7, F2, F3; khu A3, E1, B6, C1, C2…

Bản tin bất động sản 8/9:
Mặt bằng Khu dân cư Agora City Long An.

Loại hình nhà biệt thự dự án Khu dân cư Agora City Long An xây dựng cao 2 - 3 tầng, riêng lô G9 tầng cao xây dựng 5 tầng và 1 áp mái. Nhà tái định cư xây dựng cao 2 - 4 tầng gồm khu D1-2, D2-2, D3-2 và khu D4-2, D5-2. Chung cư xây dựng cao 9 tầng, mật độ xây dựng tối đa 60%.

Tiện ích nội khu dự án Khu dân cư Agora City Long An: Trung tâm hành chính, trung tâm y tế, hồ Bơi ngoài trời, quảng trường ánh sáng, công viên Hòa Bình, câu lạc bộ gym, hồ Thiên Nga, khu BBQ, lâu đài Hòa Bình, trung tâm thương mại Agora, vườn hoa hồng, sân vận động thể chất, đường dạo ven sông, công viên bờ sông.

Tiện ích ngoại khu dự án Khu dân cư Agora City Long An: Cách sân bay Tân Sơn Nhất 44 km, cách trung tâm quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 43 km, cách huyện Bến Lức 10 km, cách thành phố Tân An 11 km…

Dự án Khu dân cư Agora City Long An do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủ Thừa (Thủ Thừa Invest) làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV tư vấn thiết kế kiến trúc Long An làm đơn vị tư vấn lập quy hoạch.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủ Thừa hoạt động ngày 24/05/2019, trụ sở chính nằm tại số 296 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty do ông Trần Việt Khoa làm người đại diện pháp luật, hoạt động chính trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan…

Trước đây, dự án Khu dân cư Agora City Long An do Công ty Cổ Phần Licogi 16.1 làm chủ đầu tư và hiện nay là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủ Thừa.

Các sản phẩm đất nền dự án Khu dân cư Agora City Long An có giá bán trên thị trường từ 28 - 33 triệu đồng/m2.