Tiếp vụ tu sửa cấp thiết ở đình Chèm: Quận Bắc Từ Liêm đề xuất kiểm điểm, xử lý

Ngày 29/3/2022, lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động tu sửa tại di tích đình Chèm.

Ngay sau khi nắm bắt thông tin sự việc, Thường trực Quận ủy đã họp 02 buổi (ngày 24/3 - 31/3/2022), tập thể lãnh đạo UBND Quận đã họp 03 buổi (24/3-25/3-29/3) qua đó đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý, khắc phục trong việc chặt hạ cây đa và thực hiện dự án tu sửa cấp thiết tại di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương.

Biên bản kiểm tra và văn bản số 844 ngày 29/3/2022 của Sở VHTT Hà Nội về việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động tu bổ di tích tại đình Chèm nêu: Trên bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ 1 di tích Quốc gia đặc biệt đình Chèm năm 2017 có thể hiện vị trí cây đa, song không thể hiện trên bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích Quốc gia đình Chèm xếp hạng năm 1990. Tại thời điểm kiểm tra cây đa đã bị chặt hạ tới gốc. Việc chặt hạ, di dời cây đa không thuộc trong nội dung tu sửa cấp thiết di tích QGĐB đình Chèm.

Ban Khánh tiết đình Chèm nhận khuyết điểm vì chặt hạ cây đa chưa đúng quy định
Ban Khánh tiết đình Chèm nhận khuyết điểm vì chặt hạ cây đa chưa đúng quy định. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Ngay sau khi nắm bắt thông tin sự việc, Thường trực Quận ủy, tập thể lãnh đạo UBND Quận đã giao các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan. Trên cơ sở văn bản số: 844/SVHTT-TTr ngày 29/3/2022 của Sở VHTT Hà Nội: Thường trực Quận ủy đã cho ý kiến chỉ đạo: đối với việc chặt hạ cây đa giao UBND phường kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc quản lý nhà nước tại đình Chèm. Quận chỉ đạo phòng Nội vụ tham mưu quận xử lý vi phạm với tinh thần sai đến đâu, xử đến đó.

Tính đến thời điểm này UBND phường Thụy Phương đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân gồm: Tập thể UBND phường Thụy Phương, tập thể Ban Khánh tiết đình Chèm; cá nhân Chủ tịch UBND phường Thụy Phương, cá nhân Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách khối văn xã, cá nhân Công chức Văn hóa xã hội phường.

Khánh Hòa đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện đồng bộ Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các sở, địa phương trực thuộc chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và công tác thi công các dự án lưới điện đồng bộ Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1.

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương Cam Ranh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Diên Khánh theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và công tác thi công các dự án lưới điện đồng bộ Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1.

Trong đó, cần tập trung nhân lực, nguồn lực để tổ chức vận động, tuyên truyền bàn giao trước mặt bằng và đẩy nhanh việc chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định.

UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Công Thương tổng hợp việc thực hiện của các sở, địa phương, báo cáo UBND tỉnh để tổ chức họp xem xét, giải quyết các vướng mắc còn tồn đọng nhằm đẩy nhanh công tác thi công của dự án theo đúng tiến độ.

Được biết, văn bản 19 ngày 21/3/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện về việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và công tác thi công các dự án lưới điện đồng bộ Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 yêu cầu tỉnh Khánh Hòa thực hiện nhiều nội dung.

Cụ thể, đối với dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân, các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác phê duyệt phương án bồi thường, tổ chức chi trả tiền bồi thường và vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng trong tháng 3/2022. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh việc khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng theo phương án được duyệt, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 3/2022.

Đối với dự án trạm biến áp 500kV Vân Phong và đấu nối, UBND thị xã Ninh Hòa đẩy nhanh công tác kê kiểm, xác minh nguồn gốc đất các vị trí móng trụ và ảnh hưởng phần hành lang còn lại của đường dây 220kV, khẩn trương lập phương án bồi thường, chi trả tiền và vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng móng trụ và hành lang tuyến trong tháng 3/2022. Trường hợp các hộ dân cố tình chống đối, cần cương quyết thực hiện các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật.

Thứ trưởng Lê Công Thành: "Có hiện tượng lộ thông tin, thông đồng trong hoạt động đấu giá đất"

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, tổ chức tối 4/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã trả lời về một số nguyên nhân khiến giá đất tăng nhanh trên cả nước trong thời gian vừa qua.

Theo đó, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết trong thời gian 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên cả nước và toàn cầu, làm ảnh hưởng quá trình đầu tư. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư vào đất đai.

