Hàng tỉ USD đầu tư vào Củ Chi, Hóc Môn: Mở rộng không gian phát triển TP HCM

Ngày 12/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư vào 53 dự án tại hai huyện Hóc Môn và Củ Chi có tổng mức đầu tư hàng chục tỉ USD.

Hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham dự, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào khu vực này.

Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở QH-KT, thông tin hai huyện Hóc Môn và Củ Chi chiếm hơn 26% tổng diện tích TP HCM, gần trọn lãnh thổ của TP hướng tây bắc. Trong đó, khu đô thị Tây Bắc được định hướng là cực tăng trưởng quan trọng phía bắc.

Đây là khu vực có địa hình cao ráo, bằng phẳng, có hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan đẹp, đa dạng, gần cửa khẩu Mộc Bài, hồ Dầu Tiếng, chuỗi đô thị Tân An - Thủ Dầu Một - Lái Thiêu…

Để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đáp ứng nhu cầu phát triển của TP, phải định hướng mở rộng phạm vi đô thị hóa Hóc Môn và Củ Chi theo một lộ trình bền vững, ổn định và hướng đến phát triển lên quận hoặc TP thuộc TP HCM.

Giám đốc Sở QH-KT cho biết trong tương lai, đây sẽ là những trung tâm tài chính, dịch vụ, công nghiệp, nghiên cứu khoa học nông nghiệp, y tế, giáo dục, thể thao, các dự án dân cư được thiết kế bài bản.

“Trong định hướng điều chỉnh quy hoạch sắp tới, cần dành diện tích đất thỏa đáng cho nông nghiệp và du lịch sinh thái, phát triển Củ Chi thành vành đai xanh của TP. Không để tình trạng đô thị hóa tự phát, xây cất tự phát “phố không ra phố, làng không ra làng”. Giữ hành lang ven sông, đặc biệt là hành lang ven sông Sài Gòn” - ông Nhã nói.

hành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và các đại biểu chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư và biên bản ghi nhớ đầu tư vào hai huyện Hóc Môn, Củ Chi
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên và các đại biểu chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư và biên bản ghi nhớ đầu tư vào hai huyện Hóc Môn, Củ Chi. Ảnh PLO

TP cũng sẽ xây dựng Củ Chi và Hóc Môn là nơi có không gian văn hóa đặc trưng, nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, tiến tới có những bước đô thị hóa mạnh mẽ, trở thành TP, quận mới thuộc TP theo lộ trình hợp lý. Cùng với đó, hệ thống giao thông, tuyến đường bộ, tuyến cao tốc TP HCM - Tây Ninh và các tuyến đường sông, các tuyến xe buýt kết nối các địa điểm tham quan, du lịch... cũng sẽ được đầu tư phát triển và hoàn thiện.

“Đầu tư phát triển hai địa bàn này rất cần thiết và có nhiều triển vọng, đó là đánh thức đúng lúc tiềm năng của khu vực phía bắc TP vốn dĩ như một “của để dành”. Việc phát triển Củ Chi và Hóc Môn sắp tới không chỉ riêng cho Củ Chi và Hóc Môn, mà còn phát triển cho cả TP và khu vực” - giám đốc Sở QH-KT cho hay.

Thông tin về quy hoạch giao thông, Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho biết: Hóc Môn và Củ Chi là địa bàn được nhiều lợi ích trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông của TP. Đây là nơi xây dựng đường vành đai 3, 4.

Các dự án giao thông này cùng tuyến cao tốc TP HCM - Mộc Bài sẽ giúp hai địa phương kết nối với các tỉnh và Campuchia. Trong tương lai sẽ có các tuyến đường sắt đô thị đi qua địa bàn hai huyện cũng là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Lâm cũng cho biết TP đang có hai dự án phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc. Theo đó, TP sẽ đầu tư phát triển hệ thống giao thông liên vùng, khai thác hiệu quả giao thông đường thủy, phát triển đường sắt đô thị và các đường vành đai.

Công an Phú Yên đề nghị truy tố cựu phó chủ tịch tỉnh vì liên quan sai phạm đất đai

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Phú Yên vừa tống đạt kết luận điều tra đến các bị can, đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này truy tố năm cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 BLHS.

Năm bị can bị đề nghị truy tố gồm Nguyễn Chí Hiến, cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thị Nở, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính; Ngô Quang Phú, cựu Phó giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường; Mai Hắc Lợi, cựu Phó giám đốc Sở Tư pháp; Nguyễn Ngọc Duy, cựu Cục phó Cục Thuế Phú Yên.

