Sẽ bỏ khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường

Chiều 27/6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Trả lời ý kiến của các cử tri liên quan đến vấn đề đất đai, ông Võ Văn Thưởng - Thường trực Ban bí thư cho biết, hiện nay các vụ khiếu kiện, khiếu nại ở các địa phương 70% liên quan đến đất đai. Cán bộ ở các tỉnh, thành trong thời gian vừa qua bị kỷ luật cũng có một tỷ lệ rất đáng kể liên quan đến đất. Chính sách đất đai chưa ổn định, thường xuyên thay đổi. Có những quy định chồng chéo nên kỳ này sửa với một quyết tâm rất là cao.

Theo ông Thưởng, đến năm 2023 sẽ hoàn thành xong việc sửa đổi luật đất đai. Trong kỳ này, nhà nước đảm bảo quyền lực cho quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.

"Trong thời gian vừa qua, hình thành việc tài trợ quy hoạch, phân khu, quy hoạch vùng, quy hoạch lĩnh vực. Quy hoạch là công cụ quản lý của Nhà nước, là định hướng để hình dung một địa phương trong tương lai. Tuy nhiên, toàn bộ cái đó mình giao cho doanh nghiệp tài trợ. Các doanh nghiệp vào tài trợ, xí phần, làm nhà ở thương mại, làm nhà ở để bán… sẽ mất cân bằng trong việc tiếp cận đất đai", ông Thưởng nói.

Sẽ bỏ khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Ảnh minh họa
Sẽ bỏ khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Ảnh minh họa

Ông Thưởng cũng cho hay, kỳ này cũng bỏ khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Đây là chuyện rất lớn nhưng thực tế những năm vừa qua, khung giá đất không sát với thị trường. Và khung giá đất bao giờ cũng thấp hơn giá thị trường, đôi khi chỉ còn 1/3, hoặc 1/4, 1/5.

Nói về vấn đề phòng chống tham nhũng, ông Võ Văn Thưởng cho biết, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua được mở rộng phạm vi.

Ngày 30/6 tới, Bộ chính trị sẽ tổ chức hội nghị phòng chống tham nhũng, tiêu cực để đánh giá 10 năm phòng chống tham nhũng, tiêu cực và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Theo ông Thưởng, thời gian tới, sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng. Trong đó, tập trung mạnh việc cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng.

Việc hoàn thiện thể chế để bịt các lỗ hổng về quy định, về pháp luật. Thời gian vừa qua những có những vụ án tiêu cực, tham nhũng do có những sơ hở của pháp luật. Có những sơ hở do nhận thức của quá trình làm luật, nhận thức chưa tới, chưa đầy đủ nhưng cũng không loại trừ việc cố tình cấu kết với nhau để tạo ra sự sơ hở đó.

"Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ tư pháp nói rằng "không có tham nhũng chính sách". Tuy nhiên, nói thật với các cô, các bác cử tri, trong những vụ việc xảy ra thời gian vừa qua cho thấy có một sự câu kết giữa các doanh nghiệp với những thành viên có chức có quyền trong bộ máy", ông Thưởng nói.

9 nhóm biện pháp hiệu quả cho dự án Vành đai 4

Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành chia sẻ với báo Kinh tế & Đô thị, với các dự án hạ tầng, công tác chuẩn bị có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đại dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô lại càng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản hơn gấp bội. Để triển khai thuận lợi dự án ngay từ bước đầu, Hà Nội cũng như các địa phương khác cần tập trung vào 9 nhóm giải pháp.

Một là tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến người dân, đặc biệt người dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án, nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ sâu rộng trong công tác GPMB, thực hiện dự án.

Hai là, chuẩn bị tốt và đầy đủ quỹ nhà, quỹ đất tái định cư do dự án. Đây là việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, cần làm ngay mới theo kịp tiến độ chung của dự án. Các địa phương cần đa dạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, đảm bảo nguyên tắc sau khi tái định cư, cuộc sống của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Lưu ý khi tái định cư phải phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa, sinh hoạt của người dân.

