Bộ trưởng Tài chính cho biết đã tham mưu xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025; trong đó Hà Nội và TP HCM cần đạt 8,5%, Quảng Ninh 12,5%.
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương cho ý kiến về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025 diễn ra vào sáng 16/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, Bộ đã tham mưu xây dựng 2 kịch bản. Cụ thể như sau:
Kịch bản 1: Xác định tăng cả năm 2025 đạt 8%. Cụ thể, nếu tăng trưởng quý III đạt 8,3% so với cùng kỳ, tương đương với kịch bản tại Nghị quyết 154/NQ-CP; quý IV đạt 8,5% (cao hơn kịch bản 0,1%). Quy mô GDP cả năm khoảng trên 508 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD.
Các động lực tăng trưởng 6 tháng cuối năm, gồm: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng cuối năm khoảng 108 tỷ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) tăng khoảng 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2025 tăng 16% trở lên. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.
Kịch bản 2: Tăng trưởng cả năm 2025 đạt 8,3-8,5%. Bộ ước tính nếu tăng trưởng quý III đạt 8,9-9,2% so với cùng kỳ (cao hơn kịch bản 0,6-0,9%); quý IV đạt 9,1-9,5% (cao hơn kịch bản 0,7-1,1%).Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 510 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.020 USD.
Các động lực tăng trưởng 6 tháng cuối năm, gồm: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng cuối năm khoảng 111 tỷ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) tăng khoảng 13% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 17% trở lên. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.
Với 2 kịch bản nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, Bộ Tài chính đã dự kiến kịch bản tăng trưởng của các địa phương và tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
Bộ trưởng nhấn mạnh, hiện Trung ương, Quốc hội đã quyết nghị mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, tuy nhiên với tinh thần quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn hơn, vượt mọi khó khăn, thách thức thực hiện cao hơn mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, tạo tiền đề cho tăng trưởng năm 2026 và các năm tiếp theo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu thực hiện theo Kịch bản 2, tạo đà cho tăng trưởng năm 2026 đạt 10% trở lên.
Để đạt mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính cho rằng, các địa phương cần đạt tốc độ tăng trưởng năm 2025 cao hơn so với mục tiêu tại Nghị quyết số 25/NQ-CP, nhất là các địa phương đầu tàu, động lực tăng trưởng của cả nước như: Hà Nội tăng 8,5% (cao hơn 0,5%), TP HCM 8,5% (cao hơn 0,4%), Quảng Ninh 12,5% (cao hơn 1%), Thái Nguyên 8% (cao hơn 0,5%)…;
Đồng thời, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước cần tăng trưởng cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đầu năm.
Đối với kịch bản tăng trưởng năm 2026, Bộ trưởng cho biết Bộ kiến nghị tiếp tục rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng ngành, lĩnh vực và địa phương, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2026 đạt 10% trở lên.
Ngân hàng UOB của Singapore điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 thêm 0,9%, lên mức 6,9%. Tăng trưởng GDP quý III và quý IV năm nay ở mức khoảng 6,4%. Trong điều kiện này, dòng vốn FDI thực hiện dự kiến sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán SmartInvest (AAS) số tiền 80 triệu đồng vì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Có tới gần 86 triệu tài khoản không còn hoạt động, nhiều khả năng là tài khoản không chính chủ hoặc bị bỏ quên, thậm chí do đối tượng xấu tạo lập để phục vụ hành vi gian lận.
Mặc dù sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Mỹ sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn chọn lọc cao.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán VIB) ngày 14/7 thông báo về việc thực hiện mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã VIBL2427001 (mã giao dịch: VIB12401) có tổng giá trị 2.000 tỷ đồng vào ngày 24/7 tới.
FiinRatings – đối tác chiến lược của S&P Global – vừa công bố báo cáo “Tâm điểm Trái phiếu tháng 6/2025”. Trong đó, trái phiếu bất động sản cũng có tín hiệu tích cực nhờ tháo gỡ pháp lý, ngân hàng tăng trưởng mạnh.
VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm rất ấn tượng trong ngày giao dịch đầu tuần mới hôm nay (14/7). Dòng tiền trên vẫn vận động sôi nổi trên thị trường, tuy nhiên bắt đầu xuất hiện lực cung chốt lời sớm khi chỉ số đã tăng nóng gần 90 điểm mà chưa ghi nhận nhịp điều chỉnh nào đáng chú ý. Theo các chuyên gia, Nhà đầu tư có thể chốt lời, hiện thực hóa lợi nhuận một số cổ phiếu đã tăng giá mạnh.
Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào hệ thống hơn 5.391 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và gia tăng cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
Sáng 11/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2% từ ngày 1/1/2026. Phương án này sẽ được trình Chính phủ thông qua.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm 2025 ước tính lên tới 131.601 tỷ đồng.
Lãi suất vay mua nhà tháng 7/2025 tiếp tục ghi nhận mặt bằng lãi suất thấp nhất từ 3%, các ngân hàng tung loạt ưu đãi gói vay cho người trẻ dưới 35 tuổi.
VN-Index vẫn vững đà đi lên dưới sự dẫn dắt của dòng tiền nhập cuộc, tăng 14,32 điểm, lên 1.445,64 điểm. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu đang trong đà tăng tốt trong danh mục. Đồng thời, cân nhắc giải ngân thăm dò ở những cổ phiếu thuộc nhóm ngành thu hút sự dịch chuyển của dòng tiền.
Mở cửa phiên giao dịch sáng hôm nay 10/7, giá vàng nhẫn, vàng SJC đồng loạt tăng từ 200.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm thần tốc trong phiên ngày 9/7 (theo giờ thế giới). Đáng chú ý, trong phiên này, Nvidia đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới chạm mốc giá trị vốn hóa thị trường 4.000 tỷ USD,.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/7, VN-Index tăng 15,86 điểm lên 1.431,32 điểm, sắc xanh phủ kín ở hầu hết các nhóm ngành, cùng với lực đỡ từ khối ngoại cho thấy niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố rõ rệt.
Thông tin trên nằm trong cuộc họp với Nhóm các đối tác quốc tế (IPG), Liên minh Tài chính Glasgow vì Mục tiêu Phát thải Ròng bằng “0” (GFANZ) và một số đối tác ngày 8/7, tại Hà Nội.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?