Bình Phước chấn chỉnh cảnh xô đẩy khi làm hồ sơ đất đai

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành văn bản đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Chơn Thành khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin người dân chen lấn, xô đẩy khi đi làm hồ sơ liên quan đất đai.

UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu cơ quan liên quan thực hiện ngay các giải pháp phù hợp để phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, không để tái diễn tình trạng trên.

Động thái trên được đưa ra sau khi xuất hiện nhiều clip ghi lại cảnh nhiều người chen lấn, xô đẩy, tranh nhau xếp hàng để bốc số thứ tự chờ làm hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, gây mất an ninh trật tự tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành, hôm 21/4.

Hôm qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền tiếp tục ban hành văn bản đề nghị Giám đốc Công an tỉnh khẩn trương thành lập tổ công tác hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành và các địa phương khác có đông người dân đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính (nếu có).

Bà Hiền yêu cầu Công an tỉnh Bình Phước chỉ đạo công an các địa phương tăng cường nắm tình hình, không để xảy ra tình trạng người dân, doanh nghiệp tự phát lập các điểm môi giới, buôn bán bất động sản trên các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông... Nếu phát hiện vi phạm, căn cứ theo thẩm quyền xử lý nghiêm.

Người đứng đầu UBND tỉnh Bình Phước cũng đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Chơn Thành chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ khẩn trương thực hiện các phương án sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và bộ phận một cửa của huyện Chơn Thành để phục vụ tốt nhất nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.

Người dân ngã nhào khi cố gắng chạy thật nhanh vào trong để xếp hàng, lấy số thứ tự mong muốn để chờ được làm thủ tục, hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai H.Chơn Thành (Bình Phước). Ảnh cắt từ cllip
Người dân ngã nhào khi chạy để xếp hàng, lấy số thứ tự để chờ được làm thủ tục, hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai H.Chơn Thành (Bình Phước). Ảnh cắt từ clip

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Phước trong thời gian tới, sở cũng sẽ thống nhất với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chia việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính theo từng địa phương cấp xã và thực hiện tiếp nhận hồ sơ trong ngày thứ 7, chủ nhật để tránh tình trạng người dân tập trung quá đông, phải chờ đợi và chen lấn, xô đẩy, gây mất an ninh trật tự.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đề nghị người dân, doanh nghiệp phối hợp thực hiện hiệu quả các giải pháp của Sở Tài nguyên Môi trường, tăng cường nộp hồ sơ trực tuyến đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh để được phục vụ một cách tốt nhất.

Hôm 21/4, mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh hàng trăm người dân chen nhau trước cổng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành, trên tay cầm một túi hồ sơ. Ngay khi nhân viên bảo vệ mở cửa, đám đông ùa vào, giành giật vị trí xếp hàng, bốc số thứ tự làm hồ sơ, nhiều người do quá vội nên đã ngã ra sân.

Theo một số người dân, để bốc được số thứ tự kịp giải quyết hồ sơ trong ngày, họ phải tập trung trước cổng từ 5h sáng, thậm chí có người có mặt lúc 3h. Tuy nhiên, do lượng người đến làm thủ tục quá đông, chen lấn nên không phải người nào cũng bốc được số thứ tự như mong muốn.

Ông Lê Tiến Lâm, Giám đốc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành, xác nhận sự việc trong clip xảy ra ở trước cổng đơn vị liên tục nhiều ngày qua.

Theo ông Lâm, nguyên nhân xuất phát từ việc hồ sơ đất đai tăng đột biến, mỗi ngày chi nhánh nhận từ 400-500 hồ sơ, trong khi số lượng nhân viên có hạn, khiến hồ sơ giải quyết không kịp gây ra tình trạng ắc tắc nêu trên.

Yêu cầu Công ty Phú Việt Tín đẩy nhanh dự án khu đô thị Dầu Giây

Theo kết luận của ông Mai Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất (Đồng Nai), dự án A1-C1 (khu đô thị Dầu Giây) được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín đầu tư vào năm 2011 với tổng diện tích 149 ha, trong đó diện được giao đất là khoảng 96ha.

