Bản tin bất động sản 6/9 đáng chú ý với thông tin Cục Hàng không Việt Nam từng đề xuất đến năm 2050 Việt Nam sẽ có 31 sân bay và Dự án căn hộ, biệt thự, liền kề The Solina Khang Điền tại TP HCM có giá lên tới 100 triệu đồng/m2....
Đến năm 2050, Việt Nam dự kiến có hơn 31 sân bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn số 3960/CHK-QLC gửi Bộ Giao thông vận tải báo cáo công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, sau khi rà soát, Cục Hàng không Việt Nam đã xác định lại phương án quy hoạch cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030 là 25 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hàng khách/năm; cảng hàng không Chu Lai giai đoạn đến năm 2030 là 10 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết: "Tùy theo nhu cầu vận tải và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét, điều tiết, phân bổ các chuyến bay (slot) giữa 2 cảng hàng không, bảo đảm khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng theo quy hoạch; đồng thời tạo động lực hấp dẫn đầu tư phát triển cảng hàng không Chu Lai".
Song song đó, Cục Hàng không Việt Nam thống nhất kiến nghị cập nhật nội dung Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030 "nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa...) trong trường hợp đủ điều kiện" trong dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch.
Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030 là ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng TP.HCM (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành).
Phối cảnh sân bay Sa Pa - Lào Cai.
Cụ thể, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Hà Nội và TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo);
Cũng trong giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng.
Về tầm nhìn đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 17 cảng hàng không quốc nội (thêm sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội).
Hình thành một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Có thể nói, đối với sân bay thứ hai vùng Thủ đô, dự thảo quy hoạch mới nhất chỉ xác định là xây dựng tại Đông Nam Thủ đô Hà Nội nhưng chưa xác định được vị trị chính xác…
Tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đề xuất cả nước có 31 sân bay. Trong đó 14 cảng quốc tế, xây mới sân bay Hải Phòng thay thế Cát Bi; 17 cảng quốc nội, trong đó xây mới thêm sân bay Cao Bằng và sân bay thứ hai vùng Thủ đô Hà Nội ở phía đông nam.
54 hồ sơ dự án ở Đắk Nông bị thất lạc
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, cung cấp đầy đủ hồ sơ đối với 54 hồ sơ dự án bị thất lạc.
Theo hồ sơ, năm 2016, Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu tỉnh Đắk Nông xử lý dứt điểm việc tồn đọng quyết toán đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước giai đoạn 2005-2014.
Trung ương cũng có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với địa phương nhằm hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Trên cơ sở đó, xác định rõ nguyên nhân chậm quyết toán và làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị chậm xử lý quyết toán do thiếu hồ sơ.
Đối với những hồ sơ không đủ điều kiện, các đơn vị thẩm tra phối hợp với chủ đầu tư, kho bạc để lập biên bản hiện trạng hồ sơ để thực hiện tất toán theo quy định. Thời hạn hoàn thiện bổ sung, rà soát chậm nhất đến ngày 31-12-2017. Sau đó được điều chỉnh kéo dài thời gian hoàn thiện. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông không thực hiện ý kiến chỉ đạo (hết năm 2021) trên, dẫn đến chủ đầu tư các dự án không bổ sung hồ sơ liên quan.
Dự án xây dựng khu dân cư số 3 và số 4 ở TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông bị thất lạc hồ sơ. Ảnh: plo.vn
Quá trình kiểm tra, trong giai đoạn nêu trên tỉnh Đắk Nông có 54 dự án bị thất lạc hồ sơ. Riêng Sở Y tế có đến 26 dự án bị thất lạc hồ sơ. Trong đó có những dự án có mức đầu tư lớn, như dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân số 3 và số 4 ở thị xã Gia Nghĩa (nay là TP Gia Nghĩa) có tổng mức đầu tư gần 59 tỉ đồng, do Sở TN&MT làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2008. Dự án BV đa khoa huyện Đắk Mil có tổng mức đầu tư hơn 115 tỉ đồng, làm vào năm 2009. Dự án nâng cấp, sửa chữa BV đa khoa huyện Đắk R’lấp có tổng mức đầu tư gần 58 tỉ đồng… Các dự án này đã quyết toán một số hạng mục nhưng đến nay chưa quyết toán.
