Bản tin bất động sản ngày 24/10 đáng chú ý với thông tin Bình Dương giao thêm gần 60ha đất cho 9 dự án của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp và dự án shophouse Platin Center tại Cẩm Phả có giá 1,5 tỷ đồng/căn...
Bình Dương giao thêm gần 60ha đất cho 9 dự án của Becamex IDC
UBND tỉnh Bình Dương vừa có quyết định điều chỉnh, bổ sung công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 TP. Thủ Dầu Một.
Theo đó, tỉnh Bình Dương đã bổ sung 26 công trình, dự án với tổng diện tích bổ sung 89,55ha, gồm 2 công trình thực hiện theo hình thức thu hồi đất, 15 công trình theo hình thức chuyển mục đích sử dụng đất và 9 công trình thực hiện giao đất, cho thuê đất.
Trong đó 2 công trình thực hiện theo hình thức thu hồi đất gồm dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP. HCM tại phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một với diện tích thu hồi đất 14ha và xây dựng hầm chui tại nút giao ngã năm Phước Kiến tại phường Hiệp Thành 0,71ha.
Một góc TP Thủ Dầu Một. Ảnh: Vietnammoi.vn
9 công trình thực hiện giao đất, cho thuê đất được bổ sung thêm gần 59ha đất. Cả 9 công trình này đều là các dự án của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, HoSE: BCM).
Trong đó, Khu dân cư Hòa Lợi tại phường Hòa Phú được bổ sung thêm 0,82ha lên 163,9ha; khu tái định cư Hòa Lợi tại phường Hòa Phú được bổ sung thêm 3,89ha lên 141,1ha; khu tái định cư Phú Mỹ tại phường Phú Tân tăng 3,85ha lên 71,7ha; khu tái định cư Tân Vĩnh Hiệp tại phường Phú Tân tăng 11,15ha lên 104ha.
Bên cạnh đó, khu tái định cư Định Hòa tại phường Phú Tân tăng 11,15ha lên 92,89ha; khu tái định cư Phú Chánh tại phường Hòa Phú, Hòa Tân tăng 7,8ha lên 233,8ha; khu đô thị mới - khu 4, 5, 6 tại phường Hòa Phú tăng 10,8ha lên 153ha; khu dân cư Chánh Nghĩa tại phường Chánh Nghĩa tăng 0,5ha lên 31,1ha; khu đô thị mới - khu 1 tại phường Hòa Phú, Phú Tân tăng 3,2 ha lên 709,6 ha.
Cơ chế mở để đầu tư Cảng hàng không Lai Châu
UBND tỉnh Lai Châu được trao quyền chủ động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư Cảng hàng không Lai Châu.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong Công văn số 7006/VPCP-CN vừa được Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và UBND tỉnh Lai Châu truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành về việc đầu tư Cảng hàng không Lai Châu. Theo đó, Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Lai Châu chủ động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư dự án.
“Sau khi Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch Cảng hàng không Lai Châu được phê duyệt, UBND tỉnh Lai Châu thống nhất với Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao tỉnh là cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án theo phương thức PPP theo đúng quy định”, Công văn số 7006 nêu rõ.
Trước đó, tại Công văn số 10316/BGTVT-KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 10/2022, Bộ GTVT khẳng định, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng còn khó khăn, Bộ GTVT ủng hộ chủ trương giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu phương án huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng mới Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPP.
“Sau khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện về quy hoạch, UBND tỉnh Lai Châu chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các thủ tục tiếp theo, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép triển khai đầu tư theo quy định”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT đề xuất.
Cảng hàng không Lai Châu được đưa vào quy hoạch từ năm 2010. Thời điểm đó, Cảng hàng không Lai Châu được quy hoạch là sân bay dịch vụ nội địa trong giai đoạn đến năm 2020; định hướng đến năm 2030 là cảng hàng không nội địa, cấp sân bay 3C (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO), tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
Vì nhiều lý do, Cảng hàng không Lai Châu đã không thể triển khai theo lộ trình đã định. Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT trình Chính phủ, Cảng hàng không Lai Châu tiếp tục được quy hoạch giai đoạn đến năm 2030 với công suất khoảng 0,5 triệu lượt hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050 với công suất khoảng 1,5 triệu lượt hành khách/năm.
Cảng hàng không Lai Châu được đưa vào quy hoạch từ năm 2010. Ảnh minh họa
Sở dĩ UBND tỉnh Lai Châu mới chỉ được giao quyền chủ động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn là bởi những quy định ràng buộc về pháp lý được đề cập tại Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/1/2021 của Chính phủ về đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay.
