Lãng phí bệnh viện hơn 200 tỷ đồng

Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bạc Liêu được xây dựng với kinh phí hơn 200 tỷ đồng, nhưng đáng buồn là sau hơn một năm hoàn thành và đưa vào sử dụng không tiếp nhận một bệnh nhân nào. Nhiều trang thiết bị y tế đắt tiền 'đắp chiếu', xuống cấp; hơn 130 cán bộ, nhân viên 'ngồi chơi xơi nước' gây lãng phí lớn…

Tại buổi làm việc với phóng viên Báo Nhân Dân, bác sĩ Trần Văn Khánh, Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bạc Liêu, cho biết: Bệnh viện được xây dựng trên khu đất rộng 13.000 m², thuộc địa phận xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, với kinh phí hơn 200 tỷ đồng, do Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư. Năm 2010, được khởi công và đầu năm 2021, bệnh viện hoàn thành, gồm ba khu, quy mô một trệt, hai tầng lầu với hơn 100 giường bệnh.

“Có thể nói, đây là bệnh viện có quy mô khá lớn, được “ưu tiên” đầu tư đồng bộ và hiện đại nhất tỉnh Bạc Liêu tính đến thời điểm này. Trong đó có một máy chụp CT hiệu Canon do Nhật Bản sản xuất, trị giá hơn 16 tỷ đồng. Ngoài ra, còn nhiều máy móc khác như siêu âm, Xquang…, trị giá hàng tỷ đồng, nhưng không thể hoạt động vì không đồng bộ. Đáng lưu ý, một số công trình, hạng mục, máy móc tuy chưa sử dụng nhưng đã xuống cấp, hư hỏng. Trong đó có 4/8 máy giúp thở vừa lắp đặt, chưa hoạt động đã gặp “sự cố”. Ngoài ra, hệ thống máy xét nghiệm trị giá hàng tỷ đồng nhưng không có hóa chất kín để đưa vào hoạt động; ba xe cứu thương trị giá hơn năm tỷ đồng nhưng trang thiết bị kèm xe lại không đúng theo hồ sơ ban đầu; hệ thống xử lý nước thải chưa được nghiệm thu, cấp phép hoạt động… Dù chưa đưa vào hoạt động, song khi kiểm tra có nhiều trang thiết bị y tế bị thiếu, gặp sự cố, xuống cấp, hư hỏng…”, bác sĩ Trần Văn Khánh bức xúc.

Cũng theo bác sĩ Trần Văn Khánh, trước tình trạng nêu trên, bệnh viện đã mấy lần có báo cáo bằng văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu nêu rõ thực trạng tình hình; những bất cập, yếu kém, sai phạm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình làm chủ đầu tư xây dựng, mua sắm các thiết bị y tế của bệnh viện này.

Theo Báo cáo số 01 ngày 5/1/2022 của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bạc Liêu do Giám đốc bệnh viện Trần Văn Khánh ký, có nêu rõ về tình trạng các thiết bị: “Chủ đầu tư đã lắp đặt và bàn giao cho bệnh viện hệ thống thiết bị y tế theo Hợp đồng số 01/2020/MINEXPORT-SYTBL gói thầu số 11, gồm 77 danh mục, tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều danh mục đã lắp đặt xong nhưng không thể nghiệm thu để bàn giao, đưa bệnh viện vào hoạt động, tiếp nhận bệnh nhân. Phần lớn các danh mục không có hồ sơ gốc, chỉ có bản photocopy, không thể bàn giao giá trị tài sản.

Nhiều thiết bị y tế mặc dù đã được Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu nghiệm thu đưa vào sử dụng, nhưng không thể bàn giao cho bệnh viện được do luôn gặp sự cố trong vận hành (toàn bộ hệ thống thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn và các máy giúp thở bị trục trặc). Ngày 3/12/2011, Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu ban hành quyết định số 1254 tạm giao thiết bị cho Bệnh viện Lao và bệnh phổi quản lý, sử dụng. Bệnh viện thật bất ngờ nhưng phải chấp hành chỉ đạo của cấp trên, đồng thời không yên tâm khi đưa vào phục vụ người bệnh.

Bên cạnh đó, hơn một năm qua, hơn 130 cán bộ, bác sĩ, nhân viên của bệnh viện chủ yếu “ngồi chơi xơi nước” hưởng lương, không có việc làm, bởi bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân do chưa được nghiệm thu chính thức.

Bệnh viện được đầu tư xây dựng mới khang trang nhưng chưa thể tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Thanh niên
Bệnh viện được đầu tư xây dựng mới khang trang nhưng chưa thể tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Thanh niên

Để tìm hiểu khách quan và rõ hơn những vấn đề lãnh đạo Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bạc Liêu đã báo cáo, kiến nghị đến Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, phóng viên đã trao đổi ý kiến với bác sĩ Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu. Bác sĩ Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách địa phương gặp nhiều khó khăn, mỗi năm chỉ “rót nhỏ giọt” vài tỷ đồng. Đáng lưu ý, ban đầu Sở Y tế làm chủ đầu tư dự án, nhưng đến năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định giao Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư. Do thay đổi chủ đầu tư và do “chồng chéo, nhì nhằng” việc bàn giao, tiếp nhận và do nhiều nguyên nhân khác, cho nên công trình xây dựng ì ạch kéo dài hơn 10 năm mới hoàn thành.

