Nhiều dự án chậm tiến độ, Cienco4 tiếp tục trúng thầu hơn 560 tỷ đồng tại Hà Nội

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa thông báo lựa chọn Liên danh Công ty CP Tập đoàn Cienco4 - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 3 trúng Gói thầu số 17 Thi công xây dựng hầm chui vành đai 2,5 (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông).

Gói thầu số 17 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Giá trúng thầu là 560,395 tỷ đồng, giảm 2,749 tỷ đồng so với giá gói thầu, đạt tỷ lệ tiết kiệm gần 0,5%; thời gian thực hiện hợp đồng 30 tháng, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Gói thầu số 17 là gói thầu chính của Dự án (có tổng mức đầu tư 778,393 tỷ đồng, sử dụng ngân sách thành phố Hà Nội).

Được biết, trong Liên danh trúng thầu, Công ty CP Tập đoàn Cienco4 đảm nhận gần 94% khối lượng công việc; Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 3 đảm nhận hơn 6% còn lại. Hiện nay, Liên danh nhà thầu đang chuẩn bị để khởi công công trình vào ngày 10/10/2022.

Tại dự án ngàn tỷ đảo chè Cầu Cau (Thanh Chương, Nghệ An), năm 2017 Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco 4 lên kế hoạch triển khai dự án “Khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau” với tổng kinh phí lên đến 1.532 tỷ đồng, quy mô hơn 449 ha nằm trên địa phận hành chính của 2 xã Thanh An và Thanh Thịnh.

Tập đoàn này vẽ lên khung cảnh hết sức hào nhoáng của một khu nghỉ dưỡng trong mơ với 83,9 ha mặt hồ, 280 ha khu vực trồng cây xanh, phần còn lại sẽ hình thành 5 khu chức năng riêng biệt (khu đón tiếp; khu nghỉ dưỡng; khu vui chơi, giải trí; khu làng nghề và khu thiền viện).

Theo lộ trình, dự án “khủng” sẽ thực hiện trong 5 năm, từ 2017 đến 2022. Trong đó, giai đoạn 1 (2017 – 2018) sẽ tiến hành xây dựng khu đón tiếp và hạ tầng thiết yếu làm điểm nhấn nhằm kết nối các phân khu khác. Giai đoạn 2 sẽ đầu tư khu nghỉ dưỡng gồm khu sinh thái số 1 và số 2 (2018 – 2019), từ 2020 – 2022 sẽ hoàn thiện các phân khu chức năng còn lại. Khi hoàn thành dự án đạt tiêu chuẩn 4 sao, đảm bảo phục vụ hiệu quả nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe, khai thác tiềm năng của huyện Thanh Chương và tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên, thực tiễn không đúng như lộ trình đã đặt ra, sau khi được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 2/2017 tại Quyết định 550/QĐ-UBND, Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 vào 12/2017… phía Cienco 4 chỉ tỏ ra rốt ráo trong thời gian đầu, sau đó thì bỏ bẵng hoàn toàn, công tác đền bù, hỗ trợ GPMB gần như bằng không.

Dự án khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng cầu Cau. Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp
Dự án khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng cầu Cau. Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp

Động thái trên khiến cho các bên liên quan không khỏi hoang mang, đặc biệt là chính quyền cấp huyện, xã, những cơ quan phải lao tâm khổ tứ, ra sức tuyên truyền, vận động nhân dân đồng hành suốt thời gian dài. Nay doanh nghiệp chơi “bài nhầy” tức thì đẩy họ vào thế gọng kìm “trên đe dưới búa”.

5 năm kể từ khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, nay mọi thứ vẫn ở dạng sơ khai, đảo chè Cầu Cau vẫn vẹn nguyên như những gì vốn có, điều này đang để lại muôn vàn hệ lụy. Rõ nhất là niềm tin của hàng trăm hộ dân liên đới bị “xói mòn” trầm trọng. Không muốn kéo dài tình cảnh đêm dài lắm mộng, tất thảy mong mỏi một câu trả lời dứt khoát nhưng chủ đầu tư đáp lại chỉ là thái độ hờ hững đến cùng cực.

Tại dự án chậm tiến độ cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (cao tốc Bắc - Nam) có tổng vốn đầu tư là 11.157,82 tỷ đồng, Cienco4 cũng góp mặt cùng Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Vina2.

Đặc biệt, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 đưa dự án Diễn Châu (Nghệ An) – Bãi Vọt (Hà Tĩnh) vào tình trạng theo dõi đặc biệt vì thi công chậm.