Theo tìm hiểu của PV, đến nay hầu hết dự án trên đã đưa vào sử dụng khá lâu và có nhiều công trình có dấu hiệu bị xuống cấp. Do chưa được tất toán theo số dư tài khoản nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc phê duyệt cấp kinh phí để cải tạo, sửa chữa.
Theo đại diện Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Nông, tất toán tài khoản của các dự án (đã được phê duyệt quyết toán hoàn thành) khi đã hoàn thành thủ tục thanh toán công nợ phải thu, phải trả theo quyết định đã được phê duyệt dự án.
Ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo xử lý, kiểm điểm các cá nhân, tổ chức liên quan đến thất lạc hồ sơ. “Chúng tôi đã yêu cầu các sở, ngành khẩn trương hoàn thiện hồ sơ theo quy định” - ông Đức cho hay.
Giá đất 'nhảy múa' tại Sóc Trăng
Theo thông tin từ báo Công an Nhân dân, trục đường phát triển tôm - lúa dài 28,5km, tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng, bắt đầu từ phường 9 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), nối vào đường tỉnh 936, đường tỉnh 940 qua các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đến xã Gia Hòa 2 (cùng huyện Mỹ Xuyên), chúng tôi thấy chủ yếu là đất ao tôm, nhà cửa thưa thớt nhưng không ngờ đất ở đây tăng giá chóng mặt. Theo ông Nguyễn Văn Tư (ngụ thị trấn Mỹ Xuyên), khi chưa có đường, đất ở ấp Hòa Mỹ (thị trấn Mỹ Xuyên) là đất ruộng, bán mỗi công (1.000m2) khoảng 100 triệu đồng. Nhưng khi làm đường xong thì "nhảy" lên cả tỷ đồng 1.000m2.
Ông Nguyễn Văn Lực (ngụ xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên) cho biết, giá hiện tại ở địa phương chúng tôi trên 1 tỷ đồng/1.000m2. Cách đây mấy tháng, ngày nào cũng có người đi hỏi mua với giá cao nhưng bây giờ thấy ít vì UBND tỉnh có công văn chấn chỉnh việc mua bán, tránh tình trạng "cò" thổi giá trục lợi, gây mất ổn định địa phương.
Đến xã Hòa Tú 1 (huyện Mỹ Xuyên), một cán bộ xã thông tin: "Mấy tháng trước đất ở đắt lắm, bây giờ đã lắng xuống nhưng một số người có nhu cầu mua và "cò" thổi giá". Theo vị cán bộ này, trên tuyến đường tôm - lúa, khu vực bên đây cầu Sông Đinh (từ TP Sóc Trăng về Hòa Tú 1) được rao với giá 130-140 triệu đồng/mét ngang (sâu 60 mét), còn đầu cầu bên kia được rao với giá 170 triệu đồng/mét ngang. Riêng hai bên đường tỉnh 940 (nơi có kế hoạch là trung tâm của huyện Mỹ Xuyên) được rao trên 250 triệu đồng/mét ngang.
Trong vai người cần mua đất, chúng tôi được một "cò" ở xã Hòa Tú 1 giới thiệu: "Nếu các anh mua cạnh đường 940 khu vực trung tâm huyện mới, mỗi mét ngang 300 triệu đồng. Còn xuôi theo hướng về thị xã Vĩnh Châu hoặc ra Nhu Gia (cũng trên đường 940) mỗi mét 130 triệu đồng". Khi chúng tôi nói muốn mua để mở cơ sở kinh doanh, "cò" này cho biết: "Mấy anh nên mua đất ở hai bên đường phát triển kinh tế Đông - Tây đang thi công vì đường này chạy từ thị xã Ngã Năm qua các huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu. Tôi mới giới thiệu cho một người mua với giá 145 triệu đồng/mét ngang. Đất ở đây bây giờ có giá lắm, nhiều người tìm mua mà chưa được vì ít ai muốn bán".
