VN-Index tăng 17,62 điểm (+1,42%) trong phiên gioa dịch ngày 20/3, sắc xanh quay trở lại kéo hơn 900 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 22 nghìn tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3, VN-Index tăng 17,62 điểm (+1,42%), lên 1.260,08 điểm với 339 mã tăng, trong khi chỉ có 139 mã giảm. HNX-Index tăng 1,86 điểm (+0,79%), lên 238,03 điểm với 108 mã tăng và 69 mã giảm. UPCoM-Index giảm nhẹ 0,06 điểm (-0,07%), xuống 90,54 điểm với 192 mã tăng và 99 mã giảm.
Thanh khoản có sự cải thiện nhẹ so với phiên trước đó khi có hơn 900 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 22 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh cũng tỏ ra vượt trội hoàn toàn khi có đến 339 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm chỉ là 139, còn lại là 70 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
VN30 hôm nay thậm chí còn có phần tích cực hơn khi có cho mình mức tăng 24.32 điểm (+1.97%). Toàn nhóm hôm nay có đến 24/30 mã tăng điểm. Nổi bật hơn cả trong số đó là VIB (+6.79%) khi có cho mình mức tăng trần. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như MWG (+5.49%), TCB (+4.69%) hay MBB (+4.09%). Ở chiều hướng ngược lại, họ nhà Vingroup với ba cổ phiếu là VRE (-1.50%), VIC (-1.06%) và VHM (-0.93%) là những cái tên duy nhất đóng cửa trong sắc đỏ.
Ngoài nhóm cổ phiếu trụ trong VN30 có đóng góp lớn về mặt điểm số thì chứng khoán cũng là một nhóm có mức tăng khá ấn tượng trong ngày hôm nay. Rất nhiều cổ phiếu lớn trong nhóm có đóng góp đáng kể trong phiên hôm nay, điển hình như VCI (+4.93%), VIX (+3.63%) hay SSI (+2.90%).
Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu riêng lẻ tăng điểm tốt trong ngày hôm nay. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như HAG (+6.75%), TCH (+5.65%) hay GEX (+3.33%).
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bật mạnh trở lại. VIB tăng kịch trần, kế đó là LPB tăng 6,26%, TCB tăng 4,96%, MBB tăng 4,09%, CTG tăng 3,15%, MSB tăng 3,14%, VPB tăng 2,75%, STB tăng 2,47%, ACB tăng 2,42%...
Ở nhóm bất động sản, cổ phiếu "họ Vingroup" bị bao phủ bởi sắc đỏ khi VHM giảm 0,93%, VIC giảm 1,06%, VRE giảm 1,5%. Tuy nhiên, sắc xanh vẫn là chủ đạo ở nhóm này, dẫu cho có ít mã tăng mạnh. Một số mã có thêm từ 1% giá trị trở lên gồm KBC, DIG, NLG, VPI, DXG. Gây ấn tượng hàng đầu là TCH tăng 5,65% và LGC tăng 6,64%.
Nhóm sản xuất phân hoá hơn, nhưng mức độ biến động nhìn chung không lớn. Chẳng hạn các cổ phiếu vốn hoá hàng đầu trong nhóm như HPG, VNM, GVR, MSN, SAB đều biến động không tới 1%. Số ít mã tăng tốt có thể kể đến DGC tăng 3,19%, VGC tăng 2,46%, GEX tăng 3,33%.
Cổ phiếu năng lượng và hàng không diễn biến tương đối khả quan khi GAS tăng 1,63%, POW tăng 1,33% còn PGV và PLX cùng đứng giá tham chiếu; VJC và HVN lần lượt có thêm 0,2% và 0,75% giá trị.