Bên cạnh đó, năm 2020 - 2021 là khoảng thời gian mà các bộ ngành, địa phương triển khai xây dựng các quy hoạch ngành, địa phương cho nên một số nhà đầu tư nhân cơ hội này để mua gom đất, phân lô bán nền, thậm chí thực hiện nhiều hành vi không đúng pháp luật, gây sốt đất.

"Hiện tượng giá đất tăng cục bộ tại một số địa phương làm mất đi ưu thế về thu hút vốn đầu tư của địa phương, phá vỡ kế hoạch sử dụng đất của địa phương và làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô", Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.

Bên cạnh một số lý do nêu trên, Thứ trưởng Lê Công Thành cũng cho biết có một số địa phương còn thực hiện chưa nghiêm các phiên đấu giá và có hiện tượng để lộ thông tin, thông đồng giữa tổ chức thực hiện đấu giá với người tham gia đấu giá.

Cũng theo ông Thành, việc sốt đất có liên quan đến nhiều bộ ngành, trong chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã có công văn gửi UBND các địa phương, trong đó khuyến cáo các địa phương quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai. Việc đưa các dự án bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định của pháp luât.

Bản tin bất động sản 5/4: Căn hộ trung tâm TP HCM có giá từ 50 triệu đồng/m2
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu các địa phương công khai các thông tin về quy hoạch để người dân tiếp cận thông tin chính thống, không bị nhiễu loạn thông tin, tránh bị giới đầu cơ lợi dụng để thổi giá đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các quy định về quyền sử dụng đất, cũng như chuyển đổi hình thức sử dụng đất. Điều này giúp việc thực hiện nghĩa vụ thuế, cũng như kiểm soát các giao dịch ảo thổi giá bất động sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu quản lý chặt việc tách thửa đất, xử lý nghiêm các hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.

"Bộ đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra cụ thể tại các địa phương, đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan để tổ chức tốt hơn các hoạt động đấu giá, cũng như sự biến động cục bộ của giá đất trong thời gian vừa qua", Thứ trưởng Lê Công Thành nói.

Bình Chánh: Căn hộ Flora Panorama - Mizuki Park có giá từ 50 triệu đồng/m2

Flora Panorama là dự án căn hộ có vị trí nằm tại đường Nguyễn Văn Linh, phường Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Dự án được thừa hưởng các công trình giao thông trọng điểm như nút giao Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh, cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 – quận 2, cầu Nguyễn Khoái nối quận 7 – quận 4, tuyến Metro số 4 từ quận 12 đến quận 7, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Dự án Căn hộ Flora Panorama là một phân khu thuộc dự án Mizuki Park 26 ha. Sản phẩm của dự án bao gồm 3 tòa Flora Panorama 1, 2 và 3, được thiết kế 12 – 14 tầng với tầng 1 và 2 là khu trung tâm thương mại và tầng để xe máy, tầng 3 – 14 là khu căn hộ, cùng 1 tầng hầm để xe.

Flora Panorama cung cấp ra thị trường khoảng 400 căn hộ có diện tích đa dạng từ 46 – 126 m2, thiết kế từ 1 – 3 phòng ngủ.

Căn hộ Flora Panorama thừa hưởng toàn bộ tiện ích của Mizuki Park với hơn 70% quỹ đất được dùng để phát triển hệ tiện ích, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cư dân như: khu công viên, đường dạo bộ, khu vui chơi trẻ em, sân thể thao, sân yoga ngoài trời, sân tiệc ngoài trời, hồ bơi…

Phối cảnh Bình Chánh: Căn hộ Flora Panorama - Mizuki Park có giá từ 50 triệu đồng/m2
Phối cảnh dự án Flora Panorama - Mizuki Park có giá từ 50 triệu đồng/m2.

Từ dự án Căn hộ Flora Panorama, cư dân thuận tiện di chuyển đến các khu vực trong vùng như: cách Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 4 km chợ lớn, chợ An Đông 3,5 km, chợ Bến Thành 8 km, sân bay Tân Sơn Nhất 11 km.

Chủ đầu tư dự án Căn hộ Flora Panorama là Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long, cùng hợp tác với hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đầu tư phát triển dự án.

Ngoài dự án Căn hộ Flora Panorama thuộc dự án Mizuki Park, chủ đầu tư còn thực hiện một số dự án khác như: Khu đô thị Waterpoint Long An, Biệt thự Valora Fuji Quận 9, Căn hộ Flora Novia Thủ Đức, Căn hộ Akari City…

Dự án Căn hộ Flora Panorama được ra mắt thị trường vào đầu năm 2022 vầ được dự kiến bàn giao vào quý 3/2023. Sản phẩm căn hộ của dự án có mức giá tham khảo trên thị trường từ 50 triệu/m2.