Trải qua 11 năm (2 lần gia hạn), chủ đầu tư mới hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khoảng 53 ha, chưa đầu tư khu xử lý nước thải và khuôn viên cây xanh.

Cụ thể, khu 1, công ty đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng (595 lô), còn khu xử lý nước thải và cây xanh khuôn viên chưa đầu tư.

Đối với khu 2, công ty đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật là 555 lô, trong đó 450 lô đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng, 105 theo quy hoạch phải xây dựng nhà thô mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, cho đến nay, công ty chưa tổ chức họp khách hàng để thống nhất phương án, kế hoạch xây nhà thô.

Đối với khu 2 phát sinh nằm trong khu 2 của dự án có diện tích gần 4 ha, tương ứng 269 lô bao gồm 80 lô biệt thự, 188 lô đất liên kề đã được chủ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, đóng đủ tiền sử dụng đất nhưng chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa đủ điều kiện để bán. Vì vậy, UBND huyện Thống Nhất yêu cầu các phòng, ban có biện pháp cảnh báo để người mua tránh bị thiệt hại.

Gần 600 lô đất khu 3 mà người dân mua 5 năm nhưng chưa có giấy sử dụng đất, không được xây dựng. Ảnh: Người Lao động
Gần 600 lô đất khu 3 mà người dân mua 5 năm nhưng chưa có giấy sử dụng đất, không được xây dựng. Ảnh: Người Lao động

Đối với khu 3, năm 2017, Công ty Phú Việt Tín đã bán 590 lô, trong đó có 126 lô phải xây nhà thô mà khách hàng đã đóng 95% giá trị mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND huyện yêu cầu công ty khẩn trương ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng theo đúng quy định.

Riêng 126 lô phải xây nhà thô mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huyện yêu cầu công ty khẩn trương phối hợp UBDN thị trấn Dầu Giây tổ chức họp khách hàng để thống nhất phương án, kinh phí….

Đối với phần đất còn lại (hơn 43 ha vẫn chưa thực hiện), UBND huyện Thống Nhất yêu cầu chủ đầu tư liên lạc với các sở ngành, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị xem xét điều chỉnh giãn tiến độ thực hiện dự án.

Liên quan dự án này, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan rà soát nguồn gốc đất và xác định diện tích đất của dự án này có thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hay không. Đồng thời, rà soát toàn bộ công tác khấu trừ tiền bồi thường vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất báo cáo UBND tỉnh và đề xuất hướng xử lý trong tháng 4/2022.

Việt Phương muốn làm loạt dự án tại Đắk Nông, có dự án hơn 4.200 tỷ

Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông mới đây đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phương để nghe báo cáo phát triển các dự án trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tại buổi làm việc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phương đã báo cáo về 4 dự án đang trong quá trình khảo sát, xin chủ trương đầu tư tại Đắk Nông.

Các dự án này bao gồm: dự án tổ hợp Boxit - Alumin - Nhôm Đắk Glong; dự án điện gió thuộc huyện Tuy Đức, Đắk Song và Đắk Glong; khu công nghiệp Nhân Cơ 2; tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng tại TP. Gia Nghĩa.

Trong các dự án nêu trên, dự án khu công nghiệp Nhân Cơ 2 có quy mô khoảng 400ha, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 4.200 tỷ đồng, nằm trên địa bàn xã Nhân Cơ (Đắk R'lấp).

Dự án có mục tiêu xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, thu hút các dự án phụ trợ cho công nghiệp khai thác, chế biến bô xít, điện phân nhôm và sản xuất các sản phẩm sau nhôm; các dự án có nguồn nguyên liệu đầu vào là nhôm; các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...

Để triển khai các dự án này, Tập đoàn Việt Phương đề nghị tỉnh Đắk Nông thống nhất cho công ty được lập hồ sơ xin chủ trương đầu tư; triển khai các thủ tục đầu tư dự án khai thác, chế biến Boxit - Alumin - Nhôm theo quy định.

Tập đoàn Việt Phương cũng đề nghị tỉnh Đắk Nông hỗ trợ trong quá trình giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Nhân Cơ 2. Sớm có văn bản trình Bộ Công thương bổ sung 6 dự án điện gió vào quy hoạch để công ty đầu tư.

Tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Báo Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Báo Đắk Nông

Sau khi nghe báo cáo từ Tập đoàn Việt Phương, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông cơ bản chấp nhận các kiến nghị, kế hoạch đầu tư của công ty tại địa phương.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đề nghị các sở, ngành cùng với Tập đoàn Việt Phương xử lý, giải quyết những vướng mắc, nhất là tích hợp các quy hoạch trong tổng thể chung. Đối với những vấn đề liên quan đến điện gió, các đơn vị phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể, tránh trường hợp khi triển khai xảy ra tình trạng chồng lấn dự án.

"Chủ đầu tư cần phối hợp với các sở, ngành để tính toán làm sao có sự đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp, nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Đầu tư nhưng phải bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân", lãnh đạo tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh.

Đối với các sở, ngành, địa phương, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông yêu cầu phải ưu tiên cho các công ty, tập đoàn lớn, có tiềm năng, kiên quyết từ chối những trường hợp chỉ hứa hẹn mà không thực hiện để dành cơ hội cho các nhà đầu tư khác.

Tại Đắk Nông, hồi đầu tháng 4 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cũng đề xuất đầu tư các dự án gồm: dự án Alumin, công suất 2 triệu tấn Alumin /năm; nhà máy tuyển quặng công suất 5 triệu tấn/năm; dự án điện phân nhôm, công suất 0,5 triệu tấn/ năm và dự án nhà máy điện gió Hòa Phát công suất 1.500MW. Tổng kinh phí đầu tư của tổ hợp các dự án trên là khoảng 4,3 tỷ USD.

Nếu được tỉnh Đắk Nông chấp thuận đầu tư, Hòa Phát cam kết sẽ tập trung nguồn lực mạnh nhất để khởi công xây dựng, sớm đưa các tổ hợp của dự án vào vận hành trong thời gian nhanh nhất.

Căn hộ VCI Tower Vĩnh Phúc có giá từ 800 triệu đồng/căn

VCI Tower nằm trong quần thể Khu đô thị VCI Moutain View, tọa lạc trên tuyến quốc lộ 2B, thuộc xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án nằm cạnh quốc lộ 2B và 2C nối các huyện Tam Đảo, Hợp Hòa với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc, cùng tỉnh lộ 305 kết nối với huyện Lập Thạch, Yên Lạc.

Căn hộ VCI Tower có tổng diện tích khu đất hơn 5.800 m2, với mật độ xây dựng 60%. Dự án cho xây dựng 2 tòa tháp căn hộ cao 25 tầng với thiết kế theo phong cách hiện đại.

Dự án VCI Tower cung cấp ra thị trường 621 căn hộ với diện tích đa dạng từ 47,5 – 75 m2, được bố trí từ 1 đến 3 phòng ngủ. Ngoài ra còn sản phẩm duplex penhouse tại tầng 24 – 25 với diện tích 137,2 – 221,2 m2 và 21 căn shophouse tại khối đế của 2 tòa tháp.

Thiết kế căn hộ VCI Tower 1 - 3 phòng ngủ.
Thiết kế căn hộ VCI Tower 1 phòng ngủ.

Bên cạnh đó, dự án được thừa hưởng hệ thống tiện ích nội khu của dự án như: bể bơi vô cực, sân tennis, sân bóng đá, khu tập Gym, Yoga, Spa, trung tâm tổ chức sự kiện, nhà hàng, siêu thị, khu vui chơi trẻ em, BBQ, hệ thống trường mầm non, nhà văn hóa. Ngoài ra, ngay dưới khối đế của tòa nhà còn là: hệ thống siêu thị mua sắm, bể bơi, Sky bar trên tầng mái, phòng sinh hoạt cộng đồng...

Chủ đầu tư dự án Căn hộ VCI Tower là Công ty Cổ phần Đầu tư VCI, đơn vị phân phối của dự án là Đất Xanh Miền Bắc, An Holdings, Cen BSM, Đại Phát.

Các sản phẩm căn hộ thuộc dự án Căn hộ VCI Tower có mức giá bán từ 800 triệu đồng/căn.