Nhóm Dragon Capital hoàn tất mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH
Doanh nghiệpNhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa mua vào thành công hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu vốn tại Nhà Khang Điền lên 9,109%.
Tạp chí Fortune (Mỹ) lần đầu tiên công bố danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024, trong đó, Vinamilk thuộc nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên và là đại diện duy nhất của ngành sữa Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
Nổi tiếng với Fortune 500 toàn cầu, đây là lần đầu tiên tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ đưa ra danh sách cho khu vực Đông Nam Á - Fortune 500 Southeast Asia. Theo Fortune, đây là 500 công ty lớn nhất, đại diện cho một khu vực năng động - đóng góp khoảng 4.000 tỷ USD vào GDP toàn cầu và đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Danh sách Fortune 500 Đông Nam Á được xây dựng dựa trên các tiêu chí chính về doanh thu và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các khảo sát, đánh giá toàn diện về quy mô công ty, người lao động, đóng góp cho kinh tế-xã hội trên cơ sở các báo cáo chính thức, được kiểm toán.
Năm nay, 500 doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng đến từ các quốc gia là "đầu tàu" của khu vực, như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Philippines. Với doanh thu hơn 2,5 tỷ USD, Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của bảng xếp hạng, đồng thời là công ty sữa duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách này.
![]() |
Vinamilk cũng được biết đến là thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất Đông Nam Á với định giá 3 tỷ USD, theo báo cáo về thương hiệu của Brand Finance 2023.
Đông Nam Á cũng đang là một trong những thị trường chủ lực, có thế mạnh của Vinamilk. Tại đây, doanh nghiệp đầu tư loạt dự án trọng điểm, gồm: Một nhà máy tại Campuchia, một tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào và một liên doanh về thực phẩm đồ uống tại Philippines. Sản phẩm của Vinamilk đã xuất khẩu đến tất cả quốc gia khu vực ASEAN và ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể, sau đại dịch và khủng hoảng kinh tế, hàng loạt công ty đa quốc gia lớn trên thế giới đã dịch chuyển chuỗi cung ứng của họ sang khu vực này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt kết hợp với dân số trẻ và ngày càng tăng lên tới 680 triệu người, tỷ giá ổn định, khu vực này đang nổi lên như một thị trường đầy hấp dẫn.
Chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2006, đến nay, Vinamilk luôn nằm trong nhóm những công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất tại Việt Nam. So với thời điểm niêm yết, doanh thu của Vinamilk đã tăng 9 lần, vốn hóa đạt hơn 141.000 tỷ đồng và tổng cổ tức chi trả bằng tiền mặt là hơn 80.000 tỷ đồng.
![]() |
Vinamilk hiện quản lý 16 nhà máy trong và ngoài nước, 15 trang trại bò sữa, với đàn bò sữa 140.000 con, cung cấp hơn một triệu lít sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Năm 2023, doanh thu của Vinamilk đạt 60.479 tỷ và lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 10.968 tỷ đồng. Công ty duy trì thị phần dẫn đầu ngành sữa Việt Nam với hệ thống phân phối hơn 200.000 điểm bán, phủ khắp 63 tỉnh, thành phố.
Kết quả kinh doanh dự kiến 6 tháng đầu năm 2024 đang cho thấy đà tăng trưởng tích cực, khi doanh thu tăng trưởng dương ở cả mảng kinh doanh nội địa và xuất khẩu.
Tại thị trường quốc tế, Vinamilk tiếp tục cho thấy các chiến lược xuất khẩu đang đi đúng hướng. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu năm 2023 đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với năm trước. Riêng trong 5 tháng đầu năm nay, doanh thu xuất khẩu ước tăng 20% so với cùng kỳ. Lũy kế sau 25 năm xuất khẩu, Vinamilk đã khai phá thành công 60 thị trường, với tổng doanh thu đạt 3,2 tỷ USD.
Không chỉ được đánh giá cao về hiệu quả kinh doanh, Vinamilk còn là doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững, thực hành ESG tại Việt Nam. Chưa đầy một năm từ khi tiên phong công bố lộ trình tiến đến Net Zero 2050, Vinamilk đang có 3 đơn vị gồm 2 nhà máy và một trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014.
Giai đoạn chiến lược bắt đầu từ năm 2022 đến nay, Vinamilk định hướng đổi mới một cách toàn diện từ nhận diện thương hiệu, nghiên cứu phát triển sản phẩm, chuyển đổi số trên toàn bộ hệ thống, thúc đẩy phát triển bền vững… để tạo động lực tăng trưởng cho các giai đoạn phát triển mới.
Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa mua vào thành công hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu vốn tại Nhà Khang Điền lên 9,109%.
Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến bán giải chấp 2.222.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt, bắt đầu từ ngày 10/4.
Thanh tra UBCKNC ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn do không thực hiện công bố thông tin.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2025, chủ yếu dựa vào kỳ vọng phục hồi từ mảng bất động sản và duy trì sự ổn định của mảng năng lượng.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa công bố thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024 và tỉ lệ dự kiến năm 2025.
Ngày 9/4/2025, Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO, Tập đoàn CEO) thông báo Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 lần 1 không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ đông và đại diện cổ đông tham dự không đạt tỷ lệ theo quy định.
Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 8/4, ngân hàng thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Tập đoàn UOB vừa cho biết sẽ tăng vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng, lên mức 10.000 tỷ đồng.
Theo tài liệu đại hội, NKG dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch doanh thu 23.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 440 tỷ đồng, trong đó mục tiêu lợi nhuận giảm hơn 21% so với năm 2024.
Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 Công ty dệt may 50 tuổi - Garmex Sài Gòn dự kiến lỗ 42,5 tỷ đồng năm 2025.
MBS và KBSV thông báo giải chấp cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE ) và người thân.
Các công ty công nghệ tài chính (fintech) ở nước này và trên toàn cầu đang hứng chịu tác động nặng nề từ chính sách thuế quan của tổng thống Trump.
Trong năm 2024, Golden Gate đạt doanh thu thuần hơn 6.634 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm trước. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này thu về hơn 18 tỷ đồng. Song ông chủ chuỗi Gogi, Manwah...có nợ ngắn hạn tăng tới 40%, lên hơn 1.900 tỷ đồng.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.
Ông Lê Đình Thắng- Chủ tịch HĐQT DIC Holdings vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu DC4 nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.
Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình – Xuân Mai, một thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) sáng lập báo lỗ 2,3 tỷ đồng năm 2024, nợ trái phiếu gần 900 tỷ.
Tổng công ty Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã chứng khoán SAB) dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngày 24/4 tại TP. HCM. Đại hội dự kiến thông qua định hướng kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và 2025…
Tại đại hội cổ đông 2025, Xây dựng Hòa Bình dự kiến phát hành tối đa 200 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị huy động là 2.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền huy động từ đợt chào bán sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?