Vụ 4 doanh nghiệp 'bỏ chạy' đấu giá đất Thủ Thiêm: Đề xuất xử lý hơn 1.051 tỷ đồng đặt cọc

Cục Thuế TP HCM vừa kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản đề xuất cụ thể về việc xử lý số tiền đặt cọc hơn 1.051 tỷ đồng của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm theo đúng chức năng.

thông báo thu hồi, hủy bỏ các thông báo nghĩa vụ tài chính của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đối với các lô đất thuộc khu chức năng số 3 khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức nhưng đã bỏ cọc.

Theo Quyết định số 3065 của UBND TP HCM ban hành ngày 9/9 thì UBND TPHCM giao Sở Tài chính, Cục Thuế TPHCM rà soát đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) xử lý số tiền đặt cọc 20% và tiền cưỡng chế nợ thuế, trình UBND TPHCM xử lý theo quy định.

Đối với khoản tiền đặt cọc 20% giá khởi điểm đấu giá, Cục Thuế TPHCM cho biết tại tờ trình ngày 3/8, Sở Tài nguyên và Môi trường có nêu: trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng phương án đấu giá quyền sử dụng đất thì UBND cấp có thẩm quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

Theo quy định tại hợp đồng mua bán tài sản đấu giá các lô 3-5, 3-8, 3-9 và 3-12 ký giữa các bên gồm Trung tâm Phát triển quỹ đất (thuộc Sở TN-MT), Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP và bốn tổ chức trúng đấu giá được Phòng Công chứng số 7 chứng nhận quy định rõ nội dung: quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo của cơ quan thuế mà bên trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá là vi phạm hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

Khi đó, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản sẽ ra thông báo về việc các doanh nghiệp này không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá để Trung tâm Phát triển quỹ đất báo cáo Sở TN-MT trình UBND TPHCM ra quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đã thất hứa nộp 100 tỉ đồng
Cục Thuế TP HCM vừa kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản đề xuất cụ thể về việc xử lý số tiền đặt cọc hơn 1.051 tỷ đồng.

Các tổ chức trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền cọc. Khoản tiền cọc này thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp này thì người có tài sản đấu giá là UBND TP HCM và tiền đặt cọc được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.

Tại văn bản này Cục Thuế TP HCM cũng cho biết tài khoản của Cục Thuế TP HCM đang giữ hơn 40 triệu đồng trích từ tài khoản ngân hàng của CTCP Sheen Mega và 820.916 đồng trích từ tài khoản ngân hàng của CTCP Dream Republic để nộp theo quyết định cưỡng chế nợ thuế của Cục Thuế TP HCM.

Cục Thuế TP HCM cho biết sẽ thực hiện rà soát, bù trừ số tiền thuế trích thu được từ việc cưỡng chế nợ. Trường hợp người nộp thuế sau khi thực hiện bù trừ theo quy định mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền nộp thừa từ người nộp thuế, Cục Thuế TP HCM sẽ xử lý theo quy định.

Được biết 4 doanh nghiệp trúng đấu giá các lô đất Thủ Thiêm trong phiên ngày 10/12/2021 mất cọc hơn 1.051 tỷ đồng, trong đó Công ty cổ phần Sheen Mega tiền đặt cọc hơn 203,75 tỷ đồng. CTCP Dream Republic mất cọc 115,6 tỷ đồng, CT TNHH ĐT BĐS Ngôi Sao Việt mất cọc hơn 588 tỷ đồng và CT TNHH ĐT-KD nhà thương mại Bình Minh mất cọc hơn 145 tỷ đồng.

Bình Định bán đấu giá 6 cơ sở nhà, đất công

UBND tỉnh Bình Định vừa quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 6 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, bằng phương thức đấu giá.

Theo đó, UBND huyện Hoài Ân tổ chức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 1 cơ sở nhà, đất là Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hoài Ân cũ (nay là số 5 Hai Bà Trưng, thị trấn Tăng Bạt Hổ).