Khi chúng tôi hỏi có ai mua đất nhưng không hiệu quả thì một cán bộ địa phương, cho biết cách đây mấy tháng, có người bỏ ra 1,5 tỷ mua một miếng đất chưa đầy 1.000m2 là ao tôm với hi vọng đất lên giá. Nhưng bây giờ ôm nợ vì giá đất lắng xuống, mà muốn bán được thì phải san lấp tốn thêm 1,5 tỷ nữa nên đành để đất hoang mà chưa biết khi nào mới bán để thu hồi vốn. Cũng theo vị cán bộ này, xã Hòa Tú 1 hiện đang xây dựng trở thành trung tâm huyện Mỹ Xuyên nên đất có sốt nhưng không đến nỗi nóng như đầu năm. Chủ yếu là do "cò" thổi giá để bán kiếm lời, ai không nắm rõ rất dễ bị hớ như trường hợp người dân nói trên. Dân cư hiện nay thưa thớt, đất chủ yếu là ao tôm chứ chưa phải là đất nền hay thổ cư nên mua với giá cả tỷ đồng cho mỗi công là quá cao…
Trước tình trạng nhà đầu tư, doanh nghiệp, "cò" bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc triển khai dự án đầu tư hạ tầng giao thông để đồn thổi, nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để trục lợi, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ký văn bản gửi Công an tỉnh cùng các sở, ngành và chính quyền huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về việc tăng cường kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch, triển khai nhiều công trình, dự án trọng điểm trong lĩnh vực giao thông, năng lượng, công nghiệp, nhà ở, thương mại, dịch vụ... góp phần quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng, KTXH của tỉnh. Tuy nhiên, gần đây, một số cá nhân hoạt động môi giới bất động sản lợi dụng việc quy hoạch, triển khai công trình, dự án để đầu cơ đất đai, tung tin đồn thổi, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao, tạo ra giá đất ảo, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án nói riêng...
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các sở, ngành tỉnh, các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thực hiện việc công bố công khai tại trụ sở đơn vị mình, trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với thông tin quy hoạch các công trình, dự án đã được phê duyệt, vùng ảnh hưởng của dự án, cơ chế, chính sách bồi thường của dự án khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt đối với quy định thu hồi đất hai bên đường khi thực hiện các dự án giao thông tại khu vực đô thị... Đảm bảo thông tin đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, để người dân tiếp cận thông tin chính thống, tránh tình trạng bị giới đầu cơ lợi dụng để thổi giá, đẩy giá đất, giá bất động sản lên cao hoặc tạo ra giá đất ảo, sốt đất ảo.
Ông Trần Văn Lâu cũng lưu ý, do có chủ trương quy hoạch Khu kinh tế biển Trần Đề, cảng Trần Đề, cầu Đại Ngãi, các dự án trọng điểm khác và do tình trạng giới đầu cơ lợi dụng để thổi giá đất, giá bất động sản lên cao, làm cho giá đất tại một số địa phương có diễn biến phức tạp. Vì vậy, UBND thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và Cù Lao Dung sớm hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết các công trình dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để công bố, công khai cho người dân biết.
Dự án căn hộ, biệt thự, liền kề The Solina Khang Điền tại TP HCM có giá lên tới 100 triệu đồng/m2
The Solina Khang Điền có vị trí nằm ngay mặt tiền đường Song Hành Quốc lộ 50, đoạn giao với đại lộ Nguyễn Văn Linh, nằm cạnh KDC Bình Hưng và KDC Phong Phú 5 thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Dự án khu dân cư The Solina Khang Điền được xây dựng trên quỹ đất có tổng diện tích 16,4ha gồm khu cao tầng (4 khu và 7 block), khu thấp tầng gồm nhà phố liên kế, biệt thự song lập và biệt thự vườn.
Dự án được triển khai thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 được triển khai với diện tích gần 14ha với cơ cấu sử dụng đất gồm đất nhóm nhà ở (gồm chung cư cao tầng và đất thấp tầng) chiếm tỷ lệ khoảng 40%, phần còn lại là công trình công cộng. Giai đoạn 2 với diện tích hơn 2,4ha gồm khu nhà thấp tầng, trạm xử lý nước thải, hồ điều tiết khu vực, đất cây xanh.
Dự kiến dự án The Solina Khang Điền cung cấp ra thị trường khoảng 93 căn biệt thự song lập, 28 căn biệt thự vườn, 97 căn nhà phố liên kế với diện từ 80 – 200m2 và 867 căn hộ cao cấp với diện tích 47m2 (2PN – 1 WC), 69 – 75m2 (2 PN+2WC) và 80 – 99m2 (3PN-2WC).
Phối cảnh dự án căn hộ, biệt thự, liền kề The Solina Khang Điền tại TP HCM.
