KRX vận hành 'thuận buồm xuôi gió' kéo VN-Index vượt mốc 1.240 điểm
Trong ngày hệ thống KRX đi vào hoạt động, thị trường giao dịch tích cực, VN-Index chốt phiên chiều 5/5 tăng 13,75 điểm, lên 1.240,05 điểm.
Sự hưng phấn của nhà đầu tư tiếp tục lan tỏa, song kết thúc VN-Index chỉ còn tăng 1,9 điểm lên 1.241,95 điểm. Hiện tại, lực cầu được kỳ vọng gia tăng trở lại khi VN-Index về vùng hỗ trợ 1.230-1.240 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/5, tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index chỉ còn tăng 1,9 điểm lên 1.241,95 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 780,4 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 17.847,2 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,08 điểm lên 212,89 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 68,5 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 1.070 tỷ đồng.
VN30-Index chốt phiên trong sắc đỏ, giảm 0,06% với 12 mã tăng/13 mã giảm. So với phiên sáng, rổ blue-chips có tới 20 mã tụt giá và chỉ 5 mã lên cao hơn. Đặc biệt nhiều trụ lớn suy yếu rõ rệt.
Trong đó, đại diện tăng giá là BVH khi +3% lên 47.500 đồng, khớp 1,03 triệu đơn vị. Các mã tăng khá cũng đều hạ nhiệt, với FPT, TCB, TPB, VPB, GAS theo sau với mức tăng chỉ còn 1% đến 1,8%.
Ở chiều ngược lại, mức giảm cũng không đáng ngại, với hai cổ phiếu mất điểm lớn nhất cũng chỉ trên dưới 2,5% đôi chút là BCM và GVR. Các cổ phiếu HPG, LPB, SHB, STB giảm 1% đến 1,7%. Trong đó, SHB vẫn duy trì là cổ phiếu khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 54,1 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn duy trì mức tăng cao không còn nhiều, với JVC, ITD, VPG và NVL đóng cửa ở mức giá trần. Trong đó, NVL vươn lên là cổ phiếu khớp lệnh đứng thứ hai toàn sàn với gần 37 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 4,55 triệu đơn vị.
Cổ phiếu bất động sản phân hóa hơn trong phiên chiều sau đầu phiên tăng mạnh. Trong đó, cổ phiếu NVL duy trì mức tăng trần, với 37 triệu cổ phiếu giao dịch khớp lệnh, khối ngoại mua ròng 4,52 triệu đơn vị; PDR (3,19%), SJS (3,67%), TAL (1,67%), CEO (1,6%) là những mã tăng đáng chú ý khác. Ở chiều ngược lại, hàng loạt cổ phiếu từng có lúc tăng trước khi quay đầu giảm điểm là VPI (-2,5%), DXS (-1,41%), KSF (-1,39%), NLG (-1,03%).
Sau khi tăng điểm tốt phiên 5/5, cổ phiếu bất động sản công nghiệp quay trở lại mặt đất phiên 6/5. Bên cạnh hai mã lớn BCM và GVR đã nói ở trên, hàng loạt mã lớn khác quay đầu giảm điểm như VGC (-0,5%), SIP (-0,6%), KBC (-0,6%), LHG (-1,6%), IDC (-2,1%).
Nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến phân hóa, giảm 0,06%, chủ yếu từ các mã VND, VIX, MBSS, FTS, VDS, DSC, ORS, APG… Chiều ngược lại, các mã tăng gồm SSI, HCM, SHS, BSI, CTS, TVS, VFS…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên này diễn biến tích cực, có mức tăng 0,15%, chủ yếu từ các mã BID, CTG, TCB, VPB, HDB … Số ít mã giảm gồm VCB, ACB, LPB, STB…
Các mã khác có mức tăng khá, đi kèm thanh khoản cao còn xuất hiện ở những cổ phiếu riêng lẻ thuộc các nhóm vận tải, bất động sản, xuất khẩu, thủy sản, dịch vụ, năng lượng như VTP, PDR, HVN, VHC, ELC, PNJ, GIL, GEE, BCG…
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến khá tích cực khi chỉ còn mã TOS ở chiều giảm giá, trong khi BSR, OIL, PLX, POS, PVB, PVD, PVS đều ở chiều tăng giá.
Nhóm cổ phiếu viễn thông rất tích cực trong phiên hôm nay. Cổ phiếu TTN tăng 8,81%, ABC tăng 7%, VGI tăng 2,79%, MFS tăng 1,69% và FOX tăng 1,22%. Hầu hết các nhóm cổ phiếu còn lại diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen.
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 2 liên tiếp với giá trị hơn 81 tỷ đồng trên toàn thị trường. Theo đó, khối ngoại mua ròng gần 74 tỷ đồng trên HOSE. VRE được mua ròng mạnh nhất toàn thị trường, với 99 tỷ đồng. Tiếp đến, NVL cũng được mua ròng với giá trị 55 tỷ đồng.
