Bà Rịa-Vũng Tàu sửa quy định tách thửa đất nông nghiệp

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa có công văn gửi Sở TN&MT, Sở Tư pháp và các địa phương, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tỉnh về việc điều chỉnh, sửa đổi Quyết định 15/2021 (QĐ15) quy định về tách thửa đất trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở TN&MT, qua rà soát, về cơ bản QĐ15 đã đáp ứng tốt yêu cầu về mặt quản lý nhà nước về đất đai, giúp định hướng, hỗ trợ việc thực hiện đúng quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu chính đáng và quyền lợi hợp pháp của người dân trong việc tách thửa…

Các quy định giúp đảm bảo chặt chẽ việc giám sát, quản lý hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án đầu tư phải được nghiệm thu, đủ điều kiện đưa vào sử dụng theo quy định trước khi thực hiện thủ tục tách thửa của tổ chức; góp phần phát triển hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị, kiểm soát được hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, thị trường bất động sản cả nước nói chung và thị trường bất động sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng có sự biến động về đất đai rất lớn. Nhu cầu giao dịch về đất đai tăng bất thường cùng với quỹ đất (ở) không còn nhiều dẫn đến việc giá đất nông nghiệp tăng từng ngày. Một số doanh nghiệp, người đầu cơ đã lợi dụng quy định cho phép tách thửa đất nông nghiệp để thực hiện tách thửa số lượng thửa đất lớn, sau đó thực hiện thi công hạ tầng, làm đường trái phép trên đất nông nghiệp.

Trong khi đó, chính quyền cơ sở từ thôn, ấp, xã, phường đến huyện và các lực lượng khác ở một số địa phương còn chậm phát hiện, chưa quản lý chặt chẽ địa bàn và xử lý việc xây dựng trái phép, làm đường trên đất nông nghiệp, chưa thực hiện đúng quy định về trách nhiệm của chủ tịch UBND các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Vì vậy đã rộ lên tình trạng tách thửa đất nông nghiệp, xây dựng trái phép, làm đường trên đất nông nghiệp và rao bán đất nông nghiệp rầm rộ (hai huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc) như báo chí phản ánh thời gian qua.

Từ kiến nghị của các địa phương, Sở TN&MT ghi nhận một số quy định liên quan đến tách thửa đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch đất nông nghiệp tại QĐ15 là chưa phù hợp, cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi.

Tháng 3/2022, Sở TN&MT đã đề nghị các địa phương rà soát và có ý kiến đối với các vấn đề như những mặt đã đạt được, chưa đạt được, các bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện QĐ15. Trong đó có việc tách thửa đối với đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất nông nghiệp (ý kiến về quy định diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, thửa đất có bắt buộc phải tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý …).

Căn cứ đề xuất của Sở TN&MT tại văn bản ngày 20/6 vừa qua về đánh giá tình hình thực hiện triển khai QĐ15, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất chủ trương điều chỉnh, sửa đổi một số quy định về tách thửa đất tại quyết định nêu trên.

Bà Rịa-Vũng Tàu sửa quy định tách thửa đất nông nghiệp. Ảnh minh họa
Bà Rịa-Vũng Tàu sửa quy định tách thửa đất nông nghiệp. Ảnh minh họa

Tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, các huyện, thị xã, TP, VPĐKĐĐ tỉnh rà soát trình tự thủ tục, đánh giá tồn tại, các yếu tố tác động, thống nhất phương án xử lý, tham mưu tỉnh giải quyết đúng theo quy định pháp luật, thời gian hoàn thành trước ngày 5/7. Tỉnh giao các sở và địa phương chủ động rà soát, có ý kiến góp ý gửi về Sở TN&MT tổng hợp, thời gian hoàn thành trước ngày 3/7.

Sở đã lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức hai cuộc họp trực tiếp nghe các địa phương cùng Sở Tư pháp thảo luận về vấn đề cần sửa đổi, chỉnh sửa bổ sung của QĐ15. Qua đó các địa phương đã thống nhất phương án: Điều kiện thực hiện tách thửa đối với đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất nông nghiệp, các thửa đất sau khi tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý (kích thước của cạnh tiếp giáp không nhỏ hơn 5 m).

Về diện tích đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch đất nông nghiệp tối thiểu sau khi tách thửa: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách tại địa bàn các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, TP và huyện Côn Đảo là 500 m2; tại các địa bàn các xã còn lại là 1.000 m2 (giữ nguyên theo như quy định tại QĐ15).

Từ đây, Sở TN&MT đề xuất giải pháp về nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi liên quan đến quy định tách thửa đất nông nghiệp theo ý kiến thống nhất của các địa phương. Việc chia tách thửa đất để hình thành thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.

Theo Sở TN&MT, phương án này sẽ đáp ứng tốt yêu cầu về mặt quản lý nhà nước về đất đai, giúp định hướng, hỗ trợ việc thực hiện đúng quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Việc quy định các thửa đất sau khi tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý (kích thước của cạnh tiếp giáp không nhỏ hơn 5 m) sẽ cơ bản giải quyết các nội dung tồn tại của QĐ15. Đồng thời hạn chế, ngăn chặn được tình trạng tách thửa đất nông nghiệp, xây dựng trái phép, làm đường trên đất nông nghiệp và rao bán đất rầm rộ như thời gian qua.•

Từ khi có QĐ15 đã hạn chế được tình trạng phân lô bán nền trên địa bàn. Tuy nhiên, qua thực tế cần điều chỉnh, sửa đổi một số điểm để chặt chẽ hơn nữa trong việc hạn chế tình trạng trên. Quá trình chỉnh sửa QĐ15 việc tách thửa đất không bị ảnh hưởng. Hiện nay, do các thông tin về triển khai các dự án trọng điểm, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng nên thị trường giao dịch nhà đất tại Bà Rịa-Vũng Tàu hiện giờ vẫn còn tăng cao như thời mới mở cửa lại sau giãn cách.

Đồng Nai: Rà soát, tháo gỡ khó khăn cho 265 khu dân cư, khu đô thị

UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp với các sở, ngành, địa phương nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh để các chủ đầu tư có thể triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến độ.

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 265 dự án khu dân cư, khu đô thị đã được cấp chủ trương đầu tư.

Trong đó, có 64 dự án cấp theo Luật Nhà ở và 201 dự án cấp theo Luật Đầu tư. Giai đoạn trước ngày 1/7/2014, có 87 dự án được cấp chủ trương đầu tư; và giai đoạn sau ngày 1/7/2014 là 178 dự án.

Trong quá trình triển khai dự án, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở… khiến dự án bị chậm tiến độ. Đồng thời, nhiều dự án vướng vào đất công hoặc bồi thường giải phóng mặt bằng.

Địa phương có nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị đang gặp khó khăn là các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và TP. Biên Hòa.

UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các huyện, TP. Biên Hòa, Long Khánh phải rà soát lại tất cả các dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn, sau đó phân loại, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nhanh dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Trong đó, các dự án được cơ quan thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư giao cho Sở Tài nguyên- Môi trường chủ trì làm việc với Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Xây dựng; địa phương và đơn vị liên quan tiếp tục rà soát hồ sơ pháp lý đầu tư, đất đai, tiến độ đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, quy định Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở qua các thời kỳ.

Với những vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết của địa phương, tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo Chính phủ có biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp.

HoREA kiến nghị cho chủ dự án được đầu tư các công trình hạ tầng xã hội

Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) kiến nghị cho phép chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở được đầu tư các công trình tiện ích hạ tầng xã hội trong dự án...

Điều này phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư các công trình dịch vụ và tiện ích đô thị phục vụ lợi ích công cộng mà Nhà nước không phải bỏ ngân sách để đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định cho phép chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở có nhu cầu được đầu tư kinh doanh các công trình trên đất dịch vụ của dự án như đất y tế, đất giáo dục, đất công viên giải trí, công viên chuyên đề.

heo đó, Điều 35 quy định chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội, theo tiến độ phù hợp với các công trình nhà ở, đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đến ở.

Trường hợp chính quyền địa phương trực tiếp đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội trong các khu đô thị bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì đơn vị được Nhà nước giao làm chủ đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện đầu tư xây dựng các công trình này theo đúng tiến độ của dự án đã được phê duyệt và bảo đảm sự thống nhất trong tổng thể dự án như là chủ đầu tư thứ cấp.

Trường hợp chính quyền địa phương không thể bố trí vốn Ngân sách để xây dựng các công trình này theo đúng kế hoạch ban đầu của dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình này theo hình thức phù hợp (như BT, BOO...)”.

Theo ông Lê Hoàng Châu, trong mấy chục năm trước đây, khi thị trường bất động sản còn sơ khai thì các chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở đều mong muốn bàn giao cho địa phương quản lý vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật và cả các công trình hạ tầng xã hội của dự án như đất y tế, đất giáo dục, đất công viên cây xanh vui chơi giải trí để “rảnh nợ” vì “khó” quản lý vận hành và “khó” kinh doanh.

Tuy nhiên, khoảng hơn 10 năm gần đây thì các chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở lại có nhu cầu đầu tư kinh doanh đất y tế, đất giáo dục, đất công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong phạm vi dự án để mang lại nhiều tiện ích cho cư dân và xã hội. Nhưng hiện nay, chủ đầu tư dự án có nhu cầu lại không được đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình trên đất dịch vụ của dự án như đất y tế, đất giáo dục, đất công viên giải trí, công viên chuyên đề.

Công trình hạ tầng xã hội

HoREA kiến nghị cho chủ dự án được đầu tư các công trình hạ tầng xã hội. Ảnh minh họa

Chủ tịch HoREA cho rằng đây là điều không hợp lý và không đảm bảo được quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, chủ đầu tư đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn từ từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng thậm chí đến hàng ngàn tỷ đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng để tạo lập quỹ đất dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở; sau đó, phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước và chi phí đầu tư xây dựng…

“Đây là nhu cầu hợp pháp, chính đáng vừa phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư các công trình dịch vụ và tiện ích đô thị phục vụ lợi ích công cộng mà Nhà nước không phải bỏ ngân sách để đầu tư; vừa đảm bảo có các dịch vụ, tiện ích đô thị theo quy hoạch phục vụ cư dân trong dự án và cả khu vực lân cận mà nếu bàn giao các khu đất này cho địa phương thì không biết đến bao giờ mới bố trí được vốn ngân sách nhà nước để đầu tư”, ông Châu nhấn mạnh.

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở có nhu cầu thì được đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình trên đất y tế, đất giáo dục, đất công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong phạm vi dự án, HoREA kiến nghị bổ sung khoản 4 (mới) Điều 35 Nghị định 11/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, trường hợp nhà đầu tư, chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư kinh doanh các công trình hạ tầng xã hội trên đất dịch vụ của dự án (như đất y tế, đất giáo dục, đất công viên giải trí, công viên chuyên đề ...) thì nhà đầu tư, chủ đầu tư đề xuất phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư giữ lại để đầu tư kinh doanh, phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư có trách nhiệm bàn giao hoặc đề xuất bàn giao cho địa phương đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

Đối với dự án khu đô thị trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được nộp hoặc sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư, trong đó đề xuất sơ bộ phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư giữ lại để đầu tư kinh doanh, phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư có trách nhiệm bàn giao hoặc đề xuất bàn giao cho địa phương.

Căn hộ tại dự án Aqua City Đồng Nai có giá từ 8 tỷ đồng

Dự án Phân khu The Phoenix South có vị trí tại khu đô thị Aqua City, xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dự án Phân khu The Phoenix South kết nối đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 phút, trung tâm thành phố Biên Hòa 10 phút…

Dự án Phân khu The Phoenix South có tổng diện tích 286 ha, mật độ xây dựng 30 %. Phân khu Phoenix South Aqua City có quy mô 2168 sản phẩm với các loại hình bao gồm: Nhà phố thương mại shophouse, nhà phố, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, biệt thự thiết kế view sông.

Các căn nhà phố tại dự án Phân khu The Phoenix South có diện tích từ 117 – 136,5 m2, tổng diện tích sàn sử dụng 222,63 m2.

Các căn biệt thự đơn lập tại dự án Phân khu The Phoenix South có diện tích sàn xây dựng (không bao gồm mái, sân thượng, ô trống cầu thang) từ 337,7 – 342,3 m2, diện tích sàn xây dựng (bao gồm sân thượng) từ 360,8 – 368,2 m2.

Các căn biệt thự song lập trong Phân khu The Phoenix South có diện tích từ 200 – 258 m2, diện tích sàn sử dụng từ 273 – 287,4 m2.

Căn hộ tại dự án Aqua City Đồng Nai có giá từ 8 tỷ đồng.
Căn hộ tại dự án Aqua City Đồng Nai có giá từ 8 tỷ đồng.

Shophouse Phân khu The Phoenix South có diện tích 117 m2, diện tích sàn sử dụng từ 250,3 – 254,96 m2.

Tiện ích nội khu dự án Phân khu The Phoenix South: Trung tâm thương mại, bến thuyền, công viên bờ sông dài 9 km, hệ thống trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế, hệ thống công viên xuyên tâm, công viên ốc đảo, công viên các phân khu, clubhouse hồ bơi phong cách resort.

Dự án Phân khu The Phoenix South do Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) làm chủ đầu tư, địa chỉ trụ sở tại 313 B – 315 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty hoạt động ngày 05/11/2004 do ông Bùi Đạt Chương làm người đại diện pháp luật, công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Novaland thành lập từ năm 1992, từng được biết đến là tập đoàn chuyên đầu tư dự án căn hộ và khu nhà ở phức hợp, bắt đầu từ năm 2016 đã chuyển hướng sang đầu tư và phát triển các dự án khu đô thị quy mô lớn.

Phân khu The Phoenix South có giá bán các sản phẩm nhà phố từ 8 - 9,8 tỷ đồng/căn; biệt thự song lập từ 8,9 tỷ – 12 tỷ đồng/căn; biệt thự đơn lập từ 12,7 – 14,8 tỷ đồng/căn.