Vinamilk hay quá trình hình thành và phát triển của Giấc mơ sữa Việt
Giới thiệu về Công ty sữa Vinamilk
Công ty sữa Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi khác: Vinamik (tên tiếng Anh là: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company), có mã chứng khoán HOSE: VNM. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Hiện tại Vinamilk đang đứng vị trí thứ 7 trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam.
Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên cả nước, cụ thể như:
- 54,5% thị phần sữa trong nước
- 40,6 % thị phần sữa bột
- 33,9% thị phần sữa chua uống
- 84,5% thị phần sữa chua ăn
- 79,7% thị phần sữa đặc
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) (nguồn: Internet) |
Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân bố đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 220.000 điểm bán hàng. Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn được xuất khẩu sang 54 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông,…Sau hơn 40 năm vận hành và phát triển, công ty đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia (Angkorimilk), 1 văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Vinamilk là của nước nào?
Có nhiều người vẫn còn thắc mắc, chưa thực sự hiểu rõ về Vinamilk, nên cũng có không ít những câu hỏi thường thấy như: Vinamilk là của nước nào? Hay Vinamilk là công ty gì?
Như ở phần giới thiệu đầu tiên, Vinamilk là tên gọi khác của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làm từ sữa và đặc biệt Vinamilk là một thương hiệu của Việt Nam 100%.
Công ty sữa Vinamilk đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 40 năm với những sự biến đổi và nỗ lực không ngừng. Dù góp mặt trên thị trường Việt Nam từ rất lâu, nhưng cho đến hiện tại, vị thế của Vinamilk trong ngành Công nghiệp sữa tại nước ta vẫn chưa hề thay đổi dù trong những năm qua, các thương hiệu sữa ngoại ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam.
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Sữa Vinamilk
Trong hơn 40 năm hoạt động của mình, Công ty sữa Vinamilk đã trải qua rất nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn đã đánh dấu những bước tiến mới của doanh nghiệp, cùng sự vững vàng của một thương hiệu lớn có bề dày lịch sử. Vậy chúng ta cùng điểm lại những giai đoạn phát triển, để biết rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của Công ty sữa Vinamilk nhé.
Giai đoạn hình thành từ năm 1976 – 1986 của Vinamilk
Ngày 20 tháng 8 năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê miền Nam. Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam.
Đến năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp Thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.
Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003
Vào tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I, chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ sữa.
Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc được thuận lợi hơn. Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy của công ty lên con số 4. Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm của người dân miền Bắc Việt Nam.
Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định. Việc liên doanh này đã giúp công ty thành công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.
Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc. Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí nghiệp Kho vận có địa chỉ tại 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy Sữa Cần Thơ.
Thời kì cổ phần hoá từ năm 2003 đến nay
Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Với mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam của công ty là: VNM. Cũng trong năm 2003, Công ty khánh thành thêm nhà máy sữa tại ở Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2004, Công ty đã thâu tóm cổ phần của Công ty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên 1.590 tỷ đồng. Đến năm 2005, Công ty tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác liên doanh trong Công ty CP Sữa Bình Định. Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ của công ty. Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thương hiệu của công ty.
Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.
Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà máy Sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.
Năm 2016, khánh thành nhà máy sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa Angkorimilk tại Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đang sở hữu hệ thống 13 nhà máy trên cả nước. Các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất, với công nghệ hiện đại sản xuất được hầu hết các dòng sản phẩm chính của ngành sữa. Điều này góp phần giúp Vinamilk giữ vững vị trí dẫn đầu các ngành hàng sữa chủ lực trong nhiều năm liền.
Hệ thống nhà máy này giúp Vinamilk có thể phát triển hơn 250 loại sản phẩm sữa thuộc 13 nhóm ngành hàng từ sữa đặc, sữa nước, sữa bột, sữa chua, kem, nước giải khát... Trong đó, có thể kể đến hai cái tên sáng giá là Nhà máy sữa Việt Nam và Nhà máy sữa bột Việt Nam, đều thuộc hàng “siêu nhà máy”.
Điểm nổi bật của các nhà máy Vinamilk không chỉ về mặt công suất, sản lượng, mà còn ở cách doanh nghiệp này ứng dụng công nghệ 4.0, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn như ISO 9001, FSSC 22000, ISO 17025. Ngoài ra các nhà máy còn có những chứng nhận đặc biệt như Halal, Organic châu Âu, FDA (Mỹ), tiêu chuẩn của Trung Quốc… phục vụ thị trường nội địa và sẵn sàng cho việc mở rộng kinh doanh quốc tế.
Sản phẩm của thương hiệu Vinamilk
Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như sau:
Sản phẩm sữa của Vinamilk (nguồn: Internet) |
- Sữa nước với các thương hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
- Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi, ProBeauty.
- Sữa bột trẻ em và người lớn: Dialac, Alpha, Pedia Grow Plus, Optimum Gold, Bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.
- Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ.
- Kem và phô mai:Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ.
- Sữa đậu nành – nước giải khát: Nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy.
Theo Nielsen Việt Nam, Vinamilk liên tục giữ vị trí số 1 ngành hàng sữa nước trong nhiều năm liên tiếp, đồng thời giữ phong độ dẫn đầu các ngành hàng lớn khác như sữa bột trẻ em, sữa chua uống, sữa đặc có đường. Không chỉ được ưa chuộng trong nước, các sản phẩm của Vinamilk còn được đón nhận tại nhiều thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Bộ máy lãnh đạo của Vinamilk hiện nay
- Bà Lê Thị Băng Tâm – Chủ tịch HĐQT:
Bà Tâm sinh năm 1947. Bà là thành viên HĐQT của Vinamilk từ tháng 4/2013 và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ tháng 7/2015.
Chủ tịch HĐQT Thành viên HĐQT độc lập
Trình độ chuyên môn:
- Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad, Liên Xô (năm 1989).
- Chứng chỉ Tài chính Quốc tế, Trường North University London, Anh Quốc (năm 2011).
- Cử nhân Tài chính Kế toán, Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
- Chứng chỉ đào tạo về Quản trị Công ty.
Kinh nghiệm:
- Bà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, tài chính, quản lý Nhà nước và các lĩnh vực khác.
- Từ năm 2006 đến nay, bà đã tham gia vào HĐQT của nhiều công ty khác nhau, tiêu biểu là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), Thành viên, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank).
- Bà là thành viên, tư vấn của nhiều tổ chức quan trọng:
Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia, Ủy viên Ủy ban: Hợp tác kinh tế quốc tế, Các ban chỉ đạo ODA, Đầu tư nước ngoài các chương trình dự án lớn của Chính phủ.
- Từ năm 1995 đến năm 2006, bà là Thứ trưởng, Ủy viên Ban cán sự Bộ Tài chính.
- Hơn 20 năm công tác (1974 – 1995), bà đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý khác nhau: Phó truởng phòng - Vụ cân đối Tài chính, Phó vụ trưởng - Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Phó cục trưởng, Cục trưởng, Tổng Giám đốc Kho Bạc Nhà nước Trung ương.
- Bà từng tham gia công tác giảng dạy, là giảng viên của trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến 1974.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
- Chủ tịch HĐQT, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank).
2. Bà Mai Kiều Kiên – CEO
Bà Liên sinh năm 1953. Bà là Chủ tịch HĐQT từ tháng 11/2003 đến năm 2015 và sau đó vẫn tiếp tục là thành viên HĐQT cho đến nay. Bà là Tổng Giám đốc Công ty Vinamilk từ tháng 12/1992.
Trình độ chuyên môn:
- Chứng chỉ Quản lý Kinh tế, Đại học Kỹ sư Kinh tế Leningrad, Nga.
- Chứng chỉ Quản lý Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia, Việt Nam.
- Kỹ sư công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa,Đại học Công nghiệp Chế biến thịt và sữa, Moscow, Nga.
- Chứng chỉ đào tạo về Quản trị Công ty.
Kinh nghiệm:
- Bà có hơn 27 năm kinh nghiệm trong vai trò Tổng Giám đốc (từ 1992 đến nay), lãnh đạo Vinamilk qua nhiều thời kỳ.
Trong suốt quá trình đó, bà đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như Huân chương lao động Hạng Nhất do Nhà nước trao tặng (2006); 4 lần được Forbes bình chọn là Một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á (2012 – 2015); giải thưởng Nhà quản trị doanh nghiệp xuất sắc (2014) do Corporate Governance Asia bình chọn; giải thưởng Nikkei, giải New Zealand Asia cho những đóng góp của bà; giải thưởng “Thành tựu trọn đời” (2018) và “Top 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam” (2019) do Tạp chí Forbes vinh danh.
- Trước đó, bà có hơn 8 năm công tác (1984 – 1992) với vị trí Phó Tổng Giám đốc Vinamilk, phụ trách lĩnh vực kinh tế.
- Từ năm 1976 đến năm 1983, bà trải qua các vị trí tại nhiều bộ phận khác nhau ở nhiều nhà máy và trở thành Phó Giám đốc Kỹ thuật – nhà máy sữa Thống Nhất năm 1982.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
- Chủ tịch Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam.
- Chủ tịch Công ty TNHH MTV Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa.
- Thành viên HĐQT, Driftwood Dairy Holding Corporation.
- Đại diện chủ sở hữu, Vinamilk Europe Spóstka Z Organiczona Odpowiedzialnoscia.
- Chủ tịch HĐQT, Lao-Jagro Development XiengkhuoangCo, Ltd.
- Thành viên HĐQT, Miraka Holdings Limited.
3. Ông Nguyễn Bá Dương
Ông Dương sinh năm 1959. Ông là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập từ tháng 4/2017. Thành viên HĐQT không điều hành Thành viên HĐQT độc lập .
Trình độ chuyên môn:
- Kiến trúc sư, Đại học Xây dựng Kiev, Ukraine.
- Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Kinh nghiệm
- Ông là người mạnh mẽ, quyết đoán và có tầm nhìn rộng, đặc biệt luôn coi trọng chữ tín trong kinh doanh.
- Với kiến thức và thực tiễn tại trường Đại học Xây dựng Kiev, Ucraina (1984), ông trở về nước và có hơn 35 năm kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp xây dựng.
Ông là người sáng lập và điều hành Coteccons từ năm 2002. Tháng 7/2017, ông thôi giữ chức vụ Tổng Giám đốc để tập trung hơn vào vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị Coteccons Group.
- Ông đã nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ của Bộ xây dựng vì có nhiều thành tích trong việc thúc đẩy và phát triển ngành Xây dựng Việt Nam và góp phần thay đổi diện mạo Đất nước. Ông được vinh danh trong Top 50 Nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc của Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn. Ông được Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư bình chọn là một trong mười Nhà Lãnh đạo phát triển đội ngũ xuất sắc nhất Việt Nam.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
- Chủ tịch HĐQT, CTCP Xây dựng Coteccons
4. Ông Alain Xavier Cany
Ông Alain Xavier Cany sinh năm 1949. Ông là thành viên HĐQT không điều hành từ tháng 3/2018.
Thành viên HĐQT không điều hành Thành viên HĐQT độc lập
Trình độ chuyên môn:
- Tú tài, Viện Đại học Paris:
Kinh nghiệm:
- Ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp tại nhiều tổ chức tài chính. Từ năm 2007 đến nay,ông đảm nhiệm vị trí Trưởng đại diện – Chủ tịch Tập đoàn Jardine Matheson Limited (Việt Nam).
- Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2003, ông đảm nhiệm vị trí Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh Châu Âu – châu Á Thái Bình Dương tại HSBC khu vực Châu Á Thái Bình Dương, rồi sau đó giữ chức vụ Chủ tịch và Tổng Giám đốc ngân hàng HSBC Việt Nam (2003 – 2007).
- Trong hơn 30 năm từ 1969 đến 2000, ông trải qua nhiều vị trị quản lý cấp cao tại tổ chức tài chính Credit Commercial de France và Banque Worms.
- Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm nhiều vị trị cố vấn ngoại thương chính phủ Pháp và là Chủ tịch của Eurocharm,Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam và là thành viên HĐQT của Ngân hàng Á Châu.
- Ông từng được Chính phủ Pháp trao tặng Huân Công Bội Tinh và Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đầu Bội Tinh và được Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân Công Hữu Nghị.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
- Trưởng đại diện Jardine Matheson Limited (Việt Nam), công ty mẹ của Jardine Cycle & Carriage Limited.
- Chủ tịch Hội đồng tín thác Saigon Children’s Charity CIO.
- Thành viên HĐQT, Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam) (2/2017).
- Chủ tịch HĐTV, Công ty TNHH MTV Thương mại – Đầutư Liên Á Châu (1/2014)
5. Bà Đặng Thị Thu Hà
Bà Hà sinh năm 1973 và là thành viên HĐQT không điều hành từ tháng 4/2017
Trình độ chuyên môn
- Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA), Viện Quản trị Kinh doanh.
- Cử nhân Kinh tế Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Cử nhân Ngoại ngữ (Tiếng Anh), Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Chứng chỉ hành nghề Tư vấn tài chính doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
Kinh nghiệm
- Bà bắt đầu công tác trong HĐQT các công ty từ năm 2013. Bà hiện là Chủ tịch HĐQT tại CTCP Dược Hậu Giang và Thành viên HĐQT tại CTCP Thuốc ung thư Benovas.
- Bà đã công tác tại vốn Nhà nước (SCIC) được 11 năm và làm việc tại các vị trí khác nhau thuộc Ban Quản lý vốn đầu tư. Bà hiện đang giữ chức Phó trưởng Ban Đầu tư 3.
- Trước đó, bà công tác hơn 8 năm trong lĩnh vực tư vấn tài chính và kế toán tuân thủ tại Công ty cổ phần Chứng khoán Tràng An (2007 - 2008) và Ngân hàng Mizuho Hà Nội (2000 - 2007).
- Bà đạt bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính năm 2015, Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính năm 2016.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
- Chủ tịch HĐQT, CTCP Dược Hậu Giang.
- Thành viên HĐQT, CTCP Thuốc ung thư Benovas.
- Phó trưởng Ban Đầu tư 3, SCIC.
6. Ông Đỗ Thanh Hùng
Ông Hùng sinh năm 1969 và là thành viên HĐQT độc lập từ tháng 4/2017.
Trình độ chuyên môn
- Thạc sỹ Quản lý công và Bằng tốt nghiệp quản lý công, Trường Hành chính Quốc gia - Cộng hòa Pháp.
- Bằng Thanh tra Kho bạc, Trường Kho bạc Quốc gia - Cộng hòa Pháp.
- Cử nhân Tài chính, Kế toán, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
- Chứng chỉ Quản lý tài chính công, Chứng chỉ Kế toán, Kiểm toán.
- Chứng chỉ Chương trình Ủy ban Kiểm toán chuyên sâu được cấp bởi các tổ chức ngoài nước.
- Chứng chỉ Chương trình đào tạo chuyên sâu Thành viên HĐQT (DCP) – Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD)
Kinh nghiệm
- Hiện nay ông đang là Thành viên HĐQT độc lập đồng thời là Trưởng Tiểu ban Kiểm toán của các công ty đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) sau đây:
• Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM)
• Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – DHG Pharma (DHG)
• Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Bất động sản An Gia - An Gia Group (AGG)
• Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam – Sotrans Group (STG)
Ông là Thành viên HĐQT, Viện thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) từ tháng 4 năm 2018
- Ông có hơn 8 năm kinh nghiệm đảm nhiệm vị trí Giám đốc Kiểm toán và Kiểm soát Nội bộ tại Big C Việt Nam.
- Ông có gần 6 năm kinh nghiệm với vị trí Vụ phó Vụ Kế toán - Kho bạc Nhà nước Việt Nam – Bộ Tài chính.
- Trước đó, ông cũng có hơn 11 năm kinh nghiệm công tác tại Vụ Kế toán - Kho bạc Nhà nước Việt Nam ở cấp Chuyên viên, Chuyên viên chính.
- Ông có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính từ năm 1997 đến 2006.
7. Ông Lê Thành Liêm
Ông sinh năm 1973 và là thành viên HĐQT điều hành từ tháng4/2017
Trình độ chuyên môn:
- Thạc sỹ Tài chính và Thương mại Quốc tế, Đại học Leeds Metropolitan (Anh Quốc) (năm 2012).
- Cử nhân Kinh tế, Đại học Tài chính Kế toán TP. HCM (năm 1994).
Kinh nghiệm:
- Ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng từ năm 2015.
- Trước đó, ông đã có hơn 12 năm kinh nghiệm đảm nhận các vị trí quản lý tại phòng Tài chính – Kế toán tại Vinamilk như: Phó phòng Kế toán, Kế toán trưởng.
- Từ năm 1994 – 2003, ông trải qua nhiều vị trí khác nhau tại Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty Vinamilk.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
- Thành viên HĐQT, CTCP Đường Việt Nam.
8. Ông Lee Meng Tat
Ông sinh năm 1963. Ông là thành viên HĐQT không điều hành từ tháng 9/2016
Trình độ chuyên môn:
- Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA), Đại học Hoàng Gia, Anh Quốc (năm 1997).
- Kỹ sư cơ khí, Đại học Quốc gia Singapore (năm 1988).
- Chứng chỉ Chương trình Quản lý nâng cao, Đại học Harvard (năm 2005).
- Chứng chỉ Chương trình Giám đốc toàn cầu, INSEAD (năm 2017).
Kinh nghiệm:
- Ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh tế tại nhiều tổ chức tư nhân và cơ quan nhà nước.
- Từ năm 2015 đến nay, ông đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của Fraser & Neave Holdings Berhad.
- Trong khoảng thời gian hơn 18 năm, từ năm 1997 đến năm 2015, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao ở các công ty trong lĩnh vực Hàng tiêu dùng và Du lịch như Fraser & Neave, Heineken-APB (Trung Quốc), công ty TNHH Dịch vụ Quản trị, công ty TNHH nhà máy bia Châu Á – Thái Bình Dương, và Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Singapore.
- Từ năm 1994 đến năm 1996, ông giữ vị trí Phó Giám đốc, Phụ trách du lịch vùng thuộc Hội đồng du lịch Singapore.
- Trước đó, ông là trợ lý trưởng bộ phận Phát triển Kinh doanh quốc tế - Hội đồng phát triển kinh tế Singapore từ năm 1993 đến năm 1994.
Chức vụ tại các tổ chức khác
- Giám đốc Điều hành, ngành nước giải khát không cồn, Fraser & Neave Ltd.
- Thành viên HĐQT, Fraser & Neave Holdings Berhad.
9. Ông Michael Chye Hin Fah
Ông sinh năm 1959. Ông là thành viên HĐQT không điều hành từ tháng 4/2017
Trình độ chuyên môn:
- Thạc sỹ kinh doanh (loại Xuất sắc) và Cử nhân kinh doanh (loại Xuất sắc) chuyên ngành Tài chính – Kế toán, Đại học Massey, New Zealand.
- Thành viên của Singapore Institute of Directors (SID) từ năm 1999.
- Thành viên của Institute of Singapore Chartered Accountant (SCA) từ năm 2003. - Thành viên của Institute of Chartered Secretariats and Administrations (ACIS) từ năm 1990.
Kinh nghiệm:
- Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm tham gia vào HĐQT. Hiện ông là thành viên HĐQT và thành viên Tiểu ban Kiểm toán của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Ông còn là thành viên HĐQT dự khuyết của Fraser and Neave Ltd. và là thành viên HĐQT không điều hành tại các công ty trực thuộc tập đoàn ThaiBev.
- Ông có hơn 22 năm kinh nghiệm làm CEO các công ty tài chính và đầu tư. Ngoài ra, ông còn có kinh nghiệm làm việc ở nhiều quốc gia Châu Á.
- Trước đó, ông từng tham gia công tác giảng dạy, là giảng viên trẻ tại New Zealand.
Chức vụ tại các tổ chức khác
- Phó Chủ tịch, Thai Beverage Public Company.
- Thành viên Ủy ban Điều hành và Ủy ban Kiểm Soát Rủi Ro, Fraser and Neave Ltd.
- Thành viên HĐQT không điều hành tại các tổ chức: Marketing Magic Pte Ltd, DECCO 235, Heritas Capital Management Pte Ltd, IMC Pan Asia Alliance Corporation, Prudence Holdings Ltd.
BAN ĐIỀU HÀNH
1. Ông Mai Hoài Anh
Giám đốc Điều hành Kinh doanh Quốc tế
Ông sinh năm 1970. Ông gia nhập Vinamilk năm 1996 và được bổ nhiệm Giám đốc Điều hành Kinh doanh Quốc tế từ tháng 12/2018.
Trình độ chuyên môn
- Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bolton, Anh Quốc (năm 2012).
- Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh nghiệm
- Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Kinh doanh Quốc tế từ tháng 12/2018.
- Từ 2012 đến tháng 12/2018, ông giữ vị trí Giám đốc Điều hành Kinh doanh. Bên cạnh đó, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành Hoạt động hơn 2 năm với chức năng quản lý chung các lĩnh vực: Marketing, Kinh doanh, Chuỗi cung ứng, Sản xuất, Nghiên cứu và Phát triển.
- Suốt 9 năm công tác (2003 – 2012), ông nắm giữ nhiều vị trí quản lý tại phòng Xuất nhập khẩu Vinamilk như: Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Giám đốc Xuất nhập khẩu, phụ trách việc kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu nguyên vật liệu.
- Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2003, ông trải qua các vị trí: Nhân viên xuất nhập khẩu, Phó phòng và phụ trách phòng Xuất nhập khẩu.
2. Ông Trịnh Quốc Dũng
Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu
Ông sinh năm 1962, gia nhập Vinamilk năm 2005.
Trình độ chuyên môn
- Kỹ sư Năng lượng và tự động hóa, Đại học Bách khoa Odessa, Liên Xô cũ (năm 1985).
Kinh nghiệm
- Từ năm 2014 đến nay, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu.
- Trong 10 năm tại Vinamilk (2005 – 2014), ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc tại các nhà máy khác nhau của Vinamilk, như Nhà máy sữa Nghệ An, Nhà máy sữa Việt Nam.
- Trước khi gia nhập Vinamilk, ông làm Giám đốc Trung tâm tư vấn dịch vụ đầu tư công nghiệp Điện trong 6 năm (1998 – 2005).
- Từ năm 1987 đến năm 1998, ông từng công tác ở các vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, tiêu biểu: Ủy ban nhân dân thành phố Vinh, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh).
Chức vụ tại tổ chức khác
- Giám đốc, Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam (1).
- Tổng Giám đốc, Công ty TNHH MTV Bò Sữa Thống Nhất (1).
- Thành viên HĐQT, Lao-Jagro Development XiengKhouang Co,. Ltd.
3. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa
Điều hành Chuỗi Cung ứng
Bà sinh năm 1955 và gia nhập Vinamilk năm 1983.
Trình độ chuyên môn
- Kỹ sư chuyên ngành Công Nghệ Chế biến Sữa (năm 1978), Đại học Công Nghệ Chế biến Thịt và Sữa Moscow (nay là trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Công Nghệ Sinh học Ứng dụng Moscow).
Kinh nghiệm
- Tại Vinamilk trong hơn 20 năm (1999 – nay), bà trải qua nhiều vị trí quản lý cấp cao tại Vinamilk như Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Điều hành Sản xuất và Phát triển sản phẩm và hiện nay, bà là Giám đốc Điều Hành Chuỗi Cung ứng.
- Trước đó, trong thời gian từ năm 1983 đến năm 1999, bà công tác tại nhiều vị trí khác nhau như Kỹ sư Công Nghệ, Phó Giám đốc và trở thành Giám đốc Nhà máy sữa Trường Thọ kiêm Giám đốc Nhà máy sữa Hà Nội từ năm 1995.
- Trước khi gia nhập Vinamilk, bà từng là giảng viên tại Đại học Bách khoa, Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 6 năm (1978 – 1983).
Chức vụ tại tổ chức khác
- Thành viên HĐQT, CTCP Đường Việt Nam
4. Bà Bùi Thị Hương
Giám đốc Điều hành Nhân sự - Hành chính & Đối ngoại
Bà sinh năm 1962 và gia nhập Vinamilk năm 2005.
Trình độ chuyên môn
- Cử nhân Nga Văn, chuyên ngành Phiên dịch, Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Orion, Liên Xô cũ (năm 1985).
- Cử nhân Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và Công đoàn, Đại học Công đoàn (năm 2000).
Kinh nghiệm
- Từ năm 2015, bà là Giám đốc Điều hành Nhân sự - Hành chính & Đối ngoại.
- Suốt gần 10 năm công tác (2005 – 2014), bà trải qua các vị trí: Quản lý hoạt động đối ngoại, Giám đốc đối ngoại tại Bộ phận Đối ngoại – Vinamilk.
- Trước khi gia nhập Vinamilk, bà đã có hơn 17 năm kinh nghiệm công tác tại Công ty Bóng đèn Điện Quang và đảm nhiệm các chức vụ: Phó Phòng kế hoạch vật tư,Trưởng Phòng tiêu thụ, Giám đốc Điều hành Kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh, thành viên HĐQT.
5. Ông Nguyễn Quốc Khánh
Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và Phát triển
Ông sinh năm 1964, và gia nhập Vinamilk năm 1988
Trình độ chuyên môn:
- Kỹ sư, chuyên ngành Kỹ thuật Hoá học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1987).
- Cử nhân, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1997). - Cử nhân, chuyên ngành Ngữ văn Anh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2001).
Kinh nghiệm
- Từ năm 2015, ông là Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và Phát triển.
- Tại Vinamilk trong hơn 10 năm (2009 – nay), ông đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại Vinamilk như Giám đốc Điều hành Chuỗi cung ứng, Giám đốc Điều hành Sản xuất và Nghiên cứu & Phát triển, và Giám đốc Điều hành Nghiên cứu & Phát triển.
- Trước đây, gần 22 năm công tác (1988 – 2009), ông trải qua nhiều vị trí thuộc các bộ phận khác nhau tại các Nhà máy Vinamilk như Nhà máy sữa Thống Nhất, Cần Thơ,… và trở thành Giám đốc – Nhà máy sữa Cần Thơ năm 2004. Chức vụ tại các tổ chức khác - Thành viên HĐQT, CTCP Chế biến Dừa Á Châu (ACP).
- Thành viên HĐQT, Driftwood Dairy Holding Corporation.
6. Ông Phan Minh Tiên
Giám đốc Điều hành Marketing, kiêm điều hành Khối Kinh doanh Nội Địa
Ông sinh năm 1970 và gia nhập Vinamilk năm 2014.
Trình độ chuyên môn:
- Cử nhân, Học viện Quản lý Moscow, Nga.
Kinh nghiệm - Từ tháng 12/2018, ông được ủy quyền kiêm nhiệm điều hành Khối Kinh doanh Nội Địa.
- Từ tháng 05/2014 đến nay, ông là Giám đốc điều hành Marketing, Vinamilk.
- Trước khi gia nhập Vinamilk, ông có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, xây dựng các thương hiệu hàng đầu và nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao tại các công ty đa quốc gia: • Giám đốc Marketing – Samsung Việt Nam (2013 - 2014). • Phó Tổng Giám đốc phụ trách ngành Thực phẩm – Unilever Việt Nam (2008 - 2013). • Trước đó ông trải qua nhiều vị trí quản lý Marketing và Kinh Doanh tại Unilever Việt Nam (1996 - 2008).
Chức vụ tại các tổ chức khác:
- Thành viên HĐQT, CTCP Dược Hậu Giang.
7. Trần Văn Minh
Giám đốc điều hành sản xuất
Ông sinh năm 1960 và gia nhập Vinamilk năm 1981
Trình độ chuyên môn:
- Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội (năm 2004).
- Cử nhân Luật, chuyên ngành Luật thương mại, Đại học Luật Hà Nội (năm 2001).
- Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1994).
- Kỹ sư Cơ khí, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1981).
Kinh nghiệm
- Từ tháng 12/2015 đến nay, ông là Giám đốc Điều hành - Sản xuất.
- Gần 10 năm công tác (2006 – 2015), ông đảm nhiệm vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách dự án, Giám đốc Điều hành Dự án.
- Suốt 25 năm công tác (1981 – 2006), ông trải qua nhiều vị trí khác nhau tại cá
Ý nghĩa logo thương hiệu Vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu mà bất cứu người dân Việt Nam cũng ít nhất 1 lần sử dụng sản phẩm của họ. Nhưng đám chắc rằng, không nhiều người hiểu rõ ý nghĩa của Logo Vinamilk mang ý nghĩa gì. Thực tế logo của thương hiệu thể hiện rất rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp này thực hiện.
Logo thương hiệu của Vinamilk. |
Logo của Công ty Vinamilk chỉ gồm 3 màu trắng, xanh lá và xanh dương. Màu trắng chính là biểu hiện cho màu của sữa, sự thuần khiết. Xanh lá là hình ảnh biểu thị cho những cánh đồng cỏ xanh sạch và xanh dương là biểu thị cho sức sống, sự tinh tuý. Thông điệp mà logo này mang lại chính là sự cam kết của công ty với khách hàng. Công ty Vinamilk muốn đưa đến tay khách hàng những sản phẩm có nguồn gốc dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng và an toàn nhất. Đồng thời còn là khát vọng của sự vươn cao, bay xa của thương hiệu Vinamilk ra thị trường thế giới.
Vinamilk – Thương hiệu Sữa tỷ đô của Việt Nam
Vào năm 2016, Vinamilk company được Forbes xếp hạng doanh nghiệp tỷ đô của Việt Nam với giá trị thương hiệu đạt hơn 1,5 tỷ USD. Năm 2020, dù phải đối mặt với đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn được định giá tăng thêm 200 triệu USD so với năm 2019, đạt mốc 2,4 tỷ USD. Hiện tại Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang đứng thứ 7 trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo Vietnam Report).
Theo kết quả báo cáo tài chính của Vinamilk vào Quý II/2020 và luỹ kế 6 tháng đầu năm, bất chấp các tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài việc khẳng định được vị thế thương hiệu ở thị trường nội địa, Vinamilk còn có nhiều bước đi chiến lược để xây dựng chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và tích cực thúc đẩy xuất khẩu tại nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á, Mỹ, khu vực Trung Đông,…Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sữa vào các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU). Tính đến nay, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm đi 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD. Cổ phiếu của Vinamilk cũng được xếp là cổ phiếu Blue-chip tại Việt Nam, dành cho những doanh nghiệp của Việt Nam được cấp mức tăng trưởng và doanh thu ổn định.
Chưa dừng lại ở đó, Vinamilk còn là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liền trong ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa theo báo cáo “Dấu chân thương hiệu” của Worldpanel thuộc Kantar.
Đến năm 2021, theo thống kê của Plimsoll, Vinamilk vừa tiến liền sáu bậc vươn lên vị trí thứ 36 trong top 50 công ty sữa hàng đầu thế giới và hiện là đại diện duy nhất của Việt Nam lẫn khu vực ASEAN trong danh sách này.