Đây là khu đất ở có diện tích 586,6 m2. Từ năm 1997 đến năm 2018, khu đất này được sử dụng làm trụ sở làm việc của Trạm Chăn nuôi và Thú y Hoài Ân. Cuối năm 2018, khu đất này thực hiện hợp nhất theo Quyết định số 4368/QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh, nên UBND tỉnh đã điều chuyển cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân để sử dụng làm kho chứa hồ sơ tài liệu, vật tư theo Quyết định số 4151/QĐUBND ngày 7/11/2019. Hiện nay, đơn vị không còn nhu cầu sử dụng

5 cơ sở nhà, đất còn lại được UBND tỉnh Bình Định giao cho Sở Tài chính tổ chức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cụ thể, Nhà khách Thanh Bình (số 2A Lý Thường Kiệt, thành phố Quy Nhơn). Khu đất này có diện tích 57,3 m2, được UBND tỉnh giao cho Nhà khách Thanh Bình quản lý, sử dụng tại Quyết định số 3306/QĐ-UB ngày 05/9/2002. Hiện nay, cơ sở nhà, đất trên đang để trống, đơn vị không còn nhu cầu sử dụng.

Cơ sở nhà, đất tại số 11, đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn 150,2 m2. Trước đây, cơ sở nhà, đất này được Nhà nước giao cho Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Bình Định (đơn vị thuộc Sở Văn hóa và Thể thao) quản lý, sử dụng. Sau đó, UBND tỉnh thu hồi cơ sở nhà, đất trên tại Quyết định số 1304/QĐUBND ngày 12/4/2017 và cho Tổng Công ty Becemex IDC thuê tại Quyết định số 3259/QĐUBND ngày 06/9/2017.

Tại Công văn số 6869/UBNDKT ngày 30/10/2021, UBND tỉnh đồng ý thu hồi cơ sở nhà, đất tại số 11, đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn đang cho Tổng công ty Becamex IDC thuê tại Quyết định số 3259/QĐ-UBND và đồng ý bán đấu giá đất ở cơ sở nhà, đất trên.

Cơ sở nhà, đất số 301, đường Bạch Đằng, thành phố Quy Nhơn có diện tích144,4 m2. Theo báo cáo của Sở Xây dựng tại Công văn số 1388/SXD-QLN&PTĐT ngày 30/7/2019 thì nguồn gốc là nhà thuộc diện vắng chủ, Nhà nước quản lý tại Quyết định số 419/QĐ-UB ngày 24/5/1979. Sau đó, ngôi nhà được bố trí cho Công ty chăn nuôi.

Sau khi Công ty này giải thể, năm 1997 UBND tỉnh bố trí cho Ban quản lý dự án thủy lợi (sau này đổi tên là Ban quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý, sử dụng. Năm 2017, Ban quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển sang trụ sở mới tại số 200, đường Trần Hưng Đạo nên cơ sở nhà, đất trên đã được UBND tỉnh thu hồi, giao cho Trung tâm Phát triển nhà và Tư vấn xây dựng quản lý. Hiện nay, cơ sở nhà, đất trên đang để trống.

Cơ sở nhà, đất tại địa chỉ số 1, đường Lê Lai, thành phố Quy Nhơn (gồm 2 ngôi nhà với tổng diện tích 77,2 m2). Theo báo cáo của Sở Y tế tại Công văn số 2149/SYT-KHTC ngày 17/6/2022, ngày 30/5/1977, UBND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) ban hành Quyết định số 892/QĐ-UB về việc cấp cho Ty Y tế Nghĩa Bình ngôi nhà “Việt võ đạo cũ” để bố trí kho chứa thuốc cho Trạm vệ sinh phòng dịch (sau đó đổi tên thành Trung tâm Y tế dự phòng). Năm 1994, Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện cải tạo sửa chữa thành nhà để xe ô tô. Hiện nay cơ sở nhà, đất trên đang để trống, đơn vị quản lý trực tiếp không có nhu cầu sử dụng.

Cuối cùng là Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Phù Mỹ (đường Chu Văn An, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ) có 1.133,8 m2. Từ năm 1977 đến năm 2019, cơ sở nhà, đất này sử dụng làm trụ sở làm việc của Trạm bảo vệ thực vật huyện Phù Mỹ (sau này là Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phù Mỹ).

Từ năm 2019 đến nay, cơ sở nhà, đất Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phù Mỹ dôi dư để trống, không có nhu cầu sử dụng. Lý do là Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông trên địa bàn huyện Phù Mỹ đã hợp nhất thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Mỹ.

Hà Nội cưỡng chế, giải phóng mặt bằng tuyến đường 3km ở quận Nam Từ Liêm

Ngày 19/10, Ban Quản lý dự án quận phối hợp với các lực lượng chức năng quận Nam Từ Liêm sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi đất tại phường Tây Mỗ để xây dựng tuyến đường từ trạm bơm Cầu Ngà qua đường 70 đến hết địa phận quận Nam Từ Liêm (tuyến đường ven sông Cầu Ngà), phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Theo đó, sẽ tiến hành tổ chức cưỡng chế với 6 hộ với diện tích gần 3.000m2.

Dự án xây dựng tuyến đường ven sông Cầu Ngà, điểm đầu tuyến xuất phát từ trạm bơm Cầu Ngà (giao với tuyến đường từ trạm bơm Cầu Ngà đến Đại lộ Thăng Long) đi qua đường 70 đến hết địa phận quận Nam Từ Liêm (ranh giới giữa quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức), gồm 2 đoạn: Đoạn 1 từ trạm bơm Cầu Ngà đến đường 70, chiều dài khoảng 1 km; Đoạn 2 từ đường 70 đến hết địa phận quận Nam Từ Liêm, chiều dài khoảng 2 km.

Dự án tuyến đường ven sông Cầu Ngà được đánh giá là một tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm được thực hiện đầu tư trên cơ sở cụ thể hóa quy hoạch đã được phê duyệt. Dự án sẽ góp phần khớp nối hạ tầng kỹ thuật kết hợp với các tiện ích công cộng, hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống đường giao thông với các tuyến đường xung quanh: Đại lộ Thăng Long, tuyến đường 70, đường Tây Mỗ, Phúc Diễn…, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Dự án có tổng diện tích thu hồi là 92.441,2 m2, trong đó có 247 hộ sử dụng diện tích đất nông nghiệp.

Một phần dự án xây dựng tuyến đường ven sông Cầu Ngà đã được giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công. Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô
Một phần dự án xây dựng tuyến đường ven sông Cầu Ngà đã được giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công. Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô

Tính đến thời điểm ngày 18/10/2022, hiện còn 12 hộ/4.940 m2, gồm: 676 m2 đất nông nghiệp của hộ và 4.264 m2 đất do UBND phường quản lý (đất thủy lợi, nghĩa địa, giao thông, không giao…), không chấp hành nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, thu dọn mặt bằng và bàn giao đất cần áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án.

Theo Ban Quản lý dự án quận Nam Từ Liêm, ngày 19/8/2022 UBND Quận ban hành 21 Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 21 hộ/6.620 m2, tính từ thời điểm đó đến nay, đã tổ chức tuyên truyền vận động được 7 hộ/2.056 m2 nhận tiền và bàn giao mặt bằng; hiện còn 14 hộ chưa nhận tiền kể trên.

Việc giải quyết kiến nghị, đơn thư khiếu nại đã được cơ quan chức năng giải quyết theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Cụ thể, ngày 13/10/2022, UBND Quận đã có Văn bản số 2890/UBND-TNMT về việc đơn đề nghị của công dân.

UBND Quận đã có Quyết định số 2257/QĐ-UBND ngày 9/9/2022 về việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại của ông Trần Khắc Vượng (nội dung khiếu nại về Quyết định cưỡng chế thu hồi đất); hiện phòng TNMT Quận đang tham mưu giải quyết đơn;

Ngày 17/10/2022, Ban Tiếp công dân quận tiếp nhận được các đơn khiếu nại của các hộ: Nguyễn Văn Quyết; Nguyễn Thị Liễu với nội dung khiếu nại về Quyết định cưỡng chế thu hồi đất (trong đó hộ bà Liễu đang thống nhất bàn giao mặt bằng); hộ Trần Văn Chung với nội dung khiếu nại về Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ.

