Hà Nam: Khu đô thị River Silk City - Sông Xanh rao bán rầm rộ rồi thành khu đô thị cỏ dại mọc um tùm

Ngày 10/11/2018, Tập đoàn CEO - chủ đầu tư dự án Khu đô thị River Silk City - Sông Xanh đã tổ chức lễ khánh thành hạ tầng kỹ thuật và giới thiệu dự án khu đô thị River Silk City - Sông Xanh (phân kỳ II và III) thuộc dự án River Silk City (Hà Nam). Dự án được giới thiệu là có quy mô 126 ha, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. River Silk City - Sông Xanh thuộc xã Liêm Tuyền, TP Phủ Lý (Hà Nam), tiếp giáp với sông Châu Giang.

Ngay khi mới xuất hiện, khu đô thị River Silk City - Sông Xanh thu hút sự chú ý lớn của giới đầu tư khi nằm khá gần Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 và nút giao cao tốc Liêm Tuyền. Dự án có tổng diện tích 31,1 ha, gồm gần 1.000 lô đất nền xây biệt thự, liền kề và nhà phố thương mại (shophouse) mặt đường 30m (phải xây sẵn).

Theo quảng cáo trên website chính thức của dự án thì: "Lấy cảm hứng từ dòng Châu Giang thơ mộng, Khu đô thị River Silk City mang vẻ đẹp của một thành phố ven sông thanh bình, thịnh vượng. Nằm ngay cửa ngõ thành phố Phủ Lý, Hà Nam, River Silk City được Tập đoàn CEO đầu tư trở thành khu đô thị hiện đại bậc nhất Hà Nam bao gồm các khu nhà phố thương mại, biệt thự, resort, chung cư.

Với mục tiêu xây dựng một cộng đồng văn minh, năng động, Tập đoàn CEO dành rất nhiều tâm huyết cho các tiện ích công cộng như khu thể thao phức hợp ngoài trời, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, công viên cây xanh, đặc biệt là trục cảnh quan xuyên suốt khu đô thị mang dáng dấp của một dòng sông êm đềm, như một dòng chảy, một nguồn cảm hứng bất tận."

Dù hạ tầng kỹ thuật của dự án được khánh thành từ năm 2018 nhưng đến nay khu đô thị này mới lác đác có nhà được xây dựng. Phần lớn diện tích các ô đất phân lô bán nền đang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc khắp nơi. Đáng chú ý, các lô đất xây dựng trường học và trung tâm thương mại của khu đô thị River Silk City - Sông Xanh vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Bản tin bất động sản 23/9: Khu đô thị River Silk City - Sông Xanh cỏ mọc um tùm
Số lượng đất nền được xây dựng tại dự án dự án khu đô thị River Silk City - Sông Xanh "đếm được trên đầu ngón tay".

Trên website chính thức cũng đưa thông tin giá chỉ từ 18 triệu đồng/m2 đất đã có sổ đỏ chính chủ và dự chính thức được mở bán từ năm 2019.

Theo một người dân sống gần đây cho biết, phần lớn các lô đất trong dự án đều của giới đầu cơ còn thực tế người mua để sử dụng là rất thấp. Do đó, số lô được xây dựng để ở cũng vô cùng ít ỏi bởi giới đầu cơ chỉ "găm hàng" chờ giá tăng chứ không có ý định xây dựng tại đây.

Đến thời điểm hiện tại, giá các lô đất biệt thự, liền kề ở đây đang dao động từ 20 đến 30 triệu đồng/m2, còn giá bán năm 2019 khoảng 15-20 triệu đồng/m2, tuy nhiên tình hình giao dịch khá ảm đạm.

"Giá đất thị trường" vượt sức chịu đựng của người dân

Tại toạ đàm “Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gỡ rào cản, phát huy nội lực”, với sự tham gia của lãnh đạo Trung ương, các sở ngành TP HCM, chuyên gia, doanh nghiệp, luật sư và người dân bị vướng mắc trong quá trình sử dụng đất, TS. Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho rằng, việc sử dụng hiệu quả đất đang gặp hai vấn đề lớn. Đó là tình trạng lãng phí đất do trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã chuyển đất nông nghiệp thành đất hoang, xây "đô thị ma" nhưng không có người ở, chỉ có các đầu cơ "ôm" đất.

Bản tin bất động sản 23/9: Khu đô thị River Silk City - Sông Xanh cỏ mọc um tùm
"Việc đầu cơ này đã đẩy giá đất lên cao, tạo nên cái gọi là "giá đất thị trường" vượt sức chịu đựng của người dân, nền kinh tế và doanh nghiệp. Tôi phản đối những người hay đem giá nhà đất TP HCM so với Tokyo, New York… Họ quên một điều là thu nhập quốc dân của các quốc gia này gấp mấy chục lần nước ta", TS.Trần Du Lịch chia sẻ.

"Việc đầu cơ này đã đẩy giá đất lên cao, tạo nên cái gọi là "giá đất thị trường" vượt sức chịu đựng của người dân, nền kinh tế và doanh nghiệp. Tôi phản đối những người hay đem giá nhà đất TP HCM so với Tokyo, New York… Họ quên một điều là thu nhập quốc dân của các quốc gia này gấp mấy chục lần nước ta", chuyên gia phân tích.

TS. Trần Du Lịch nhận định việc tìm giá thị trường chẳng khác nào "đi tìm lá diêu bông". Tại TP HCM, với mỗi miếng đất thì mật độ xây dựng và tầng cao khác nhau sẽ quyết định mức giá khác nhau nhưng trong Luật Đất đai lại chưa đề cập đến vấn đề này.