Theo kết luận điều tra, tháng 5/2016, Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa giai đoạn 1 (dự án Nam Tuy Hòa) với diện tích hơn 54,7 ha đất. Tỉnh đầu tư gần 319 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, bán đấu giá quyền sử dụng đất ở.

Dù dự án đang triển khai, chưa hoàn thành nhưng tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh ký quyết định thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư phía bắc của khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa do ông làm chủ tịch.

Ngày 31/10/2016, UBND tỉnh phê duyệt giá đất khởi điểm để đấu giá 468 lô đất thuộc khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa (giai đoạn 1) với tổng diện tích hơn 159.500 m2, tổng giá trị khu đất hơn 784 tỷ đồng. Trong đó, khu 262 lô nhà ở liền kề có giá khởi điểm 160 tỷ đồng.

Tháng 11/2016, ông Hiến ký gửi thường trực Tỉnh ủy, thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh xin ý kiến thực hiện chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa. Trong đó, đề nghị hỗ trợ cho nhà đầu tư trúng đấu giá 5% trên tổng giá trị khu đất theo giá khởi điểm đưa ra đấu giá là hơn 39 tỷ đồng. Việc này nhằm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đấu giá mua toàn bộ 468 lô đất để thực hiện bán lẻ từng căn hộ. Sau đó, tỉnh đưa ra bán đấu giá 468 lô đất nhưng không có người tham gia.

Đến tháng 3/2017, ông Hiến chủ trì cuộc họp, kết luận chia thành bốn khu đất để bán đấu giá. Ông Hiến cũng chỉ đạo bỏ nội dung năng lực tài chính của người tham gia đấu giá. Sau đó, ông Hiến chỉ đạo đưa 262 lô đất nhà ở liền kề ra bán đấu giá; đồng thời chỉ đạo đưa nội dung hỗ trợ 5% trên tổng giá trị khu đất theo giá khởi điểm cho người trúng đấu giá vào phương án đấu giá.

Tại phiên bán đấu giá hồi tháng 5/2017, bà Ngô Thị Điều, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh (có trụ sở tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mua toàn bộ 262 lô nhà ở liên kế với giá trúng đấu giá 162,4 tỷ đồng, cao hơn giá khởi điểm chỉ 1,6 tỷ đồng, tương đương gần 1%.

Theo có quan điều tra, sau khi giảm 5%, giá 262 lô đất chỉ còn 154 tỷ đồng, thấp hơn giá khởi điểm 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hội đồng bản đấu giá không báo cáo kết quả cuộc bán đấu giá cho UBND tỉnh theo quy định mà ký biên bản xác định bà Điều là người trúng đấu giá.

Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên, khi bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đọc lệnh bắt tạm giam. Ảnh: Thanh niên
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đọc lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Chí Hiến - cựu Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên. Ảnh: TN

Cơ quan điều tra xác định dù phương án đấu giá sai quy định nhưng ngày 6/6/2017 ông Hiến ký quyết định công nhận kết quả đấu giá cho bà Điều, trong đó có có nội dung hỗ trợ cho người trúng đấu giá 5% trên tổng giá trị khu đất theo giá khởi điểm, tương đương hơn 8 tỷ đồng.

Đến ngày 12/9/2017, bà Ngô Thị Điều nộp đủ tiền và được cấp 262 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi trúng đấu giá, bà Điều không xây dựng căn hộ để bán lẻ theo chính sách hỗ trợ mà chuyển nhượng đất nền cho người khác để kiếm lời.

Đến ngày 14/9/2020 đã bán toàn bộ 262 lô đất nêu trên với tổng số tiền hơn 328 tỷ đồng, bà Điều hưởng chênh lệch 168 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Phú Yên kiến nghị xử lý về mặt Đảng, hành chính đối với nhiều cán bộ khác: ông Trần Quốc Khánh, Phó chánh Thanh tra tỉnh; ông Đỗ Trần Chương, cựu Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên; bà Trần Hoàng Thanh Quế, Phó giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Trọng Cường, cựu Phó giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Lương Sinh, cựu Phó chủ tịch UBND TP. Tuy Hòa; ông Nguyễn Như Thức, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường; ông Công Văn Lãnh, Phó cục trưởng Cục Thuế Phú Yên; ông Nguyễn Trọng Hòa An, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên - Môi trường.

Hà Tĩnh dự kiến xây dựng mới 14 khu tái định cư phục vụ GPMB cao tốc đoạn Bãi Vọt – Vũng Áng

Đặt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023, Hà Tĩnh đang gấp rút gấp rút triển khai GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Kỳ Anh.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn Hà Tĩnh gồm có 4 dự án thành phần, được thực hiện qua 2 giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025.

