Ngày 28/12, Giám đốc phụ trách về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) châu Âu - bà Catherine Smallwood đã cảnh báo: "Sự phát triển nhanh chóng của biến thể Omicron... ngay cả khi kết hợp với căn bệnh nhẹ hơn một chút, vẫn sẽ dẫn đến số lượng lớn trường hợp nhập viện, đặc biệt là ở các nhóm chưa được tiêm vắc xin, gây ra gián đoạn rộng rãi cho hệ thống y tế và các dịch vụ quan trọng khác".

Trước đó, một số nhà nghiên cứu Mỹ cho biết biến thể Omicron thực sự có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của virus SARS-CoV-2 sang một loại cúm thông thường, kết thúc đại dịch COVID-19.

WHO cảnh báo biến thể Omicron dù gây bệnh nhẹ cũng sẽ làm quá tải hệ thống y tế
Ngày 28/12, Bộ Y tế Việt Nam vừa thông tin về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam. Theo thông tin công bố, ngày 19/12/2021, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 1 trường hợp là hành khách K.V.H.M trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài vào tối 19/12/2021), hành khách có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2. Kết quả giải trình tự gene sau đó chính thức xác định bệnh nhân mang biến chủng Omicron (B.1.1.529).

Theo các nhà nghiên cứu, tốc độ lây truyền cao của Omicron nguy hiểm cho những người chưa được tiêm chủng. Cùng lúc đó, số người nhập viện và tử vong có thể tăng đáng kể trong những tuần và tháng tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số dân cư miễn nhiễm còn lại có thể xuất hiện trạng thái "miễn dịch cộng đồng".

Tiến sĩ Bruce Farber, giám đốc các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện New Hyde Park (thuộc mạng lưới bệnh viện Northwell Health có trụ sở tại New York), cho biết "trường hợp tốt nhất" sẽ là một biến thể virus rất dễ lây lan mà không làm cho hầu hết mọi người bị bệnh nặng. Biến thể này sẽ giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, nếu phần lớn thế giới vẫn chưa được tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lây lan và đột biến, tiến sĩ Bruce Farber cho biết.

Để kiềm hãm sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải bắt buộc đưa ra các biện pháp có thể gây ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội. Như Pháp kêu gọi chủ lao động yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà 3 ngày một tuần nếu có thể. Còn Thụy Điển và Phần Lan yêu cầu xét nghiệm âm tính với những khách du lịch không cư trú từ 28/12, một ngày sau khi Đan Mạch (quốc gia hiện có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 trên đầu người cao nhất thế giới) áp dụng biện pháp tương tự.

Ngoài xung đột xã hội, đại dịch COVID-19 tác động xấu đến nền kinh tế, đặc biệt là với lĩnh vực du lịch.

Từ 24/12 đến nay, hàng chục nghìn chuyến bay trên toàn thế giới đã bị hủy đúng vào khoảng thời gian du lịch bận rộn nhất năm. Nhiều hãng hàng không đã đổ lỗi cho tình trạng thiếu nhân sự do số ca nhiễm Omicron tăng đột biến.

Không những vậy, biến thể Omicron xuất hiện đã kéo theo vòng xoáy lo ngại và bất ổn mới với các hoạt động du lịch, mua sắm, lễ hội và cả nền kinh tế nói chung.

Tại Mỹ, lo ngại tác động của Omicron và các yếu tố khác, Oxford Economics đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2021 xuống 7,3% so với dự báo 7,8% trước đó.

“Omicron đã lây lan quá nhanh và nó đang tấn công ở các khu vực có mật độ dân số cao ở phía Đông Bắc. Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ gây thiệt hại khá lớn đối với hoạt động kinh tế”, bà Kathy Bostjancic, Giám đốc kinh tế tài chính Mỹ của Oxford Economics nhận định.

Ngày 28/12, cơ quan chức năng đã công bố ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân này từ Anh nhập cảnh về Hà Nội ngày 19/12, được cách ly tập trung tại Bệnh viện Quân y 108 ngay sau khi nhập cảnh. Trước đó một ngày, UBND TP Hà Nội đã ra văn bản yêu cầu hành khách đến từ quốc gia ghi nhận biến chủng Omicron phải cách ly tập trung, bất kể đã tiêm vaccine hoặc đã mắc Covid-19 trước đó. Đây được coi là biện pháp khắt khe hơn so với hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi trong văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, Bộ Y tế chỉ yêu cầu người nhập cảnh tiêm đủ liều vaccine phải theo dõi sức khỏe tại nhà 3 ngày.