Dự án The Solina Khang Điền gồm những tiện ích nội khu như: hồ bơi tràn bờ, nhà điều hành, phòng sinh hoạt cộng đồng, công viên nội khu, công viên dọc sông, khu vực BBQ, phòng tập gym – yoga, sân thể thao đa năng, trung tâm thương mại dịch vụ, khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em, hệ thống an ninh 24/24,…
Từ dự án The Solina Khang Điền, cư dân có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực lân cận, chẳng hạn: di chuyển đến Bưu điện Bình Hưng khoảng 450m; cách Trường THCS Nguyễn Thái Bình, UBND xã Bình Hưng, Trạm Y tế xã Bình Hưng khoảng 1,2km; đến chợ tạm Bình Hưng 1,5km; di chuyển đến Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 18km;…
Dự án The Solina Khang Điền được đầu từ bởi Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc (công ty con của Khang Điền), được thành lập vào ngày 24.12.1999, có trụ sở chính đặt tại số 550 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.
Theo giấy phép kinh doanh thay đổi ngày 12.08.2021, doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ từ 3.200 tỷ đồng lên 3.400 tỷ đồng chỉ trong 1 tháng, trong đó ông Phạm Minh Nhựt (sinh năm 1980) giữ chức vụ Chủ tịch công ty và cũng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Nhà thầu xây dựng dự kiến cho dự án khu dân cư The Solina Khang Điền là đơn vị An Phong.
Giá bán tại dự án The Solina Khang Điền được tham khảo trên thị trường dao động ở mức 100 triệu/m2. Dự án được triển khai vào quý II.2022 và đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, dự kiến hoàn thành vào quý II năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu du lịch phức hợp cao cấp tại Vân Đồn (Quảng Ninh) với tổng vốn tối thiểu 2 tỷ USD hướng tới xây dựng điểm đến nghỉ dưỡng, giải trí đẳng cấp quốc tế.
Sở Tài chính tỉnh Kon Tum vừa công bố danh mục 3 dự án đầu tư có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện với tổng vốn đầu tư 26.466 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Các dự án sẽ được thực hiện tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; nhà đầu tư được lựa chọn theo hình thức đấu thầu.
Sáng 27/6, với 437/441 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP HCM.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổ hợp du lịch Thung lũng Đại Dương (NovaWorld Phan Thiết) tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết.
Dự án nhà ở xã hội CT-M2 được xây dựng trên lô đất 3.306 m2, gồm 1 tòa nhà cao 25 tầng nổi và 2 tầng hầm, khi hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường 463 căn nhà ở xã hội có diện tích từ 36,62 - 70m2…
Mức tăng thu nhập của người dân chưa theo kịp đà tăng của giá nhà ở, dẫn đến khả năng sở hữu thực tế của đa số người trẻ còn rất hạn chế. Để mua được một căn nhà trung bình (70m2, giá bán 3-4 tỷ đồng) tại các đô thị lớn, người trẻ phải cần tới 20-25 năm thu nhập.
Với 443/444 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiều nay, 26-6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ngày 25/6, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về việc cung cấp thông tin, dữ liệu lượng giao dịch, giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh quý II/2025.
Dự thảo luật tiếp thu chỉnh lý quy định về việc phân chia tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng: Hà Nội được hưởng 100% các khoản thu này theo quy định của Luật Thủ đô; Các địa phương không nhận bổ sung cân đối, ngân sách địa phương được hưởng 80%, ngân sách Trung ương hưởng 20%; Các địa phương nhận bổ sung cân đối, ngân sách địa phương được hưởng 85%, ngân sách Trung ương hưởng 15%...
Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán NBB : HoSE) - một công ty con của CII đã được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu dân cư cao tầng NBB II theo Quyết định số 3108/QĐ-UBND ngày 21/6/2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 2051/QĐ-UBND do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, phê duyệt điều chỉnh Dự án thành phần 2 - xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Ngày 23/6, Công ty CP Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) đã thông qua nghị quyết về việc ký kết thỏa thuận đặt cọc với Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ – đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố quy hoạch tuyến cao tốc Hồ Tràm - Long Thành, được đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng.
Ngày 23/6, UBND thành phố Thủ Đức công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, áp dụng tại 12 phường mới sau khi hợp nhất (34 phường của thành phố Thủ Đức hiện tại) và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?