Xuất khẩu tư bản

Capital export

op9hy-1555921214

Hình minh hoạ (Nguồn: cungcap)

Xuất khẩu tư bản

Khái niệm

Xuất khẩu tư bản trong tiếng Anh được gọi là Capital export.

Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.

Nguyên nhân hình thành

Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản". 

Tình trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. 

Tiến bộ kĩ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỉ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công giá rẻ nhưng lại thiếu vốn và kĩ thuật.

Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.

Các hình thức xuất khẩu 

Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp. 

- Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. 

- Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.

Vai trò, ý nghĩa

Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới. 

Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu.

Như thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)


Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: