15 hiệp hội doanh nghiệp vừa ký vào Bản cam kết kinh doanh liêm chính và Tổ cố vấn chuyên môn của Mạng lưới doanh nghiệp liêm chính Việt Nam – VBIN chính thức ra mắt lần đầu tiên.
Ngày 28/9/2021 đã diễn ra “Diễn đàn - “Văn hóa kinh doanh liêm chính: Con đường dẫn tới kinh doanh thành công và vững bền” trực tuyến do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức.
Diễn đàn có sự tham gia của ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng Thư ký VCCI, ông Marcus Winsley - Phó Đại sứ Vương quốc Anh tại Hà Nội, ông Patrick Haverman - Phó Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cùng đông đảo đại biểu đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, các học viện và cơ quan báo chí.
Diễn đàn là một trong những hoạt động chính của Sáng kiến Liêm chính giữa Chính phủ và Doanh nghiệp (GBII) do VCCI và UNDP thực hiện tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án Fair Biz. Dự án này nhằm hỗ trợ tăng cường tính liêm chính và minh bạch của doanh nghiệp, cải thiện pháp luật và chính sách trong phòng chống tham nhũng và tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả ở Việt Nam.
15 hiệp hội doanh nghiệp ký cam kết kinh doanh liêm chính
Tại Diễn đàn, 15 hiệp hội doanh nghiệp với hơn 13.000 thành viên đã ký vào Bản cam kết kinh doanh liêm chính để thể hiện cam kết về sự tuân thủ, tính liêm chính và minh bạch của doanh nghiệp. Đặc biệt, thành viên thứ 15 tham gia Cam kết kinh doanh liêm chính là Hiệp hội Doanh nhân nữ Việt Nam.
“Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, trong đó, doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp và 32% tổng số người quản lý doanh nghiệp là phụ nữ”, ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Vương quốc Anh tại Hà Nội đã đề cao vai trò của các nữ doanh nghiệp Việt tại Diễn đàn.
Nhân dịp này, Tổ cố vấn chuyên môn của Mạng lưới doanh nghiệp liêm chính Việt Nam - VBIN đã ra mắt lần đầu tiên. 15 đơn vị bao gồm cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp, cùng 5 chuyên gia đã đăng ký tham gia Tổ cố vấn chuyên môn của VBIN.
VBIN là sáng kiến hành động tập thể đầu tiên do khu vực tư nhân lãnh đạo nhằm thúc đẩy văn hóa kinh doanh liêm chính và tuân thủ để phòng, chống tham nhũng. Sứ mệnh của VBIN là huy động các nỗ lực tập thể của cộng đồng doanh nghiệp với mục đích tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến kinh doanh liêm chính và xây dựng các thực tiễn kinh doanh liêm chính tốt, từ đó nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh và bền vững của doanh nghiệp Việt Nam.
COVID-19 là một phép thử cho sức khỏe và liêm chính của doanh nghiệp
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng Thư ký VCCI nhấn mạnh: Kể từ đầu năm 2020, Thế giới phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất trong nhiều thập kỷ gần đây, đó chính là sự lây lan nhanh chóng, đột ngột của đại dịch COVID-19. Các biện pháp cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội được áp dụng khá chặt chẽ đã đặt ra nhiều khó khăn lớn cho các doanh nghiệp, đồng thời dự báo bức tranh kém khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu.
Các doanh nghiệp nói chung đã và đang gánh trên vai rất nhiều thách thức. Các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật ngay cả khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đồng thời, doanh nghiệp còn gặp vô vàn khó khăn như điều kiện làm việc từ xa, giảm lực lượng lao động, gián đoạn kỹ thuật hoặc quá tải do tăng khối lượng công việc.
VCCI
Áp lực đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, khó khăn trong quản trị lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,…được xem là các nguyên nhân tác động đáng kể tới đảm bảo tính liêm chính trong kinh doanh. Những sai sót về tuân thủ, hình vi vi phạm đạo đức vẫn còn khá phổ biến.
Bởi vậy, đã đến lúc, doanh nghiệp cần tìm kiếm những cơ hội trong việc tiết kiệm chi phí kinh doanh, đồng thời chủ động hơn nữa về những giải pháp công nghệ mới mà cho phép hỗ trợ tăng cường tính tuân thủ trong kinh doanh.
Với doanh nghiệp dù ở quy mô nào, lớn hay nhỏ muốn vượt qua khó khăn hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn cần chú trọng tích hợp giá trị kinh doanh liêm chính là nền tảng cốt lõi bởi liêm chính sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính tự cường, khả năng chống chọi, thu hút, giữ chân khách hàng, sự quan tâm của các nhà đầu tư chân chính, chiêu mộ nhân tài làm việc tại công ty, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn lớn như hiện nay.
“Tôi cho rằng, COVID-19 là phép thử cho sức khỏe của doanh nghiệp, đồng thời cũng là phép thử cho tính liêm chính. Điều mà các công ty có thể làm để bảo vệ mình chính là một chương trình liêm chính doanh nghiệp trước sự ứng phó với các thách thức. Ở góc độ cá nhân, tôi hiểu rằng liêm chính đơn giản được hiểu là sản phẩm của sự lãnh đạo đúng đắn, sự tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ cũng như những quy định hiệu quả nhằm ngăn ngừa, xử phạt những hành vi sai trái. Liêm chính là nền tảng giúp tương tác giữa các doanh nghiệp và các nền kinh tế khu vực và toàn cầu”, ông Vinh nói.
Theo Tổng Thư ký VCCI, các doanh nghiệp cũng được khuyến nghị tích cực tham gia một sáng kiến do doanh nghiệp dẫn đầu như Mạng lưới Doanh nghiệp Liêm chính Việt Nam, nhằm cho phép các công ty giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau hợp tác để tăng cường quản trị công ty tốt hướng tới sự bền vững lâu dài.
Nâng cao trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng để phục kinh tế
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Patrick Haverman, Phó Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng, mặc dù đã ghi nhận những cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn gần một nửa số doanh nghiệp được khảo sát trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam 2020 cho biết đã trả các khoản phí không chính thức.
“Việc tiếp tục nâng cao tính minh bạch, liêm chính, trách nhiệm giải trình và chống tham nhũng trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế - xã hội sau COVID”, Phó Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh.
Theo ông Haverman, yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế thành công tại Việt Nam là kinh doanh liêm chính. Các công ty cam kết liêm chính, minh bạch và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và bền vững sẽ có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 và sẽ đạt được thành công lâu dài.
Nhấn mạnh Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và Marubeni sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam, ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) cho biết Marubeni có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới với đầu tư chất lượng cao.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - UPCOM: mã chứng khoán PGB) vừa công bố nghị quyết HĐQT, bổ nhiệm bà Võ Hằng Phương vào vị trí phó tổng giám đốc thường trực kể từ ngày 14/7/2025. Thời hạn bổ nhiệm là 3 năm.
Ông Hoàng Tuyên, Chủ tịch Bệnh viện TNH, đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu TNH, qua đó sẽ không còn là cổ đông lớn nếu giao dịch thành công. Theo đó, nếu giao dịch thành công ông Tuyên sẽ thu về khoảng 85 tỷ đồng.
Công ty CP Nhựa Hà Nội (mã chứng khoán NHH) vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, căn cứ theo kết luận của Cục Thuế sau đợt kiểm tra.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed (VinSpeed) đã chính thức khởi động đợt tuyển dụng nhân sự quy mô lớn đầu tiên kể từ khi thành lập. Động thái này báo hiệu việc doanh nghiệp bắt đầu triển khai các hoạt động chuyên môn, chuẩn bị nguồn lực cho các mục tiêu đầy tham vọng trong lĩnh vực hạ tầng đường sắt tại Việt Nam.
CTCP FPT (HoSE: mã chứng khoán FPT) vừa thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/07 nhằm thực hiện chia cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo cập nhật thời gian thực lúc 17h00 ngày 11/7 (giờ Việt Nam) của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup sở hữu khối tài sản 11,5 tỷ USD, xếp thứ 237 trong danh sách người giàu thế giới, tăng 26 bậc so với ngày trước đó.
Sáng nay 11/7/2025, công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam vừa chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy mới tại KCN Phú An Thạnh, Bến Lức, Tây Ninh.
Ngày 23/7/2025 tới đây, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, mã SAS) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2 năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 22,09% (tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu nhận về 2.209 đồng).
Tập đoàn Aeon đã bổ nhiệm ông Tezuka Daisuke làm Thành viên Ban điều hành Tập đoàn, Trưởng Đại diện Tập đoàn AEON tại Việt Nam kiêm Tổng giám đốc AEON Việt Nam.
CTCP Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) tiếp tục đăng ký bán thêm cổ phần tại CTCP Cảng Xanh Vip (UPCoM: VGR), nhằm hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 55%.
Hôm thứ Tư, giá cổ phiếu của Nvidia tăng mạnh 2,76% trong phiên giao dịch đầu ngày, giúp giá trị vốn hóa của hãng vượt mốc 4.000 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay đối với một công ty niêm yết.
Ngày 9/7, CTCP Tập đoàn Nova Consumer (mã NCG) công bố đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc của ông Nguyễn Quang Phi Tín và thời gian ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 diễn ra.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BaF) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Do chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của Chứng khoán OCBS chỉ đạt 2,11 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?