Meta vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2022 ghi nhận lợi nhuận hoạt động giảm 46% so với một năm trước xuống 5,66 tỷ USD, trong khi chi tiêu tăng vọt.
Meta vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2022 ghi nhận đà sụt giảm doanh thu.
Với giá trị vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD, vào đầu năm nay, Meta là công ty lớn thứ 6 cả nước. 10 tháng sau đó, vốn hóa của công ty mẹ Facebook có thể tụt xuống 283 tỷ USD - xếp thứ 20 tại Mỹ - nếu giá cổ phiếu tiếp tục đà giảm khi bước vào phiên giao dịch ngày 27/10.
Như vậy, vốn hóa của Meta sẽ nhỏ hơn các công ty như Chevron, Eli Lilly và Procter & Gamble.
Theo CNN, nhu cầu đối với quảng cáo trực tuyến đã giảm trong những tháng gần đây trong bối cảnh lạm phát gia tăng, song song với những lo ngại về một cuộc suy thoái lớn. Các công ty công nghệ như Google và Snap cũng đã ghi nhận đà sụt giảm doanh thu chóng mặt từ quảng cáo trong quý III. Theo Giám đốc tài chính của Meta, David Wehner, giá trung bình cho mỗi quảng cáo trên các nền tảng của Meta đã giảm 18% trong quý.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng người dùng của Meta cũng đang chậm lại trong bối cảnh các đối thủ như TikTok ngày càng bành trướng. Tính đến hết quý III, Meta có 2,96 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên ứng dụng Facebook, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này giảm so với tốc độ tăng trưởng 6% Meta ghi nhận cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày trên dòng ứng dụng của Meta tăng 4% lên 2,93 tỷ, giảm so với mức tăng trưởng 11% hồi năm 2021. Ứng dụng Instagram thì hiện có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, trong khi ứng dụng WhatsApp có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày.
Theo các chuyên gia, thách thức này đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi của Meta đang ngày một nhiều, trong bối cảnh công ty tỷ USD này đang dồn tiền phát triển vũ trụ ảo. Khoản lỗ từ tham vọng “siêu ngược” của công ty dự kiến sẽ "tăng đáng kể" vào năm 2023, theo CNN.
Được biết, Reality Labs đã lỗ gần 3,7 tỷ USD trong quý III. Doanh thu từ bộ phận này cũng giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân một phần do doanh số ảm đạm của bộ kính Quest 2, theo Giám đốc tài chính David Wehner.
Theo Bloomberg, các cổ đông của Meta Platforms - công ty chủ quản của Facebook - đang trả giá đắt cho ván cược vào metaverse (vũ trụ ảo). Trong một năm qua, giá trị vốn hóa thị trường của Meta đã bốc hơi 520 tỷ USD.
Công ty mẹ Facebook đang trên đà rơi khỏi nhóm 20 tập đoàn giá trị nhất nước Mỹ. Đáng nói, tình hình không có dấu hiệu sẽ sớm cải thiện.
Giá cổ phiếu của Meta đã sụt giảm 23% trước thời điểm bắt đầu phiên giao dịch (premarket trading) hôm 27/10. Giới đầu tư hoảng loạn vì khoản kinh phí khổng lồ cho metaverse và tình trạng sụt giảm doanh thu của tập đoàn.
Meta là công ty lớn thứ sáu của Mỹ tính theo vốn hóa thị trường vào đầu năm, với giá trị thị trường 1 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ qua 10 tháng và giá trị công ty này chỉ còn trị giá khoảng 258 tỷ USD, xếp thứ 26. Giá trị thị trường của họ hiện nhỏ hơn loạt công ty bao gồm Chevron Corp., Eli Lilly & Co. và Procter & Gamble Co.
Từng là con cưng của Phố Wall, Meta đang dần mất ưu thế với các công ty môi giới. Ít nhất ba ngân hàng đầu tư gồm Morgan Stanley, Cowen và KeyBanc Capital Markets - đã hạ xếp hạng cổ phiếu của họ sau khi công ty đưa ra triển vọng doanh thu hàng quý đáng thất vọng.
Mandeep Singh, một nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho biết: “Meta vẫn quá tích cực với các khoản đầu tư vào các sáng kiến dài hạn bất chấp tốc độ tăng trưởng doanh thu dự kiến giảm mạnh”.
Đáng nói là, dù cổ phiếu giảm mạnh vào phiên giao dịch ngày thứ 5 nhưng con số này vẫn chưa là gì so với mức giảm kỷ lục 26% vào tháng 2 khi Meta báo cáo kết quả kinh doanh thảm hại, thổi bay 251 tỷ USD vốn hóa trong 1 ngày. Đó là mức giảm vốn hóa thị trường lớn nhất đối với bất kỳ công ty Mỹ nào từ trước đến nay.
Cổ phiếu Meta sụt giảm mạnh trong năm nay cũng thu hút một số nhà đầu tư “bắt đáy”, hy vọng sự thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy sự đặt cược đó sẽ sớm thành công.
Meta đã thông báo chuyển sang đầu tư vào thực tế ảo một năm trước, cùng với việc đổi tên công ty từ Facebook Inc. thành Meta Platforms. Công ty cho biết hôm thứ tư rằng họ dự kiến tổng chi phí cho năm nay là 85 tỷ USD đến 87 tỷ USD.
Đối với năm 2023, con số đó sẽ tăng lên 96 tỷ USD đến 101 tỷ USD. “Đây là thông tin cực kỳ tiêu cực, vì các nhà đầu tư hy vọng Meta sẽ mạnh tay cắt giảm chi phí”, Neil Campling, một nhà phân tích tại Mirabaud Securities cho biết.