Khối ngoại cũng mua ròng khoảng 21 tỷ đồng trên sàn HNX, trong khi bán ròng hơn 13 tỷ đồng trên thị trường UPCOM.
Nhận định về thị trường, CTCK Asean cho rằng: Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ với giá đóng cửa ở mức thấp hơn trung bình trong ngày, cho tín hiệu trung tính. Điều này cho thấy bên bán đang có dấu hiệu mạnh lên, tuy nhiên xu hướng tăng vẫn đang được duy trì.
Điểm tích cực là khối ngoại mua ròng phiên thứ 2 liên tiếp, góp phần nâng đỡ thị trường. Ở kịch bản TRUNG LẬP, lực cầu được kỳ vọng gia tăng trở lại khi VN-Index về vùng hỗ trợ 1.230-1.240 điểm.
CTCK SHS: Sau giai đoạn suy giảm mạnh, xu hướng ngắn hạn VN-Index đang chuyển sang phục hồi kiểm tra lại các vùng kháng cự quan trọng như trung bình 200 phiên, quanh 1.260 điểm.
Tâm lý và xu hướng của thị trường đang cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, để thị trường chung đồng thuận cải thiện, chỉ số VN30 đại diện nhóm vốn hóa lớn, cần vượt lên kháng cự quanh 1.325 điểm, tương đương trung bình 200 phiên hiện nay.
Chứng khoán châu Á gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 6/5, giữa lúc lo ngại của nhà đầu tư về các biện pháp thuế quan của Mỹ và tác động đến tăng trưởng kinh tế lại trỗi dậy.
Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) tăng nhẹ 0,2%. Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt đóng cửa nghỉ lễ.
Thị trường Trung Quốc trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài, với chỉ số Shanghai Composite tăng gần 1%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong cũng tăng 0,69%.
Chứng khoán châu Âu dự kiến cũng mở cửa ảm đạm vào đầu phiên 6/5, khi nhà đầu tư chờ đón một loạt dữ liệu sản xuất có thể hé lộ tác động của các biện pháp thuế quan từ Mỹ.
Sự chú ý của giới đầu tư đang dồn vào khả năng Mỹ và Trung Quốc có thể nối lại đàm phán thương mại, sau khi Trung Quốc tuần trước cho biết đang cân nhắc một đề nghị từ Mỹ về việc tổ chức đàm phán. Tuy nhiên, do thiếu thông tin chi tiết, nhà đầu tư vẫn đang cố gắng giải mã những phát ngôn đến từ Nhà Trắng.
Trong ngày hệ thống KRX đi vào hoạt động, thị trường giao dịch tích cực, VN-Index chốt phiên chiều 5/5 tăng 13,75 điểm, lên 1.240,05 điểm.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua (2020-2025).
Ngày 6/5, giá vàng miếng thêm 3,5 triệu đồng cả chiều mua lẫn chiều bán so với chốt phiên hôm qua. Theo đó, giá mua vào lên mức 121,3 triệu đồng/lượng, giá bán ra lên mức 123,3 triệu đồng/lượng.
Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào thứ Hai (5/5), chấm dứt mạch leo dốc 9 phiên liên tiếp, khi nhà đầu tư theo dõi những diễn biến mới nhất về thương mại toàn cầu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết liên quan đến chất vấn của đại biểu, trong đó nhấn mạnh hai nội dung đáng chú ý: nghiên cứu triển khai tiền kỹ thuật số (CBDC) và kiểm soát hoạt động sàn Forex trái phép.
Phiên giao dịch ngày 5/5, hệ thống KRX chính thức vận hành, VN-Index tăng mạnh, nhiều nhóm ngành đồng loạt khởi sắc.
Ngày 5/5 giá vàng trong nước niêm yết giá vàng miếng trong khoảng 118,5 – 121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đỉnh giá ngày 22/4 - vàng SJC ở mức 124 triệu đồng/lượng, nếu nay bán ra thì nhà đầu tư lỗ kép khoảng 7,8 triệu đồng/lượng.
Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản”.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm vẫn được duy trì dưới mốc 3%, dao động quanh mức 2,54% trong phiên đầu tuần. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng giảm nhẹ, dao động từ 4,16% đến 4,77%.
Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất lần lượt gọi tên: Vietcombank, MB, BIDV, Techcombank, VietinBank, HDBank, VPBank, ACB, SHB, SeABank.
Tuần qua, thị trường trong nước bước vào kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày từ hôm thứ Tư cho tới cuối tuần. Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng lên cao hơn so với tuần trước, hiện là 24.956 đồng/USD. Còn giá bán USD tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD.
CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.
Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.
Bà Ngô Thị Hạnh, vợ Chủ tịch Hội đồng quản trị City Auto, đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu CTF nhằm nâng sở hữu lên hơn 6,4%.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) mới đây cho thấy, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I năm nay.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ngắn hạn ở mức 0,5%.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?