Cụ thể, khoản 1, Điều 46 quy định: Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Như vậy, sau khi Quy hoạch hệ thống cảng hàng không được Thủ tướng phê duyệt, cần triển khai lập Quy hoạch Cảng hàng không Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở nghiên cứu đầu tư, phát triển Cảng hàng không Lai Châu”, lãnh đạo Bộ GTVT giải thích.
Về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ GTVT cho biết, theo Luật Đầu tư, điểm b, khoản 1, Điều 31 quy định: Trường hợp các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng gồm: dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay.
Do Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu có mục tiêu xây dựng mới toàn hoàn, nên thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là của Thủ tướng.
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao một số UBND các tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không theo phương thức PPP. Trên cơ sở những tiền lệ này, tháng 12/2021, Bộ GTVT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Tại Đề án, Bộ GTVT kiến nghị đưa Cảng hàng không Lai Châu thuộc nhóm các cảng hàng không xây dựng mới và đề xuất giao địa phương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo hình thức PPP.
“Trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn chế, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng mới Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPP là phù hợp với chủ trương huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông”, ông Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.
Tiền Giang quy hoạch phát triển 27 cụm công nghiệp, diện tích 1.000ha
Theo Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 27 CCN được quy hoạch với diện tích trên 1.000ha.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang đang tiến hành đánh giá tình hình quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh.
Tiền Giang, hiện có, 5 CCN gồm: Trung An, Tân Mỹ Chánh, Song Thuận, An Thạnh, Gia Thuận 1 đang hoạt động với diện tích gần 159ha có tổng vốn đầu tư kinh doanh hạ tầng đăng ký là 422 tỷ đồng.
Các CCN này đã kêu gọi được 79 dự án thứ cấp, trong đó có 06 dự án FDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 2.300 tỷ đồng và 150,3 triệu USD.
Tại 5 CCN này, diện tích đất cho thuê là 88,73ha trong tổng số 120,56ha, chiếm tỷ lệ 73,6% diện tích đất công nghiệp cho thuê, tạo việc làm cho trên 21.700 lao động.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 04 CCN gồm: Tân Lý Đông, Mỹ Phước Tây, Thạnh Tân, Gia Thuận 2 đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư hạ tầng, tổng diện tích là 199,3ha với tổng vốn đầu tư kinh doanh hạ tầng đăng ký là trên 1.091 tỷ đồng.
Tại 4 CCN này, chủ đầu tư hạ tầng các CCN là các doanh nghiệp ngoài nhà nước đăng ký đầu tư.
Ngoài ra, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã phê duyệt quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các CCN, gồm: CCN Mỹ Lợi (thị xã Gò Công); CCN Long Bình, CCN Vĩnh Hựu (huyện Gò Công Tây).
Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc quy hoạch và phát triển các CCN thời gian tới phải tuân thủ nguyên tắc quy hoạch, trong quá trình thực hiện quy hoạch nếu phát sinh những vấn đề có đủ cơ sở đánh giá CCN không thể tồn tại thì mạnh dạn đề xuất hoặc tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời phải tuân thủ cơ sở pháp lý, trong đó lưu ý về chế độ ưu đãi của CCN.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, các sở, ngành hỗ trợ cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu việc triển khai xây dựng các CCN; các ngành hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc mời gọi, thu hút đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt chia sẻ những khó khăn của nhà đầu tư, doanh nghiệp; trong đó, ông lưu ý nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư cần nghiên cứu kỹ đặc điểm dân cư, mối quan hệ để có biện pháp xử lý phù hợp đối với công tác giải phóng mặt bằng; phương án về tài chính về bồi thường phải nhất quán.
Dự án shophouse Platin Center tại Cẩm Phả có giá 1,5 tỷ đồng/căn
Platin Center có vị trí nằm tại đường Tân Bình, phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Dự án liền kề Quốc lộ 18, chỉ cách tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả 500 m, định hướng phát triển du lịch và thương mại dịch vụ tại trung tâm thành phố.
Platin Center có tổng diện tích quy hoạch 28.609 m2,được thiết kế xây dựng với mô hình shophouse. Cung cấp ra thị trường 53 căn shophouse thương mại có diện tích từ 75 m2 – 198,1 m2/căn.
Các sản phẩm shophouse sở hữu kiến trúc tân cổ điển với chiều cao 4 tầng. Tổng diện tích sàn xây dựng 258,2 – 430,1 m2, trong đó sàn tâng 1 từ 67,6 – 100,5 m2 và sở hữu mặt tiền rộng từ 6 – 8 m.