Tại dự án cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, nhà thầu xây lắp là Cienco4 cũng bị Bộ Giao thông Vận tải phê bình do thi công thường xuyên chậm tiến độ; không bố trí đầy đủ nhân lực, máy móc để thực hiện công việc theo đúng hợp đồng.

TP HCM: Đề xuất thu hồi một số đất trồng lúa để làm đường, xây cầu

Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP HCM về việc trình HĐND TP HCM thông qua danh mục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, danh mục cần thu hồi đất trên địa bàn để thực hiện dự án.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM, hiện nay tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 111.875ha, giai đoạn 2015 - 2020 diện tích đất nông nghiệp giảm 3.623ha, trung bình giảm 725ha/năm. Do trong quá trình đô thị hóa đất nông nghiệp chủ yếu chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và đất ở.

Trong đó, diện tích đất trồng lúa năm 2020 là 15.586 ha, giảm 3.089 ha so với 2015 (đất chuyên trồng lúa giảm 1.468 ha). Như vậy, chỉ tiêu đất trồng lúa còn lại để chuyển mục đích sử dụng là 10.172ha.

Sở Tài nguyên môi trường TP HCM đã trình UBND TP HCM danh mục đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư. Trong đó, có việc thu hồi, chuyển đổi mục đích nhiều diện tích đất trồng lúa để thực hiện các dự án giao thông như làm đường, nâng cấp đường sá, xây cầu…

Theo đó, danh mục dự án cần thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện gồm: Dự án nâng cấp, mở rộng hẻm 41, đường chuyên dùng 9, phường Phú Mỹ (Q.7) với diện tích thu hồi 0,08ha; Dự án nâng cấp, mở rộng hẻm 88, đường số 17, phường Tân Thuận Tây (Q.7), diện tích cần thu hồi 0.02ha; Dự án nâng cấp, mở rộng hẻm 803, đường Huỳnh Tấn Phát (Q/7) cần thu hồi 0,09ha; Dự án nâng caaso hẻm 440, đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) cần thu hồi 0,04ha.

Còn tại quận Tân Phú, dự án sửa chữa, nâng cấp hẻm 170 đường Vườn Lài cần thu hồi 0,006 ha. Tương tự tại huyện Hóc Môn, dự án nâng cấp, mở rộng đường KP 8-15 và xây mới tuyến đường KP 8-15 nối dài (huyện Hóc Môn) cần thu 0,32 ha.

Theo Sở Tài nguyên môi trường TP HCM, danh mục dự án giao thông cần thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất lúa trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện có nhiều dự án: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài: 204,29ha (tại huyện Củ Chi).

Tại huyện Nhà Bè, có nhiều dự án cần thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất lúa như: xây dựng cầu Giồng Chồn (xã Hiệp Phước) 0,03 ha; Xây dựng cầu Cây Trâm (xã Hiệp Phước): 0,026ha; Xây dựng cầu Mương Ba (xã hiệp Phước): 0,02ha; Xây dựng kè chống sạt lở bờ trái rạch Tắc Mương Lớn: 0,04ha; Xây dựng cầu Trạm xá Hiệp Phước: 0,09ha; Xây dựng kè chống sạt lở bờ phải sông rạch Tôm: 0,04ha.

Tương tự, tại TP Thủ Đức, dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ cầu Xây dựng đến nút giao thông Vành đai 2 (TP Thủ Đức) cũng cần thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 1,37ha đất trồng lúa.

Làm rõ trách nhiệm xử lý các dự án đầu tư không hiệu quả, dự án BOT, BT có vướng mắc

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 15 vừa qua.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, hồ sơ báo cáo giám sát được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, chất lượng cuộc giám sát đạt yêu cầu đề ra.

Để hoàn thiện báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá sâu sắc hơn những ưu điểm, thành tựu đạt được, dẫn chứng các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương làm tốt, đồng thời nhận diện rõ những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ thông tin, số liệu, kết quả giám sát, trong đó có danh mục dự án vi phạm quy định, gồm: dự án đầu tư không hiệu quả; dự án treo; dự án chậm tiến độ; dự án BOT, BT có vướng mắc…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu đề xuất, kiến nghị rõ ràng, cụ thể, rõ trách nhiệm, rõ đối tượng, rõ thời gian, thời hạn hoàn thành bảo đảm tính khả thi và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan dân cử, Chính phủ, các bộ, ngành.