Ba là khẩn trương hoàn thiện việc xác định phạm vi chỉ giới đường đỏ toàn tuyến, tổ chức cắm mốc giới, công bố công khai cho người dân được biết. Chỉ giới đường đỏ phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến; hạn chế tối đa GPMB, tái định cư. Hạn chế ảnh hưởng đến các công trình văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng; đảm bảo yêu cầu về đê điều, phòng chống lũ đối với những đoạn tuyến vượt sông. Xác định cụ thể ngay phạm vi, hình thái các nút giao thông của toàn bộ dự án, bao gồm cả hai giai đoạn để phục vụ công tác cắm mốc, GPMB một lần.

Bốn là xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể cho toàn bộ quá trình triển khai các dự án thành phần; có cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.

Năm là tổ chức triển khai ngay việc thi tuyển kiến trúc đối với các công trình cầu lớn vượt sông như: Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng, làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo.

Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4. Ảnh minh họa
Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4. Ảnh minh họa

Sáu là xác định các vị trí tập kết, xả thải vật liệu đào của dự án đồng thời phải xác định được nguồn vật liệu đắp, đảm bảo cung ứng, đáp ứng đủ số lượng, trữ lượng, chất lượng cho dự án. Việc chuẩn bị sẵn nguồn cung sẽ giúp tránh tối đa hiện tượng đội giá, thiếu thốn vật liệu đắp như tuyến cao tốc Bắc - Nam đang triển khai hiện nay.

Bảy là có định hướng bảo vệ, sử dụng hiệu quả phần hành lang dự trữ cho đường sắt sau khi GPMB, nghiên cứu trồng cây xanh tạo cảnh quan hoặc một số vị trí thích hợp có thể xem xét bố trí tạm thời các bãi đỗ xe phục vụ người dân.

Tám là rà soát, hoàn thiện bổ sung, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2021 - 2025 cũng như hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng 816ha đất lúa theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua làm cơ sở triển khai dự án.

Chín là tổ chức giám sát chặt chẽ, toàn diện quá trình triển khai dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, chú trọng đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng. Nghiên cứu xem xét, đề xuất phối hợp với Kiểm toán Nhà nước để thực hiện việc kiểm toán trong toàn bộ quá trình thực hiện, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có hiệu quả.

'Khởi công 2 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương trong quý II/2023'

Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Lâm Đồng phải sớm hoàn thiện hồ sơ Báo cáo tiền khả thi các dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương để Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý II/2023 và hoàn thành các dự án trong năm 2026.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 184/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về rà soát tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư và dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và sớm triển khai đầu tư xây dựng các dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và Hội đồng thẩm định liên ngành trong việc rà soát, giải trình, hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án, bảo đảm đủ điều kiện để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thông báo nêu rõ: "Sau khi dự án được phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng phải tổ chức triển khai các thủ tục theo quy định, phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý II/2023 và hoàn thành các dự án trong năm 2026, đảm bảo đồng bộ trên cả tuyến Dầu Giây - Bảo Lộc".

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Hội đồng thẩm định liên ngành khẩn trương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn I) theo hình thức đối tác công tư đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 3637/VPCP-CN ngày 10/6/2022 của Văn phòng Chính phủ.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành) cần rút kinh nghiệm trong việc hoàn thiện các báo cáo thẩm định, trong đó cần có ý kiến nhận xét rõ ràng về từng nội dung thẩm định và đề xuất rõ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã đủ điều kiện Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng quy định pháp luật hay chưa.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm tra Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3721/BNN-TCLN ngày 10/6/2022.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai Dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, thành phố Đà Lạt theo quy định pháp luật.

Các Bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ các dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương đầu tư và tổ chức triển khai đầu tư các dự án.

Liên quan đến dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Công văn số 4497/UBND - GT trình lại Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo công văn, dự kiến tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 455ha; trong đó, diện tích xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186,21ha, gồm 123,37ha rừng tự nhiên và 69.85ha rừng trồng.

Được biết, dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km, chia thành 3 dự án thành phần. Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện 2 dự án cao tốc thành phần, gồm: Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dài 140km.

Trong đó, dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66,3km nằm trên địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55km (qua các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc).

Theo đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án xây dựng đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có điểm đầu tại Km 60+100 (trùng với điểm cuối Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú) tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Điểm cuối Dự án tại Km 126+360 giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc.

Trong giai đoạn phân kỳ, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025; giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư sau năm 2035. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn phân kỳ là 16.220 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước tham gia là 6.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.460 tỷ đồng và vốn huy động khác là 8.260 tỷ đồng.

Dự án thu phí hoàn vốn trong vòng 23 năm 4 tháng và không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm so với phương án tài chính. Phần doanh thu tăng sẽ được tính toán ở bước tiếp theo.

Sắp ra mắt dự án Cadia Quy Nhơn - Bình Định có giá từ 3,5 tỷ đồng/căn

Cadia Quy Nhơn có vị trí tọa lạc tại số 1 Ngô Mây, phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Khu vực dự án được xây dựng tại vòng xoay ngã 5 nơi giao thoa của các trục đường nội đô sầm uất như An Dương Vương, Nguyễn Tất Thành, Xuân Diệu, Diên Hồng và Ngô Mây.

Dự án Căn hộ khách sạn du lịch Cadia Quy Nhơn có tổng diện tích 5.426 m2, mật độ xây dựng của dự án là 54%. Dự án cho xây dựng 2 tòa tháp 40 tầng, bao gồm: 1 tòa tháp khách sạn và 1 tòa tháp căn hộ du lịch.

Sản phẩm của dự án Cadia Quy Nhơn bao gồm 800 căn hộ du lịch và shophouse với các lại hình: studio 35,9 – 41,8 m2, căn hộ 1 phòng ngủ 60,6 m2, căn hộ 2 phòng ngủ 74,9 - 77,5 m2.

Từ dự án Ngô Mây Courtyard cư dân có thể tiếp cận những tiện ích ngoại khu nằm cạnh bên như: quảng trường Quy Nhơn, công viên ven biển, bãi biển. Và chỉ khoảng 10 phút di chuyển để đến các tiện ích như: siêu thị Co.op Mart, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, ĐH Quy Nhơn, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.

Chủ đầu tư dự án Cadia Quy Nhơn là Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt.

Dự án Cadia Quy Nhơn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 24/12/2019, giấy chứng nhận đầu tư của sở KHĐT ngày 28/08/2020, phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc ngày 12/11/2021, được cấp phép xây dựng phần ngầm vào ngày 02/06/2022.

Quy mô dự án Cadia Quy Nhơn. Ảnh minh họa
Quy mô dự án Cadia Quy Nhơn.

Theo tìm hiểu, từ năm 2014 UBND tỉnh Bình Định đã tìm được chủ đầu tư cho lô đất tại số 01 đường Ngô Mây này bằng việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Châu. Doanh nghiệp này cũng đã chuẩn bị các công tác đầu tư, phương án kiến trúc của dự án là một tổ hợp dịch vụ và thương mại cao 46 tầng. Tuy nhiên, do chậm triển khai xây dựng nên dự án đã bị thu hồi.

Đến năm 2016 dự án này đã đổi chủ sang cho Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ. Chính quyền địa phương cũng đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án với tên gọi Hoa Sen Tower Quy Nhơn, với tổng mức đầu tư 2.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, một lần nữa dự án này lại không được thực hiện do chiến lược lấn sân sang bất động sản của Tập đoàn Hoa Sen gặp phải khó khăn. Dự án này lại bị thu hồi do chủ đầu tư không triển khai theo đúng quy định.

Cuối năm 2018, tỉnh Bình Đình quyết định đấu giá rộng rãi lô đất này nhằm xây dựng công trình trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp với giá khởi điểm bán đấu giá của khu đất hơn 120 tỉ đồng. Lần trúng đấu giá lần này là liên doanh Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ AKYN (TP Hồ Chí Minh) và Công ty CP Đầu tư 559 (Đà Nẵng) với số tiền hơn 126 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, lô đất sẽ được phát triển một dự án tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn (5 sao). Nhà nước cho thuê đất trả tiền 1 lần theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, thời gian thuê đất 50 năm.

Ngày 06/06/2022, dự án Cadia Quy Nhơn được tổ chức khởi công với tên gọi là Tổ hợp thương mại dịch vụ khách sạn & căn hộ du lịch biển Ngô Mây.

Các sản phẩm căn hộ tại dự án có mức giá bán dự kiến ban đầu khoảng 3,5 tỷ đồng/căn hộ.