"Đối với phương án đền bù với các trường hợp bị thu hồi đất, cần xem lại và lưu ý bất cập hiện nay. Chúng ta làm theo kiểu người dân "trúng số" hoặc "xui xẻo" khi người mất đất thì thiệt hại, người sau lưng lại hưởng lợi", tiến sỹ nêu ý kiến.

Về vấn đề làm luật, ông Trần Du Lịch ví von "như đan lưới, muốn bắt tất cả các loại cá". Luật nên phân cấp, phân quyền cho địa phương, luật chỉ quy định những vấn đề liên quan quốc gia. Bên cạnh đó, vấn đề thuộc quan hệ dân sự thì không nên đưa vào Luật Đất đai mà nên trả về cho Luật Dân sự...

Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia nhận định Dự thảo Luật Đất đai còn rườm rà, muốn làm cần phải đối chiếu với các luật khác, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

"Không thể cứ đầu nhiệm kỳ Quốc hội ra luật, cuối nhiệm kỳ Quốc hội lại sửa. Luật pháp phải mang tính ổn định", ông Lịch nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề xác định giá đất, bên cạnh TS. Trần Du Lịch, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cũng đã tham gia góp ý tại toạ đàm.

Hải Phòng: Yêu cầu huyện Tiên Lãng xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể để người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng

Ngày 24/1 huyện Tiên Lãng phối hợp với Sở TN&MT, Sở Nội vụ kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Quý Cao (Quản lý Nông trường Quý Cao). Qua đó, phát hiện hàng chục biệt thự, lâu đài, nhà vườn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Tháng 5/2022, ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chủ trì cuộc họp, yêu cầu huyện Tiên Lãng xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể để người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng biệt thự, lâu đài, nhà xưởng trái phép trên đất nông trường.

UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với các hộ dân xây dựng trái phép. Trong đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng (người dân huyện Tiên Lãng) được xác định có hành vi sử dụng không đúng quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nông trường khi chặt cây ăn quả, tài sản của nông trường để đào ao làm hồ, xây dựng căn ‘biệt phủ’.
UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với các hộ dân xây dựng trái phép. Trong đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng (người dân huyện Tiên Lãng) được xác định có hành vi sử dụng không đúng quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nông trường khi chặt cây ăn quả, tài sản của Nông trường Quý Cao để đào ao làm hồ, xây dựng ‘biệt phủ’.

Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ xử phạt các hộ dân vi phạm từ 2015 đến nay; Tháo dỡ công trình trái phép, hoàn trả mặt bằng.

Huyện Tiên Lãng sau đó đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với các hộ dân xây dựng biệt thự, lâu đài trái phép, trong đó có ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Ngày 7/6, huyện Tiên Lãng tổ chức đối thoại với các hộ dân qua đó thống nhất phương án phá dỡ công trình vi phạm, thời hạn 60 ngày kể từ cuối tháng 5. Tuy nhiên, khi hết thời hạn trên và hết thời hạn được gia hạn bổ sung, ông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ tháo dỡ một phần tòa lâu đài.

Đến ngày 20/9, ông Hùng vẫn chưa chấp hành tháo dỡ hoàn toàn tòa công trình xây trái phép trên đất nông nghiệp. Do đó, huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế tháo dỡ tòa lâu đài này.

Hà Nội: Đề xuất bố trí NƠXH tập trung thay quy định trích 20% quỹ đất

Bộ Xây dựng cho biết, vừa nhận được kiến nghị của cử tri TP Hà Nội liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội.

Theo cử tri Hà Nội, để tránh những bất cập khi quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội, đề nghị nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, chấp thuận theo hướng bố trí nhà ở xã hội tập trung để thay thế việc thực hiện bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên, nhằm tạo điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Cử tri Hà Nội kiến nghị bố trí nhà ở xã hội (NƠXH) tập trung để thay thế việc thực hiện bố trí quỹ đất NƠXH tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên nhằm tạo điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Cử tri Hà Nội kiến nghị bố trí nhà ở xã hội (NƠXH) tập trung để thay thế việc thực hiện bố trí quỹ đất NƠXH tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên nhằm tạo điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Trả lời vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 về quy mô dự án phải dành quỹ đất 20% tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo hướng giảm quy mô sử dụng đất của dự án phải dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội (từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I).

“Quy định này đã góp phần tăng nguồn cung quỹ đất 20% dành để phát triển nhà ở xã hội, gián tiếp tăng nguồn cung nhà ở xã hội và góp phần giảm giá bán nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng là người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận và mua, thuê, thuê mua nhà ở, ổn định cuộc sống”, Bộ Xây dựng thông tin.

Liên quan đến việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp diễn ra hồi tháng 8/2022, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Văn Tuấn cho hay, trên thực tế, một lãnh thổ rộng lớn như Hà Nội khi bố trí các khu vực nhà ở xã hội tại các huyện ngoại thành như Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức thì sẽ không phù hợp khi bố trí nhà ở xã hội và các dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 2 ha đất trở lên nhưng có diện tích đất ở nhỏ, một số dự án không phù hợp bố trí nhà ở xã hội cao tầng.

Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP thì những trường hợp mà không bố trí phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chứ không phải không bố trí là chưa hẳn không phù hợp với Luật và trong trường hợp đặc biệt báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, Thành phố cũng xin kiến nghị Chính phủ ủy quyền cho Hà Nội chủ động thực hiện bố trí thay thế quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho các dự án này tại các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) trên địa bàn Thành phố.