Về phần mình, CEO Mark Zuckerberg vẫn tin tưởng tuyệt đối vào cú đặt cược với vũ trụ ảo. Trong buổi họp báo cáo kết quả kinh doanh hôm thứ 5, anh khẳng định sẽ đổ thêm hàng tỷ USD để phát triển vũ trụ ảo bất chấp những lo lắng sụt giảm doanh thu hiện nay của các nhà đầu tư.
Trong tuyên bố của mình, Meta cho biết họ ghi nhận mức thua lỗ của mảng vũ trụ ảo cũng như dự đoán số lỗ này sẽ còn tăng trong thời gian tới, tuy nhiên tập đoàn vẫn sẽ đổ tiền đầu tư cho công nghệ trên nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong dài hạn.
Chuyên gia Brent Thrill của Jefferies nhận định Meta dường như đang đổ tiền vào một canh bạc khi họ bỏ bê mảng kiếm về lợi nhuận chính cho doanh nghiệp, trong khi kênh đầu tư chủ lực thì lại thua lỗ.
“Tôi nghĩ cần có sự phân biệt giữa thứ gì đó đang được thử nghiệm và một công nghệ mới sẽ thực sự thành công trong tương lai. Tuy nhiên nói chung thì chúng tôi vẫn đang làm việc với nhiều mảng và khá tự tin là mình đang làm tốt”, CEO mark Zuckerberg phản bác khi dẫn chứng họ vẫn đang làm tốt thông qua việc cải thiện dịch vụ quay video ngắn Reel, thuật toán nội dung, tin nhắn kinh doanh và công nghệ quảng cáo trực tuyến.
Hãng tin CNBC cho biết nhà sáng lập Facebook chưa thể khẳng định mình sẽ đổ bao nhiêu tiền cũng như độ lớn của “canh bạc” này sẽ như thế nào nhưng công nghệ mới đang được nâng cấp dần dần một cách đúng hướng.
“Rõ ràng, vĩ trụ ảo sẽ là kế hoạch dài hạn mà chúng tôi hướng tới... Công nghệ này cuối cùng cũng sẽ thành công thôi”, CEO Mark Zuckerberg khẳng định.
Ngày 24/12 tới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu để chia trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022.
Mới đây, Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund (Phần Lan) với quy mô gần 22.000 tỷ đồng mạnh tay gom hàng triệu cổ phiếu HAX của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco).
Bamboo Airways đã thỏa thuận sẽ trả khoản nợ 68,5 tỷ đồng cho SAGS, số tiền này sẽ được thanh toán chia làm ba đợt vào các năm 2024, 2025 và chậm nhất là năm 2028.
Ông Nguyễn Minh Hải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc cao cấp - Tài chính PNJ với nhiệm kỳ 3 năm, kể từ ngày 01/01/2025. Trước đó, ông Hải là Giám đốc - Chiến lược đầu tư tài chính PNJ.
Cổ phiếu AIG của CTCP Nguyên liệu Á Châu đã trượt dài về vùng đáy với 46.000 đồng/cp sau một tháng chào sàn, “bốc hơi” 27% thị giá. Vốn hóa thị trường bị thổi bay hơn 3.000 tỷ còn gần 7.700 tỷ đồng.
Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) mới đây đã thông báo về việc muốn mua cổ phiếu HAG.
So sánh với kế hoạch kinh doanh năm 2024 Dệt may Thành Công (TCM) đặt ra, công ty đã thực hiện được 94% mục tiêu doanh thu, vượt 63% chỉ tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HoSE: LPB) thông báo nhận được công văn chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ thêm gần 4.300 tỷ đồng.
Ngày 18/12/2024, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) đã có báo cáo về tiến độ sử dụng hơn 1.3 nghìn tỷ đồng thu được từ đợt chào bán hơn 134 triệu cp cho cổ đông hiện hữu hồi tháng 6/2024.
Cổ đông lớn Ibeworth Pte. Ltd vừa đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG, giao dịch thực hiện thành công, tỷ lệ sở hữu của cổ đông này tại NLG giảm xuống còn 7,63%.
Hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda và Nissan cho biết đang tìm hiểu về việc sáp nhập, sau loạt khó khăn kinh doanh của Nissan tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Theo Nikkei Asia, quá trình đàm phán sáp nhập hoặc hợp tác đang diễn ra, song chưa đi đến quyết định cuối cùng.
Doanh nghiệp xi măng lớn nhất Việt Nam tiếp tục lỗ nghìn tỷ năm thứ hai liên tiếp, ghi nhận lợi nhuận hợp nhất năm 2024 Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) âm 1.400 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco (mã chứng khoán HUT) vừa công bố nghị quyết thông qua việc triển khai chào bán và hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Công ty CP Tập đoàn Phượng hoàng xanh A&A (Phenikaa Group) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC: HoSE) đã dùng toàn bộ 12.681 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát mang đi thế chấp ngân hàng.
Mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã: HDB) vừa công bố quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc HDBank đối với ông Lê Thành Trung, kể từ ngày 16/12/2024.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã công bố kết quả kinh doanh lũy kế 11 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 35.210 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.876 tỷ đồng; tăng lần lượt 19,4% và 8,3% so với cùng kỳ.
Công ty TNHH Thai Beverage (Tập đoàn Thaibev) cho biết, tổng doanh thu hợp nhất niên độ 2024 (4/2023-3/2024 theo thực tế) ghi nhận khoảng 1,76 tỷ USD. Đây cũng là mức thấp nhất trong hai năm qua.
Ngày 4/11/2024, Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn đã đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhận biểu trưng chứng nhận Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?