ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%, từ mức 6,2% dự báo vào tháng 9/2024, nhờ vào động lực từ thương mại và đầu tư trong năm 2024.
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam đưa ra nhận định trên về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 trong cuộc phỏng vấn gần đây với Báo Điện tử Chính phủ.
Giám đốc ADB cho rằng, Việt Nam đang phấn đấu đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Đây là mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm là 7%.
Để bù đắp cho mức tăng trưởng thấp trong thời kỳ đại dịch COVID-19, việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 là hoàn toàn hợp lý và sẽ đóng góp vào mục tiêu của Việt Nam vào năm 2030.
"Tuy nhiên, điều quan trọng là Việt Nam cần ưu tiên không chỉ khía cạnh tốc độ của tăng trưởng kinh tế mà còn cả chất lượng của tăng trưởng, vì nền tảng tăng trưởng của Việt Nam cần được củng cố thêm. Do đó, mục tiêu tăng trưởng này nên được coi là định hướng cho những nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào năm 2025", ông Shantanu chia sẻ.
Bên cạnh đó, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%, từ mức 6,2% dự báo vào tháng 9/2024, nhờ vào động lực từ thương mại và đầu tư trong năm 2024.
Sự điều chỉnh này dựa trên hiệu suất xuất khẩu mạnh mẽ của Việt Nam, bao gồm cả ngành sản xuất, hiệu suất đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vững chắc, được hỗ trợ bởi xu hướng điều chỉnh tiền tệ toàn cầu và giá hàng hóa toàn cầu ở mức vừa phải (bao gồm giá dầu thô).
Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025
Đề cập tới thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới, Giám đốc ADB cho rằng, các cuộc xung đột tiếp diễn ở Trung Đông và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp tục, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Nền kinh tế toàn cầu và khu vực có nhiều bất ổn trong năm 2025, điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù đánh giá gần đây của ADB về các kịch bản rủi ro cho thấy những bất ổn này chỉ có tác động khiêm tốn tới nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, tuy vậy, sự bất ổn này vẫn có thể ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu từ nửa sau của năm 2025, gây ra sự tăng trưởng thấp hơn trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, chất lượng cơ sở hạ tầng vẫn là một thách thức đối với Việt Nam, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn cần nỗ lực để cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng.
Việt Nam cũng cần phát triển sâu rộng hơn thị trường tài chính, để có thể thu hút các khoản đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng.
"Một vấn đề nữa cần đề cập là những tổn thương do biến đổi khí hậu. Như chúng ta đã thấy vào năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho Việt Nam. Chúng ta phải tăng cường đầu tư công và các loại đầu tư khác vào cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, có thể chịu đựng được xu hướng gia tăng các thách thức về khí hậu", Giám đốc ADB chia sẻ.
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024.
CTCP Đầu tư CMC (HNX: mã chứng khoán CMC) thông báo ông Ngô Anh Phương - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty đăng ký mua gần 1.3 triệu cp trong giai đoạn từ 25/12/2024-23/01/2025.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/12, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu cùng giảm 200.000 đồng cả 2 chiều mua và bán so với hôm qua, niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng bán ra,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
VN-Index vượt mốc 1.260 điểm trong phiên giao dịch hôm nay (23/12). Dòng tiền đổ nhiều vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Chuyên gia khuyến nghị trong phiên giao dịch ngày mai 24/12, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao.
Giá vàng ngày 23/12 ghi nhận vàng miếng SJC có sức bật tăng mạnh trở lại, nhưng giới chuyên gia cho rằng thị trường vàng đang "nghỉ dưỡng" sau loạt sóng dồn dập thời gian qua.
Ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HoSE: mã chứng khoán DIG) vừa có kết quả báo cáo giao dịch cổ phiếu DIG gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VietinBank chào bán tổng cộng 40 triệu trái phiếu gồm 30 triệu trái phiếu mã CTG2432T2/01 có kỳ hạn 8 năm và 10 triệu trái phiếu mã CTG2434T2/01 kỳ hạn 10 năm. Qua đó, ngân hàng huy động 4.000 tỷ đồng.
VN-Index ngày 19/12 lùi về gần 1.250 điểm, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng. Theo các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán không nên hoảng loạn, cần quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới, có thể cân nhắc gia tăng tỉ trọng với các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt để đầu tư dài hạn.
Các chuyên gia cũng cho rằng thị trường vàng thời gian tới sẽ, không còn tăng nóng như năm 2024. Diễn biến của vàng thời gian tới sẽ phụ thuộc vào sự tương tác của 4 yếu tố chính, gồm: tăng trưởng kinh tế, rủi ro, chi phí cơ hội và xu hướng khi đó. Đà tăng của kim loại quý được dự báo sẽ chậm lại trong năm 2025.
VN-Index sau nhiều nỗ lực vẫn không thể tìm lại hào quang. Theo đó, nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục và phòng ngừa rủi ro phù hợp, tập trung các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.
"Năm 2025 thị trường chứng khoán Việt Nam có bước ngoặt rất quan trọng về câu chuyện nâng hạng, qua đó hút được dòng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài và kích hoạt dòng tiền nội. TTCK có thể nhiễu động vào nửa đầu năm, song nửa cuối năm sẽ có bước thăng hoa trong nửa cuối năm", chuyên gia VPBankS cho biết.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?