Ở giai đoạn 2017-2020 có dự án thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt với chiều dài đoạn tuyến qua huyện Đức Thọ là 4,84 km. Tới thời điểm này, Hà Tĩnh đã hoàn thành công tác GPMB cũng như các công việc liên quan và bàn giao cho chủ đầu tư triển khai.

Ở giai đoạn 2021-2025, có 3 dự án thành phần đi qua Hà Tĩnh với tổng chiều dài 102,5 km (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi dài 34,5 km; đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng dài 55 km; đoạn Vũng Áng - Bùng dài 58 km, trong đó, đoạn qua Hà Tĩnh dài 13 km) đi qua địa bàn 6 huyện, thị xã là: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh; tổng mức đầu tư 20.230 tỷ đồng. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh sẽ có 6 làn xe với vận tốc thiết kế từ 100 - 120 km/h.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra thực địa hướng tuyến các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Kỳ Anh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra thực địa hướng tuyến các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Kỳ Anh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Theo tính toán của các ngành chức năng, để triển khai dự án đoạn Bãi Vọt – Vũng Áng này, Hà Tĩnh có khoảng 900 ha đất bị ảnh hưởng, di dời 600 hộ dân, 950 ngôi mộ, xây dựng mới 14 khu tái định cư, chuyển mục đích sử dụng 30,81 ha đất rừng phòng hộ, 144,65 ha đất rừng sản xuất, 355,4 ha đất trồng lúa 2 vụ trở lên. Kinh phí thực hiện công tác GPMB toàn tỉnh ước tính 3.900 tỷ đồng.

Để đạt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023. Sau khi có chỉ đạo của tỉnh, các địa phương liên quan dự án đã thành lập hội đồng đền bù, GPMB, tiếp nhận hồ sơ, mốc GPMB thực địa giai đoạn 1 của dự án để kiểm đếm, xác định nhu cầu về tái định cư, di dời nghĩa trang, di dời đường điện, viễn thông và các công trình khác.

Đồng thời, tiến hành rà soát quỹ đất của địa phương, trên cơ sở các quy hoạch liên quan, đề xuất các khu tái định cư phục vụ công tác GPMB dự án.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Tĩnh, qua khảo sát thực tế 22 vị trí đề xuất lập quy hoạch xây dựng khu tái định cư tại 6 huyện, thị xã cho thấy, các địa phương đã lựa chọn khá kỹ lưỡng, bài bản, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Sở đã có văn bản xin ý kiến tỉnh về khảo sát, lập quy hoạch các khu tái định cư ở những địa phương ảnh hưởng…

TP HCM: Laimian Shophouse có giá từ 85 triệu đồng/m2

Laimian Shophouse có vị trí nằm trên xa lộ Hà Nội, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP HCM. Dự án nằm giữa 2 trục đường lớn là đường trường Chinh và đường Quang Trung, thuận lợi di chuyển qua các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An nhờ con đường Xuyên Á và QL 1.

Laimian Shophouse thuộc Dự án phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang Khu dân cư An Sương có diện tích 64 ha. Trong đó, diện tích đất dành cho nhà ở chiếm 48%, đất dành cho giao thông chiếm 31,63%, đất dành cho cây xanh chiếm 10,33%, phần còn lại dành cho các tiện ích công cộng.

Sản phẩm của dự án Laimian Shophouse bao gồm 46 căn shophouse với diện tích 100 m2 mỗi căn. Các căn shophouse được thiết kế 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 2 lầu và 1 tầng thượng với tổng diện tích sàn từ 360 – 450 m2.

Phối cảnh
Phối cảnh Laimian Shophouse.

Sản phầm thuộc dự án Laimian Shophouse có mức giá tham khảo trên thị trường từ 85 triệu/m2.

Dự án Laimian Shophouse sở hữu các hệ thống tiện ích trong khu vực: hệ thống giáo dục như trường mầm non Phù Đổng, trường tiểu học Thần Đồng, trường THCS Phan Bội Châu, trường THPT Trường Chinh, trường đại học Hoa Sen. Hệ thống thương mại như chợ An Sương, Vinmart, Bách hóa xanh, Pandora. Hệ thống y tế như trạm y tế phường Tân Hưng Thuận, bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn…

Chủ đầu tư dự án Laimian Shophouse là Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà, được hình thành từ năm 1984, đặt trụ sở tại 36 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM.