VN-Index chốt phiên giảm hơn 38 điểm, về dưới 1.100 điểm. Thanh khoản sàn HoSE tiếp tục ở mức cao, trên 32.400 tỷ đồng với 351 mã giảm điểm, chỉ 133 mã tăng giá.
Chốt phiên, VN-Index giảm 38,49 điểm (-3,40%), xuống 1.094,3 điểm với 133 mã tăng và 351 mã giảm, trong đó có 147 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,6 tỷ đơn vị, giá trị 32.402 tỷ đồng, tăng 37,6% về khối lượng và 28% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 83,9 triệu đơn vị, giá trị 2.073,5 tỷ đồng.
Trong rổ VN30, ngoài GVR, HPG, BCM, MSN, SSI, chốt phiên chiều có thêm GAS, PLX, BVH gia nhập nhóm giảm sàn, trong đó GVR, HPG, BCM, MSN và SSI còn dư mua giá sàn.
Ngoài các mã trên, phiên chiều còn ghi nhận nhiều mã ngân hàng nới rộng đà giảm như CTG giảm 6,11% xuống 33.800 đồng, VCB giảm 5,91% xuống 52.500 đồng, HDB giảm 5,94% xuống 18.200 đồng, STB giảm 4,89% xuống 33.100 đồng, BID giảm 3,13% xuống 32.450 đồng.
Ở chiều ngược lại, SAB vượt qua bộ 3 cổ phiếu Vingroup trở thành mã có mức tăng tốt nhất rổ VN30 với 3,52% lên 44.100 đồng, trong khi VIC hạ nhiệt còn tăng 3,45% lên 57.000 đồng, VHM tăng 3,19% lên 48.500 đồng và VRE tăng 2,86% lên 18.000 đồng. Ngoài 4 mã giữ sắc xanh từ phiên sáng trên, phiên chiều ghi nhận thêm SSB, LPB và FPT đảo chiều thành công, trong đó SSB tăng 1,58% lên 19.300 đồng, LPB tăng 0,96% lên 31.500 đồng, còn FPT chỉ tăng nhẹ 0,19% lên 105.300 đồng.
Về các nhóm ngành, nhóm ngân hàng ngoài 2 mã SSB và LPB, còn có thêm NAB và OCB tăng giá, nhưng mức tăng nhẹ, trong khi ngoài các mã lớn giảm mạnh đã kể trên, có EIB giảm xuống kịch sàn 15.600 đồng.
Về đóng góp, trong khi các mã bluechip tăng giá chỉ đóng góp cho VN-Index hơn 4,6 điểm, thì các mã giảm lại lấy đi hơn 20 điểm của chỉ số, riêng VCB đã lấy đi của VN-Index 6,6 điểm.
Trong khi nhóm ngân hàng còn có sắc xanh và chỉ có 1 mã giảm sàn, thì nhóm công ty chứng khoán chỉ còn TVB đóng cửa trên trên mức sàn 1 bước giá, còn lại đều giảm sàn.
Nhóm bất động sản, xây dựng cũng chứng khoán hàng loạt mã giảm sàn, ngoài BCM còn có SGR, ITA, QCG, HPX, SCR, KBC, HQC, CTD, SJC, TDH, TDC, KDH…
Nhóm thép ngoài TNI, HMC và VCA giảm nhẹ, còn lại cũng giảm sàn.
Về thanh khoản, VIX là mã có khối lượng khớp lớn nhất với 92,92 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 10.450 đồng và còn dư bán sàn hơn 3,3 triệu đơn vị. Tiếp đến là HPG với 77,16 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 21.300 đồng và còn dư bán sàn 5,1 triệu đơn vị. SSI khớp 73,69 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 20.600 đồng và còn dư bán sàn 0,61 triệu đơn vị. Ba mã có thanh khoản tiếp theo trên 50 triệu đơn vị là các mã ngân hàng và có mức giảm nhẹ so với thị trường chung là SHB, VPB và MBB.
Sàn HNX cũng có diễn biến giống với sàn HoSE trong phiên chiều.
Đóng cửa, HNX-Index giảm 8,47 điểm (-4,21%), xuống 192,58 điểm với 63 mã tăng và 134 mã giảm, trong đó có 48 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 143,7 triệu đơn vị, giá trị 1.942,3 tỷ đồng, tăng 60% về khối lượng và 50% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 24,4 triệu đơn vị, giá trị 317 tỷ đồng.
SHS vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất HNX với 28,65 triệu đơn vị, nhưng không thể giữ được giá như phiên sáng, mà đóng cửa giảm 2,5% xuống 11.700 đồng. Tuy nhiên, xét với các đồng nghiệp, thì mức giảm này là khiêm tốn hơn nhiều và cho thấy SHS có sức chịu đứng tốt. Một mã chứng khoán khác trên sàn HNX là MBS giảm 8,23% xuống 22.300 đồng, khớp 8,28 triệu đơn vị, đứng thứ 4 về thanh khoản, còn BVS giảm kịch sàn về 26.800 đồng… Hai mã có thanh khoản thứ 2 và thứ 3 là CEO và PVS có khối lượng lần lượt là 15,44 triệu đơn vị, 14,3 triệu đơn vị và đều đóng cửa ở mức sàn.
Trong khi đó, UPCoM phiên chiều nay chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu dù số mã giảm gấp đôi số mã tăng, nhờ sự hỗ trợ của một số mã lớn như ACV, MCH, FOX.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,09%), xuống 84,41 điểm với 110 mã tăng và 214 mã giảm, trong đó có 24 mã giảm sàn khi đóng cửa. Tổng khối lượng giao dịch đạt 84,7 triệu đơn vị, giá trị 1.005,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 16 triệu đơn vị, giá trị 151,6 tỷ đồng.
Hôm nay có 3 mã có thanh khoản trên 5 triệu đơn vị là HNG, BVB và MSR, đều đóng cửa giảm. Trong đó, HNG giảm 1,79% xuống 5.500 đồng, BVB giảm 4,46% xuống 10.700 đồng, còn MSR giảm kịch sàn 14,74% xuống 13.300 đồng.
Với bối cảnh thị trường hiện tại, các chuyên gia trong ngành chứng khoán đưa ra những nhận định trái chiều nhưng vẫn thống nhất rằng các nhà đầu tư cần phải thận trọng và kiên nhẫn trong quyết định đầu tư.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI, trong một bài đăng trên trang cá nhân cho biết, mặc dù tình hình thuế quan tác động tiêu cực đến thị trường, nhưng "không có lý do gì thị trường phản ứng như tận thế" và ông khẳng định “đã đến lúc bắt đáy”. Tuy nhiên, ông Hưng cũng nhấn mạnh rằng, dù đây là cơ hội để mua vào, nhưng thị trường vẫn còn nhiều yếu tố khó lường và các nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác.
Trái ngược với quan điểm này, ông Nguyễn Hồng Điệp, Tổng Giám đốc CTCP Vick cho rằng, mặc dù việc giảm hơn 200 điểm chỉ trong 4 phiên qua là một cú sốc lớn đối với thị trường, nhưng vẫn chưa thể xác định chắc chắn rằng đây là "đáy". Ông Điệp chỉ ra, các cuộc chiến thương mại đang là một yếu tố không thể đoán trước và dù có những kỳ vọng về sự hồi phục ngắn hạn, nhưng mức độ căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục tác động đến tâm lý nhà đầu tư.
“Điều này cho thấy sự phản ứng mạnh mẽ của thị trường và trong bối cảnh hiện tại, chưa thể xác định liệu đáy hôm nay có phải là đáy cuối cùng hay không”, ông Điệp chia sẻ.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển KHCN chứng khoán Yuanta lại tỏ ra lạc quan hơn. Ông Minh nhận định, thị trường có thể hồi phục trong các phiên tới nhờ vào kỳ vọng kết quả tích cực từ các cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cùng với đó, ông Minh cho rằng, hiện tại thị trường đang ở mức định giá rất thấp, với P/E dự phóng dưới 10 lần, tương đương với mức đáy của các cuộc khủng hoảng trước đây như COVID-19 hay khủng hoảng bất động sản năm 2022. Tuy nhiên, rằng nếu mức thuế 46% được duy trì sau ngày 9/4, rủi ro sẽ gia tăng mạnh mẽ và VN-Index có thể rơi vào vùng hỗ trợ 1.000 điểm.
Chứng khoán toàn cầu biến động mạnh trong phiên 9/4, sau khi mức thuế quan lên tới 104% của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc chính thức có hiệu lực, cùng với làn sóng bán tháo dữ dội trái phiếu Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng dòng vốn nước ngoài đang tháo chạy khỏi các tài sản Mỹ.
Tuần này, thị trường chứng kiến mức biến động tương đương thời kỳ khủng hoảng, thổi bay hàng nghìn tỷ USD khỏi các sàn chứng khoán, tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa và các thị trường mới nổi.
Trong phiên 9/4, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 3,93%, kết thúc phiên giao dịch ở mức 31.714,03 điểm, trong khi chỉ số Topix giảm 3,4%, đóng cửa ở mức 2.349,33 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,74%, xuống còn 2.293,7 điểm. Chỉ số này đã mất hơn 20% so với mức đỉnh hồi tháng 7/2024, và xác nhận đã rơi vào thị trường giá xuống (bear market). Chỉ số Kosdaq – đại diện cho các cổ phiếu vốn hóa nhỏ – cũng đóng cửa giảm 2,29%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,68% lên 20.264,49 điểm. Tại sàn Thượng Hải (Trung Quốc), chỉ số Shanghai Composite tăng 1,31% lên 3.186,81 điểm.
Một tâm điểm nữa của phiên 9/4 là trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD – vốn được xem là trụ cột của hệ thống tài chính toàn cầu. Nhiều người hiện lo ngại rằng các mức thuế diện rộng của Tổng thống Trump có thể kích hoạt một cuộc suy thoái và buộc Cục Dự trữ liên bang (Fed) phải cắt giảm lãi suất. Động thái này đã khiến giới đầu tư bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ, đẩy lợi suất tăng khi giá trái phiếu lao dốc.
Đồng USD – vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn hàng đầu trong thời điểm bất ổn – đã giảm mạnh, khi các nhà đầu tư chuyển hướng sang vàng và đồng franc Thụy Sỹ, làm tăng tốc làn sóng rút khỏi cổ phiếu và hàng hóa công nghiệp.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 13 điểm cơ bản trong ngày, đạt 4,40%, nâng tổng mức tăng trong ba ngày gần nhất lên gần 40 điểm cơ bản – một trong những đợt tăng mạnh nhất trong khung thời gian ngắn trong vòng 25 năm qua.
“Tuần trước là câu chuyện của thị trường cổ phiếu, giờ đây sự chú ý đã chuyển sang câu chuyện quan trọng hơn – thị trường trái phiếu”, Chiến lược gia trưởng Chris Beauchamp tại IG nhận định.
Ngày 8/4, VN-Index vừa mở cửa đã 'bốc hơi' hơn 60 điểm, xuống còn 1.148 điểm, với hơn 400 mã giảm giá, trong đó có hơn 110 mã nằm sàn (chiếm hơn 25%) và chỉ có 25 mã tăng giá.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đang tiến hành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua loạt nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa.
UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy về chính sách hỗ trợ vay vốn nhằm tạo việc làm, ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và người lao động thôi việc sau quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố.
Hiện tại, thị trường chứng khoán vẫn đang tạm lắng sau đợt tăng nhờ lệnh ngừng bắn. Nhà đầu tư theo dõi sát các thỏa thuận thương mại trước hạn chót áp thuế quan của Mỹ. Đồng USD giảm mạnh sau khi Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Fed Powell. Giá dầu nhích nhẹ sau tháng biến động
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (25/6) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, trong đó S&P 500 gần như đi ngang và cách không xa mức kỷ lục mọi thời đại. Cổ phiếu Nvidia tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới nhờ tâm lý lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 24/6 đã quay lại hoạt động phát hành tín phiếu sau gần 4 tháng gián đoạn, đánh dấu bước đi đáng chú ý trong điều hành chính sách tiền tệ, trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp tục leo lên mức kỷ lục mới.
Sáng ngày 25/6, các thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung giữ được trạng thái ổn định, trong bối cảnh giá dầu thô dao động gần mức thấp nhất trong nhiều tuần. Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran đã giúp cải thiện phần nào tâm lý nhà đầu tư, dù những lo ngại về nguy cơ xung đột bùng phát trở lại vẫn còn hiện hữu.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC thương hiệu DOJI, SJC, PNJ đồng loạt niêm yết giá vàng miếng ở ngưỡng 117,5 - 119,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
Diễn biến tích cực trên sàn giao dịch Phố Wall đã đẩy các chỉ số chính lên gần mức đỉnh cao kỷ lục, trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ, giao thông và du lịch dẫn đầu đà tăng. Nhà đầu tư kỳ vọng tình hình Trung Đông sẽ tạm ổn định, qua đó giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn.
VN-Index tăng 8,59 điểm trong phiên 24/6, đóng cửa ở mức 1.366,77 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư theo trường phái giao dịch ngắn hạn hạn chế mua đuổi tại các nhịp kéo rướn trong phiên, chỉ nên tăng tỷ trọng cổ phiếu tại các nhịp điều chỉnh, rung lắc.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép tiếp tục sử dụng toàn bộ số tiền 6.068,961 tỷ đồng (gồm 3.144,499 tỷ đồng đã thu hồi và 2.924,462 tỷ đồng đang thu hồi) để cho vay lại các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, thay vì hoàn trả ngân sách nhà nước như quy định thông thường....
Cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều tăng mạnh khi chốt phiên sau tin Iran và Israel đạt thỏa thuận ngừng bắn, và kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 7/2025 đã giúp xoa dịu lo ngại về căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Mặc dù VN-Index tăng gần 9 điểm nhưng thị trường chứng kiến cảnh “xanh vỏ đỏ lòng”, số cổ phiếu giảm gần gấp đôi cổ phiếu tăng. VN-Index tăng chủ yếu nhờ các cổ phiếu “trụ”, trong đó riêng 3 cổ phiếu VIC và VHM tăng trần và sát trần, GAS tăng 4,5% đã góp cho VN-Index gần 11 điểm.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị phê duyệt chính sách phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên (ESOP) năm 2025 và danh sách cán bộ nhân viên dự kiến được phát hành cổ phiếu đợt này.
Nhiều công ty giao dịch lớn toàn cầu, từ Citadel Securities, IMC Trading đến Millennium và Optiver, đang đẩy mạnh hiện diện tại thị trường phái sinh tại Ấn Độ, tạo nên một làn sóng tuyển dụng nhân sự quy mô lớn và thúc đẩy các sàn giao dịch tại quốc gia này phải nâng cấp công nghệ.
Ông Phạm Văn Trọng - Tổng Giám đốc chuỗi Bách Hóa Xanh – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) đã bán xong 94.700 cổ phiếu MWG từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2025.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm và triển vọng kinh tế toàn cầu u ám.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?