Dự án shophouse Platin Center tại Cẩm Phả có giá 1,5 tỷ đồng/căn.
Các cư dân của Platin Center Cẩm Phả được thừa hưởng trọn vẹn các hệ thống tiện ích kề bên như: Bãi biển vịnh Bái Tử Long, TTTM Vincom Plaza, khu công viên cây xanh, trường mầm non Green Star, khu ẩm thực, coffee, rạp chiếu phim, siêu thị điện máy, siêu thị VinMart, khu trò chơi…
Chủ đầu tư dự án Platin Center Cẩm Phả là Tập đoàn Hải Phát, đơn vị phân phối Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh BĐS Hải Phát - Hải Phát Land.
Được biết Platin Center Cẩm Phả có tên pháp lý là dự án Khu dịch vụ thương mại, công cộng và nhà ở phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả.
Các sản phẩm tại dự án Platin Center có mức giá bán từ 1,5 tỷ đồng/căn.
UBND tỉnh Hà Nam vừa duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hai khu đô thị gồm Đông Phú Thứ và Tiên Hải tại TP Phủ Lý với tổng mức đầu tư hơn 23.800 tỷ đồng. Cả 2 dự án này đều thuộc công ty thành viên của Sun Group làm chủ đầu tư.
TP HCM dự kiến đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng để triển khai Dự án đường Vành đai 4 – công trình hạ tầng trọng điểm, tạo động lực phát triển vùng kinh tế phía Nam.
Ngày 16/4/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Hồ Văn Hà đã ký quyết định số 1179/QĐ-UBND phê duyệt hồ sơ mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội tại khu đất 2,85 ha thuộc phường Tân Hòa, TP Biên Hòa.
Thị trường bất động sản trong quý I/2025 có nhiều tín hiệu tích cực từ nguồn cung, giao dịch có chuyển biến tích cực, nhưng thực tế lượng giao dịch và mức giá giao dịch chỉ tăng tại các lô đất có giá trị đầu tư hợp lý, thường ở mức dưới 2 tỷ đồng, có pháp lý đảm bảo
UBND TP Nha Trang vừa có thông báo về việc thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đô thị hỗn hợp thành phố. Lý do thu hồi đất thực hiện dự án để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Diện tích thu hồi đất hơn 226,7ha, tại các xã, phường: Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Thái và Phước Đồng.
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp đa ngành Mai Đình, rộng 66,54ha, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Ưu tiên công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, phát triển bền vững.
Trong số 2.400 căn hộ mở bán mới trong 3 tháng đầu năm, chỉ 6% thuộc nhóm giá khoảng 50 triệu đồng/m2. Mức giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đã chạm ngưỡng gần 120 triệu đồng/m2, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024.
Huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 28 thửa đất tại điểm DT-01 xã Tiến Thắng. Dự kiến thu về ngân sách hơn 122,6 tỷ đồng.
Phân khúc shophouse – nhà phố thương mại từng được kì vọng là phương án đầu tư sinh lời lớn cho nhà đầu tư trên cả 2 mục đích là dòng tiền và lãi vốn. Thế nhưng đến nay, tại thị trường Hà Nội, nhiều nhà đầu tư đã “vỡ mộng” với phân khúc này.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, nhà ga hành khách sẽ có công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2021-2030.
Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng vừa phát hành thông báo mời tham gia tư vấn xác định giá đất cho thửa đất thuộc dự án Khu nhà ở Phú Gia (Phú Gia Compound) - dự án có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm").
Tỉnh Bình Dương vừa chính thức thông qua quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 một trong những dự án công nghiệp quy mô lớn nhất tại địa phương tính đến thời điểm hiện tại.
Công ty có trụ sở tại Đan Mạch đầu tư 52 triệu USD làm nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu tại Bình Định.
Ngày 10/4, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức hội nghị công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, tỷ lệ 1/500.
Tiếp nối thành công của Sự kiện Showday 1 được tổ chức trong tháng 3, Đất Xanh Miền Bắc tiếp tục khuấy động thị trường với sự kiện Showday Nam tiến đầu tư bất động sản dòng tiền số 2 chuyên sâu hơn vào từng thị trường tiềm năng. Sự kiện được tổ chức vào sáng Chủ nhật, ngày 13/4/2025 tại Khách sạn Grand Plaza, Trần Duy Hưng, Hà Nội. Đây cũng là sự kiện được đông đảo khách hàng quan tâm và mong chờ, mong muốn tìm kiếm các dự án tại miền Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?