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Shiki Hải Lĩnh Park tại Thanh Hóa

Shiki Hải Lĩnh Park có vị trí tọa lạc tại phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự án nằm gần kề bãi biển Hải Lĩnh và tuyến đường Quốc lộ 1A, thuận tiện lưu thông đến các khu vực trong vùng.

Shiki Hải Lĩnh Park có tổng diện tích quy hoạch 17,65 ha, mật độ xây dựng chỉ 24,5%. Dự án có tổng mức đầu tư 1.453 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của chủ đầu tư hơn 290 tỷ đồng và nguồn vốn bên ngoài là 1.163 tỷ đồng.

Về tiến độ thực hiện, dự án được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn I (diện tích xin thuê khoảng 150.000 m2): dự án sẽ triển khai các hạng mục công trình bao gồm 2 công trình khách sạn (cao tối đa 12 tầng), 24 căn minihotel (cao tối đa 7 tầng), khoảng 250 căn Village (cao tối đa 4 tầng), cùng các tiện ích khác. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 1.000 tỷ đồng.

Giai đoạn II (diện tích xin thuê khoảng 26.559 m2): đầu tư xây dựng các công trình còn với 29 căn mini hotel (cao tối đa 7 tầng), 101 căn village (cao tối đa 4 tầng), cùng các hạng mục nghỉ dưỡng và tiện ích khác. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 453,5 tỷ đồng.

Chủ đầu tư dự án Shiki Hải Lĩnh Park Thanh Hóa là Công ty TNHH Đầu tư Nghi Sơn Việt Nam, thành lập ngày 27/2/2017, có trụ sở chính tại tổ dân phố Bắc Hải, phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Vốn điều lệ ban đầu của Nghi Sơn Việt Nam là 72,5 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, vốn điều lệ ở mức 154,75 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 doanh nghiệp này đã có 2 lần điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Cụ thể, ngày 12/3, vốn điều lệ giảm xuống ở mức 146,95 tỷ đồng. Từ 16/6, vốn điều lệ của công ty giảm xuống còn 139,15 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đầu tư Nghi Sơn Việt Nam được đầu tư và góp vốn của 3 thành viên gồm: Lê Thị Khuyên (hơn 10% vốn điều lệ), Nguyễn Lê Đan Linh (hơn 50,2% vốn điều lệ), Nguyễn Lê Thảo Linh (hơn 39% vốn điều lệ).

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Shiki Hải Lĩnh Park tại Thanh Hóa
Phối cảnh dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Shiki Hải Lĩnh Park tại Thanh Hóa.

Theo tìm hiểu, Shiki Hải Lĩnh Park có tên pháp lý là dự án Khu du lịch Tiên Sa, được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư tại số quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 07/04/2022.

Được biết, dự án khu du lịch Tiên Sa trước đây là dự án khu sinh thái Bốn mùa tại xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho Công ty TNHH đầu tư Nghi Sơn Việt Nam làm chủ đầu tư tại quyết định số 3403/QĐ-UBND ngày 11/9/2017. Theo quyết định, dự án có diện tích khoảng 17,6 ha, với quy mô vốn đầu tư khoảng 360 tỷ đồng.

Theo đó, dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khởi công và hoàn thành từ quý 1/2018 - quý 1/2019. Giai đoạn 2 khởi công và xây dựng từ quý 3/2019 - quý 3/2020.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, dự án được UBND tỉnh Thanh Hoá điều chỉnh tiến độ thực hiện. Trong đó:

Giai đoạn I, thời gian khởi công xây dựng từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2024 và thời gian đi vào hoạt động từ tháng 5/2024.

Giai đoạn II, thời gian khởi công xây dựng từ tháng 6/2024 đến tháng 6/2025, thời gian đi vào hoạt động từ tháng 7/2025.