Làm rõ trách nhiệm xử lý các dự án đầu tư không hiệu quả, dự án BOT, BT có vướng mắc
Làm rõ trách nhiệm xử lý các dự án đầu tư không hiệu quả, dự án BOT, BT có vướng mắc. Ảnh minh họa

Trong đó, đặc biệt lưu ý các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế đối với các dự án chậm tiến độ, dự án vi phạm, đầu tư không hiệu quả, dự án BT, BOT; diện tích đất nông, lâm trường, nông nghiệp để hoang hóa; đồng thời kiến nghị trách nhiệm xử lý các tồn tại, hạn chế này, nhất là các dự án đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí.

Với Dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý nhấn mạnh: Quốc hội phát động cuộc vận động trong cả nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sâu rộng tới tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội. Hằng năm, Chính phủ tổ chức phong trào thi đua, ban hành chương trình hành động, tổ chức hội nghị quán triệt triển khai trên toàn quốc việc thực hiện để tạo chuyển biến về ý thức, trách nhiệm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi toàn quốc.

“Mỗi năm tập trung một chủ đề lớn, các nội dung trọng tâm, trọng điểm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để Quốc hội thảo luận và quyết định”, thông báo nêu rõ, đồng thời lưu ý, định kỳ hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết giám sát chuyên đề này, trong đó làm rõ kết quả thực hiện kiến nghị giám sát; trách nhiệm xử lý các dự án treo, dự án chậm tiến độ; dự án đầu tư không hiệu quả; dự án BOT, BT có vướng mắc…

Dự án đất nền Seashine Bảo Ninh tại Quảng Bình

Seashine Bảo Ninh có vị trí nằm tại thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Dự án có phía Đông Bắc giáp biển Hải Ninh; phía Đông Nam giáp hồ điều hòa và hướng đi sân golf DIC Star; phía Tây Bắc giáp trục đường 22,5 m nối quảng trường biển Hà Thiệp; phía Tây Nam giáp trục đường 15 m nối quốc lộ 1A.

Seashine Bảo Ninh được quy hoạch trên khu đất có tổng diện tích 95.308 m2, trong đó 53.366 m2 dành cho đất ở, 2.254 m2 dành cho đất công trình công cộng, 37.460 m2 đất giao thông và 2.228 m2 đất thuỷ lợi.

Dự án được thiết kế xây dựng với loại hình đất nền biệt thự, cung cấp ra thị trường 72 lô đất nền với diện tích mỗi lô khoảng 150 m2 và mật độ xây dựng từ 70 – 80%.

Bên trong dự án được quy hoạch hệ thống đường phố đồng bộ 4 – 7 m, cùng hệ thống tiện ích nội khu như: công viên, vườn hoa, hồ điều hòa và hệ thống cấp điện.

Các sản phẩm tại dự án Seashine Bảo Ninh có mức giá bán dao động từ 7 – 8 triệu đồng/m2.
Các sản phẩm tại dự án Seashine Bảo Ninh có mức giá bán dao động từ 7 – 8 triệu đồng/m2.

Từ vị trí dự án Seashine Bảo Ninh thuận tiện di chuyển đến các tiện ích ngoại khu như: cách bãi biển Bảo Ninh 1 km, sông Nhật Lệ 1,5 km, trung tâm y tế huyện Quảng Ninh khoảng 5,4 km, THPT Ninh Châu – Quảng Bình khoảng 5,8 km, cách bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh khoảng 6,9 km…

Chủ đầu tư dự án Seashine Bảo Ninh Quảng Bình là liên danh Công ty TNHH Xây dựng Việt Tiến và Công ty TNHH Hoàng Huy Toàn. Đơn vị phân phối của dự án là Công ty Cổ phần Đô thị Thông minh Việt Nam (Viet Nam Smart City).

Theo tìm hiểu, dự án Seashine Bảo Ninh có tên pháp lý là dự án Khu nhà ở thương mại thôn Hà Thiệp - Bắc Ninh. Được UBND tỉnh Quảng bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự ántại văn bản số 1314/UBND.

Tháng 03/2019, Sở Xây dựng Quảng Bình công bố liên danh Công ty TNHH Xây dựng Việt Tiến – Công ty TNHH Hoàng Huy Toàn là đơn vị trúng thầu khu đất dự án Khu nhà ở thương mại thôn Hà Thiệp – Bắc Ninh. Dự án có tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng.

Các sản phẩm tại dự án Seashine Bảo Ninh có mức giá bán dao động từ 7 – 8 triệu đồng/m2.