“Khi dự án xây dựng đã hoàn thành, đồng thời mua sắm cơ sở vật chất, đặc biệt trang thiết bị y tế khá hiện đại, tân tiến trị giá hơn 100 tỷ đồng, tổng trị giá đầu tư cho bệnh viện này hơn 200 tỷ đồng, Sở Y tế có quyết định bàn giao cho Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bạc Liêu, nhưng Giám đốc bệnh viện kiên quyết không chịu nghiệm thu và đưa công trình vào hoạt động. Chính vì vậy, hơn một năm qua, bệnh viện này không tiếp nhận một bệnh nhân nào, hơn 130 cán bộ, nhân viên của bệnh viện “ngồi chơi xơi nước”.

Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, trực tiếp là đồng chí Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Tổ trưởng chủ trì, phối hợp Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các đơn vị có liên quan trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bạc Liêu để sớm giải quyết các kiến nghị theo thẩm quyền. Vụ việc đang chờ Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh có kết luận chính thức và chỉ đạo cụ thể” - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu Bùi Quốc Nam cho biết.

Trao đổi ý kiến với phóng viên Báo Nhân Dân về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho biết, hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đang kết hợp các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh tiến hành kiểm tra, xem xét, làm rõ để có kết luận chính thức; đồng thời trình Thường trực Tỉnh ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý, giải quyết dứt điểm vụ việc.

Đồng Nai phê duyệt 68.000ha đất để phát triển những vùng đô thị nào?

Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch hơn 68.000ha đất để phát triển 4 vùng đô thị lớn trên địa bàn tỉnh là TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Nhơn Trạch và huyện Trảng Bom để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Theo UBND tỉnh, từ nay đến năm 2030, trong cơ cấu sử dụng đất, TP. Biên Hòa sẽ dành 95,6% diện tích để phát triển đô thị; tiếp đến huyện Trảng Bom hơn 53%; TP. Long Khánh hơn 46% và huyện Nhơn Trạch khoảng 44%.

Đồng Nai xác định giải pháp tạo ra đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đầu tư các công trình hạ tầng giao thông và kết nối các tuyến đường tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư vào các khu đô thị.

Tỉnh dành quỹ đất lên đến hàng ngàn ha cho các khu đô thị để xây dựng các tuyến đường, vì nơi nào giao thông thuận lợi sẽ thu hút đông người dân đến sinh sống và kéo theo thương mại dịch vụ cũng phát triển.

TP. Biên Hòa căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050 chia thành 4 vùng để phát triển. Trong đó gồm có vùng phát triển đô thị có diện tích 14.000ha; vùng phát triển công nghiệp gần 2.000ha; vùng quân sự hơn 4.000ha; vùng xây dựng cảnh quan và không gian mở khoảng 6.400ha.

TP. Long Khánh quy hoạch sử dụng đất căn cứ vào quy hoạch chung xây dựng thành phố để hình thành 9 vùng đề xây dựng thành khu trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thương mại, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp. Trong đó, vùng đô thị có diện tích 8.900ha.

Mục tiêu của TP. Long Khánh là đến năm 2025, sẽ đạt đô thị loại II theo hướng xanh - văn minh - an toàn - hiện đại và phát huy vai trò đô thị hạt nhân của vùng kinh tế Đông Nam bộ”.

Huyện Long Thành dự tính sẽ quy hoạch để trở thành một thành phố sân bay hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, huyện Long Thành sẽ phân thành 5 vùng: vùng đô thị thị trấn Long Thành, vùng đô thị Bình Sơn, vùng dịch vụ thương mại - đô thị phía Tây huyện, vùng chức năng đặc thù cho sân bay, vùng công nghiệp - đô thị.

Huyện Trảng Bom là sẽ trở thành thị xã nên trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng huyện đến năm 2030, phân chia thành 2 vùng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, một vùng phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ có tổng diện tích 14.800ha và vùng nông - lâm - ngư nghiệp diện tích 17.900ha.

Tại mỗi vùng sẽ chia thành 3 tiểu vùng nhỏ để khai thác được tiềm năng và thuận lợi hơn trong mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào huyện.

Trong những năm tới, huyện ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, công trình công cộng để nâng tầm đô thị và trở thành thị xã vào năm 2025 và tiếp đến là lên thành phố.

Huyện Nhơn Trạch hướng tới sẽ là thành phố đô thị loại II trong tương lai nên sẽ hình thành 8 phân khu với 4 khu vực phát triển đô thị, 3 khu chuyên về công nghiệp, cảng, dịch vụ hậu cần cảng và 1 khu bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn sẽ khai thác thế mạnh du lịch sinh thái rừng. Dự kiến đến năm 2030, đô thị Nhơn Trạch có diện tích gần 16.600ha.

Theo UBND tỉnh, Đồng Nai sẽ đồng bộ các quy hoạch về đất đai, xây dựng và các quy hoạch khác để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh có thể triển khai nhanh các dự án trên từng lĩnh vực.

Tỉnh ưu tiên nguồn vốn để thực hiện dự án hạ tầng giao thông để kết nối các tuyến đường với sân bay Long Thành, cảng, nhằm tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung điều tra, xử lý tình trạng phân lô, làm đường tại TP Bảo Lộc

Theo Đại tá Nguyễn Quang Thống, trong số 14 khu vực đất phân lô tại phường Lộc Phát và xã Đạm Bri, TP Bảo Lộc, có 12 vị trí người dân tự ý mở mới đường, đấu nối với đường giao thông hiện hữu.

Tổng diện tích các tuyến đường hình thành có biểu hiện trái quy định hiến đất làm đường là trên 80.000m2, trong số này chỉ có 3.836m2 đường thuộc quy hoạch đất giao thông nhưng không đúng vị trí và tuyến hướng quy hoạch. Sau khi mở các tuyến đường giao thông, đến nay các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký tách thành 473 thửa đất và thực hiện một số hoạt động chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất.

Rộ tình trạng phân lô tách thửa ở Lâm Đồng. Ảnh: Côn an Nhân dân
Rộ tình trạng phân lô tách thửa ở Lâm Đồng. Ảnh: Côn an Nhân dân

“Vụ việc có liên quan đến nhiều văn bản, quy định của pháp luật (Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Giao thông, Luật Quy hoạch…) và nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan nên cần có thời gian để xác minh làm rõ”, Đại tá Nguyễn Quang Thống cho biết.

Chiều 11/5, tại hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí tháng 5/2022, Đại tá Nguyễn Quang Thống, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết đang chỉ đạo các đơn vị tập trung điều tra, xử lý các dấu hiệu sai phạm về đất đai liên quan đến tình trạng phân lô, bán nền trên địa bàn TP Bảo Lộc.

Sắp ra mắt dự án Ngô Mây Courtyard Bình Định

Ngô Mây Courtyard là dự án có vị trí tọa lạc tại số 01 Ngô Mây, phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự án nằm ngay ngã 5 giao giữa các đường Ngô Mây, Nguyễn Tất Thành, An Dương Vương, Xuân Diệu và Diên Hồng, nhìn thẳng ra công viên và quảng trường trung tâm và nằm sát bờ biển tại thành phố Quy Nhơn.

Dự án Ngô Mây Courtyard có tổng diện tích quy hoạch 5.246 m2, được xây dựng và phát triển với loại hình trung tâm thương mại - dịch vụ, khách sạn và căn hộ.

Từ dự án Ngô Mây Courtyard cư dân có thể tiếp cận những tiện ích ngoại khu nằm cạnh bên như: quảng trường Quy Nhơn, công viên ven biển, bãi biển. Và chỉ khoảng 10 phút di chuyển để đến các tiện ích như: siêu thị Co.op Mart, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, ĐH Quy Nhơn, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.

Chủ đầu tư dự án Ngô Mây Courtyard là Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt.

Phối cảnh dự án Ngô Mây Courtyard.
Phối cảnh dự án Ngô Mây Courtyard.

Theo tìm hiểu, từ năm 2014 UBND tỉnh Bình Định đã tìm được chủ đầu tư cho lô đất tại số 01 đường Ngô Mây này bằng việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Châu. Doanh nghiệp này cũng đã chuẩn bị các công tác đầu tư, phương án kiến trúc của dự án là một tổ hợp dịch vụ và thương mại cao 46 tầng. Tuy nhiên, do chậm triển khai xây dựng nên dự án đã bị thu hồi.

Đến năm 2016 dự án này đã đổi chủ sang cho Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ. Chính quyền địa phương cũng đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án với tên gọi Hoa Sen Tower Quy Nhơn, với tổng mức đầu tư 2.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, một lần nữa dự án này lại không được thực hiện do chiến lược lấn sân sang bất động sản của Tập đoàn Hoa Sen gặp phải khó khăn. Dự án này lại bị thu hồi do chủ đầu tư không triển khai theo đúng quy định.

Cuối năm 2018 thì tỉnh Bình Đình quyết định đấu giá rộng rãi lô đất này nhằm xây dựng công trình trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp với giá khởi điểm bán đấu giá của khu đất hơn 120 tỉ đồng. Lần trúng đấu giá lần này là liên doanh Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ AKYN (TP Hồ Chí Minh) và Công ty CP Đầu tư 559 (Đà Nẵng) với số tiền hơn 126 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, lô đất sẽ được phát triển một dự án tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn (5 sao). Nhà nước cho thuê đất trả tiền 1 lần theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, thời gian thuê đất 50 năm.

Hiện dự án Ngô Mây Courtyard đang trong quá trình xây dựng, các sản phẩm thuộc dự án sẽ sớm ra mắt thị trường trong thời gian tới.