Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tích cực, ước đạt 305 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, hứa hẹn cả năm cán ngưỡng 700 tỷ USD.
5 tháng đầu năm 2022, nước ta có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 62,69 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 30,48 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 14,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 17,1%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,25 tỷ USD, tăng 20,8%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 112,56 tỷ USD, tăng 14,8%, chiếm 73,7%.
Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, nước ta có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số này, 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 62,3%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5 tăng 12,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,4%.
Tính chung 5 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,29 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 53,36 tỷ USD, tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,93 tỷ USD, tăng 14,9%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2022, có 28 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 85,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022, theo Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 46,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 49,6 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 27,1 tỷ USD, tăng 15,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 17,9 tỷ USD, tăng 46,6%; nhập siêu từ ASEAN 6,5 tỷ USD, tăng 6,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 742 triệu USD, tăng 18,2%.
Như vậy, cán cân thương mại 5 tháng ước tính xuất siêu 516 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,24 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,11 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,63 tỷ USD.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 27/3 dự báo điều chỉnh tăng theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Theo MXV, thị trường chứng kiến sắc xanh tràn ngập trên bảng giá kim loại trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Đáng chú ý là trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp đà tăng thêm 1,32% lên mức kỷ lục chưa từng có - 11.487 USD/tấn.
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
Bộ Tài chính dự kiến sẽ đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng nhập khẩu như ô tô, gỗ, khí hóa lỏng LNG, sản phẩm nông nghiệp (đùi gà, cherry, táo).
Các sản phẩm công nghệ thông tin, than, xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng được Bộ Tài chính đề xuất bổ sung vào đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3 đạt 162,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước
Sáng ngày 24/3, giá cà phê tại Tây Nguyên trong khoảng 132.900 - 134.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua nhưng tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với đầu tuần trước.
Giá dầu Brent đạt 72,16 USD/thùng, tăng 2,24% so với tuần trước. Giá dầu WTI giao tháng 5 cũng tăng 2,05%, chốt ở mức 68,28 USD/thùng, cao nhất từ đầu tháng 3 đến nay.
Bạc hiện dừng ở mốc giá 33,79 USD/ounce, tương đương với mức giảm 0,56%. Trong khi đó, bạch kim đã có mức giảm sâu nhất từ đầu tháng 3 là 1,72%, lao đầu xuống mốc 992 USD/ounce.
Giá xăng dầu tiếp tục điều chỉnh từ 15h hôm nay (20/3), trong đó xăng RON 95-III tăng 440 đồng lên 20,080 đồng/lít, còn E5 RON 92 thêm 410 đồng, đạt 19,690 đồng/lít.
Giá cà phê hôm nay (20/3) trong khoảng 133.900 - 135.200 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng do nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và châu Á vẫn lớn.
Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 2 cho thị trường Brazil, chiếm 17,33% về lượng và chiếm 8,69% về trị giá trong tổng nhập khẩu thủy sản của Brazil.
Cuối tháng 2 vừa qua, Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO) dự báo thặng dư ca cao toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 đạt 142.000 tấn, đánh dấu mức dư cung đầu tiên sau ba năm thâm hụt do sản lượng tăng mạnh từ Tây Phi.
Giá bạc bật tăng 5,04% lên mức 34,19 USD/ounce, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp và xác lập mức cao nhất trong hơn 4 tháng qua. Bạch kim cũng ghi nhận mức tăng mạnh 4,83%, lên 1.013 USD/ounce, cao hơn 11% so với đầu năm nay.
Tổng giá trị các thỏa thuận kinh tế, thương mại ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn từ năm 2025 khoảng 90,3 tỷ USD, tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động hai nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/3 đe dọa áp thuế 200% lên các mặt hàng rượu vang, sâm-panh và đồ uống có cồn của châu Âu nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục kế hoạch đánh thuế rượu whiskey của Mỹ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?