MWG của nhóm bán lẻ gây sốt với mức tăng 5,49%, trong khi đó, PNJ tăng 1,76%, FRT tăng 0,2% và DGW tăng 2,49%.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 hôm nay đều tăng tốt hơn thị trường cơ sở (VN30 tăng 24,32 điểm, tương ứng tăng 1,97% lên 1.259,06 điểm) , ngoại trừ hợp đồng đáo hạn tháng 9/2024. Trong đó, hợp đồng đáo hạn ngày mai là VN30F2403 tăng 25,5 điểm (+2,07%), lên 1.255,5 điểm với 289.691 hợp đồng được chuyển nhượng, tương đương giá trị 36.077,9 tỷ đồng; khối lượng mở 39.565 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, hôm nay cũng có thanh khoản khá tốt với 4 mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị, cùng 14 mã khác có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. Trong 4 mã có thanh khoản tốt nhất, có 3 mã do SSI phát hành, mã còn lại do ACBS phát hành. Trong đó, có 2 mã là chứng quyền của MWG, 1 mã là chứng quyền của STB và 1 mã là chứng quyền của VRE. Cụ thể, CSTB2322 tăng 19,61% lên 610 đồng, thanh khoản 4,9 triệu đơn vị; CMWG2316 tăng 55,84% lên 1.200 đồng, thanh khoản 3,88 triệu đơn vị; CVRE2315 đứng tham chiếu 350 đồng, thanh khoản 3,05 triệu đơn vị; CMWG2313 tăng 33,33% lên 1.000 đồng, thanh khoản 2,45 triệu đơn vị.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, hôm nay cũng có giao dịch khá sôi động với tổng khối lượng 7,24 triệu đơn vị, giá trị 4.071,7 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch tốt nhất là RHG12101 của Tập đoàn R&H với gần 1,42 triệu đơn vị, giá trị 144,9 tỷ đồng.
Nhiều công ty giao dịch lớn toàn cầu, từ Citadel Securities, IMC Trading đến Millennium và Optiver, đang đẩy mạnh hiện diện tại thị trường phái sinh tại Ấn Độ, tạo nên một làn sóng tuyển dụng nhân sự quy mô lớn và thúc đẩy các sàn giao dịch tại quốc gia này phải nâng cấp công nghệ.
Ông Phạm Văn Trọng - Tổng Giám đốc chuỗi Bách Hóa Xanh – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) đã bán xong 94.700 cổ phiếu MWG từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2025.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm và triển vọng kinh tế toàn cầu u ám.
VN-Index đảo chiều, tăng hơn 5 điểm trong phiên giao dịch ngày 19/6, đà tăng của thị trường trong nươc nhờ động lực từ các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng. Trong khi đó thị trường châu Á chìm trong biển lửa sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại.
Tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM tăng 3,89% trong 5 tháng đầu năm, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ hai năm trước. Động lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, hình thành trung tâm tài chính quốc tế... đang thúc đẩy xu hướng tăng trưởng.
Lãi suất cơ bản của Fed tiếp tục duy trì trong khoảng 4,25%–4,50%. Dự báo sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2025. Lạm phát cuối năm được nâng lên 3%, tăng trưởng dự báo giảm xuống 1,4%
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giới đầu tư toàn cầu bước vào ngày thứ Tư với tâm thế lo ngại. Giá dầu tăng vọt, trong khi dòng tiền chảy mạnh về trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD – những tài sản trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo.
NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Tính đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của khu vực dân cư tiếp tục xu hướng tăng mạnh, đạt 7,46 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm, đạt mức kỷ lục mới.
Động lực chính đóng góp vào đà tăng của thị trường hôm nay là nhóm Vingroup. VHM tăng 3,3% lên 69.600 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 2,7%, VPL tăng 1,5%, còn VRE nhích nhẹ 0,2%. Bốn cổ phiếu góp gần 5 điểm. Nhóm dẫn dắt thị trường còn có một số đại diện ngành ngân hàng, bất động sản
Một động thái bất thường từ chính quyền Trump khi tự trao cho mình "cổ phần vàng" trong U.S. Steel -một phần trong thỏa thuận phê duyệt thương vụ Nippon Steel mua lại công ty thép hàng đầu Mỹ, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè khi cân nhắc các thương vụ tại Mỹ.
Nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi đầu tư tài chính bảo vệ đại dương trên toàn cầu đã đạt được khoảng 10 tỷ USD, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu ước tính lên tới 175 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà đầu tư còn chần chừ vì thiếu khung pháp lý rõ ràng về quản lý đại dương.
Ngày 16/6, các thị trường châu Á giữ được sự ổn định trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang khi căng thẳng tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm gia tăng thêm yếu tố bất ổn địa chính trị trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đã nhiều thách thức.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?